Lo con trượt lớp 10 công lập, phụ huynh sẵn sàng phương án dự phòng

(LĐTĐ) Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập tại Hà Nội năm nào cũng là kỳ tuyển sinh khốc liệt với chỉ khoảng 60% học sinh có thể “đặt vé” vào các trường công lập. Để dự phòng cũng như “mua” sự yên tâm, nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ ra từ vài triệu đến vài chục triệu đồng để đặt cọc “giữ chỗ” ở trường tư.
Các địa phương cần thực hiện đúng quy định việc tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội: Kiểm tra điều kiện tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 Những đối tượng được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên vào lớp 10

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã công bố số môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025. Tại Hà Nội, việc chưa rõ số môn thi cùng tỉ lệ chọi cao khiến nhiều phụ huynh có con chuẩn bị tham gia kỳ thi thấp thỏm.

Có con đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm), anh Vũ Mạnh Linh chia sẻ: “Theo kế hoạch, tháng 3/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ công bố các môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Hiện tại, đã sắp hết tuần đầu của tháng, những tôi vẫn chưa thấy thông tin gì. Bản thân tôi mong muốn các con chỉ cần thi ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Trước các con, lứa học sinh sinh năm 2007, 2008 đã thi ba môn và kết quả rất tốt. Do vậy, nếu năm nay, Thành phố quyết định thi 4 môn cũng không cần thiết”.

Lo con trượt lớp 10 công lập, phụ huynh sẵn sàng phương án dự phòng
Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm nào cũng là kỳ tuyển sinh khốc liệt với chỉ khoảng 60% học sinh có thể “đặt vé” vào các trường công lập.

Anh Linh cũng cho biết thêm, ở lớp, lực học của con anh thuộc tốp khá. Hằng ngày, gia đình anh luôn dành thời gian để bên cạnh, động viên giúp con đỡ căng thẳng, áp lực. Gia đình cũng không đặt nặng con phải thi đỗ vào trường nào. Để chắc chắn, gia đình anh cũng đã chủ động đăng ký dự tuyển cho con vào Trường THPT Đoàn Thị Điểm - một trường tư thục trên địa bàn.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Phương (có con học lớp 9 Trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình) cũng thở phào nhẹ nhõm sau khi hoàn thành việc đặt cọc cho con một suất học ở trường tư thục. “Chỉ còn mấy tháng nữa là con sẽ bước vào kỳ thi quan trọng. Học sinh thi đông, tỉ lệ đỗ thấp, năng lực con chỉ ở mức trung bình khá. Sau 2 tháng tìm hiểu, hỏi ý kiến các bậc phụ huynh qua các hội nhóm, tôi đã chọn được trường phù hợp với con. Trường yêu cầu nộp 2 triệu đồng phí nhập học, không hoàn lại. Số tiền không quá lớn nên tôi quyết định chốt cọc 1 chỗ để giảm áp lực cho con và cho cả chính mình”, chị Phương bày tỏ.

Cùng có con chuẩn bị vào lớp 10, chị Phạm Thị Ngát (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông) đã chọn Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông) làm phương án dự phòng. Chị Ngát cho biết: “Trường ngay gần nhà. Sau khu nắm bắt thông tin từ website của trường và tư vấn từ các thầy cô, tôi quyết định đăng ký dự tuyển cho con vào đây. Mức phí dự tuyển là 200 nghìn đồng/học sinh kèm học bạ THCS, giấy khai sinh. Nếu sau này con thi đỗ vào trường công thì tốt, còn không thì cũng không quá áp lực”.

Theo ghi nhận, từ nhiều năm nay, các trường THPT ngoài công lập và trường công lập tự chủ có thể chủ động xây dựng phương thức tuyển sinh với nhiều lựa chọn. Chẳng hạn: Tuyển sinh theo điểm thi của kỳ thi chung toàn Thành phố, xét học bạ, kết hợp cả hai hình thức để tuyển sinh. Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm vẫn do Sở GD&ĐT Thành phố phê duyệt.

Lo con trượt lớp 10 công lập, phụ huynh sẵn sàng phương án dự phòng
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội.

Hầu hết trường tư thục hiện nay đều có quy định, thí sinh khi đăng ký xét tuyển phải đóng phí đăng ký dự tuyển. Khoản phí này không được hoàn lại nếu học sinh không theo học. Mức phí này có sự khác biệt không nhỏ, từ vài triệu đồng/học sinh đến vài chục triệu đồng/học sinh. Chẳng hạn: Trường THPT Đoàn Thị Điểm 2 triệu đồng/học sinh, Trường THPT Archimedes Academy 23 triệu đồng/học sinh; Trường THCS - THPT Newton 12 triệu đồng/học sinh; Trường THPT Lý Thái Tổ là 11 triệu đồng/học sinh...

Các nhà trường cũng đã thông báo ngay từ đầu để phụ huynh cân nhắc thật kỹ. Điều này được cho là sẽ giúp các trường tuyển sinh được thuận lợi, giảm lượng hồ sơ ảo và lựa chọn được những học sinh có nhu cầu thực sự.

Thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024 - 2025, dự kiến toàn Thành phố có 134.942 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT, tăng 5.732 học sinh so với năm học 2023 - 2024. Về quy mô trường THPT công lập, so với năm học 2023 - 2024 (không tính trường công lập tự chủ và hiệp quản), năm học 2024 - 2025, dự kiến Hà Nội có 121 trường, tăng 2 trường.

Với việc số học sinh tăng hơn, chỉ tiêu vào trường công lập chỉ chiếm khoảng 60%, áp lực cạnh tranh của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025 được xác định là căng thẳng hơn các năm trước. Vì thế, dù chưa có thông tin chính thức về số lượng môn thi của kỳ thi này nhưng các nhà trường và gia đình đều đang dồn sức hỗ trợ học sinh về cả kiến thức, kỹ năng và tâm thế để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, trong tháng 3, Sở sẽ công bố các môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Phương án thi sẽ được triển khai bảo đảm thuận lợi nhất cho học sinh, đồng thời phù hợp với điều kiện dạy học, góp phần nâng chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ công tác quản lý minh bạch, khoa học, thống nhất trên toàn Thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để nghiên cứu, xây dựng công cụ hỗ trợ công tác tổ chức kỳ thi, đặc biệt là công cụ xác nhận nhập học trực tuyến vào lớp 10 các trường THPT nhằm tạo thuận lợi cho học sinh, gia đình học sinh; triển khai việc đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào các trường THPT tư thục…

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động