Linh thiêng hồn dân tộc giữa muôn trùng khơi
Bài 2: Ghi đậm dấu ấn Thủ đô ở Trường Sa Bài 1: Lan tỏa tinh thần “Vì Trường Sa thân yêu” Trường Sa mãi mãi trong tim |
Khoảnh khắc đặc biệt
Chị Đàm Thị Nhi - cán bộ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một trong những người may mắn được đến thăm quân dân đảo Trường Sa vào năm 2016. Nhắc đến chuyến công tác đầy ắp kỷ niệm và khoảnh khắc đặc biệt, khó quên cách đây 5 năm, chị chia sẻ: “Trong cuộc đời mình, tôi đã hàng trăm lần hát Quốc ca nhưng khi thực hiện nghi lễ chào cờ trên quần đảo Trường Sa, không gian đã làm cho từng lời ca trở nên thiêng liêng và xúc động.
Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa (Ảnh chụp năm 2017). Ảnh: B.D |
Nhìn Quốc kỳ Việt Nam tung bay kiêu hãnh trong gió, giữa nắng gió Trường Sa, tôi cảm nhận được sự vĩ đại của đất nước mình, dân tộc mình; sự hy sinh của cha ông, lớp lớp thế hệ đi trước. Để bảo vệ được biển trời quê hương, dân tộc ta đã đổ biết bao xương máu, nước mắt và mồ hôi. Và hôm nay, những người lính Trường Sa đang tiếp tục thầm lặng hy sinh, dâng hiến tuổi xanh của mình cho đất nước, cho biển đảo quê hương để chúng tôi có một cuộc sống yên bình”.
Cùng chung niềm tự hào khi được đặt chân lên quần đảo yêu dấu của Tổ quốc và tham dự nghi lễ chào cờ cùng quân dân trên đảo Trường Sa, chị Đỗ Thị Hòa - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tổng Công ty VTC, Phụ trách Cổng Thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia (1400) - chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi may mắn được đặt chân đến Trường Sa và được dự một Lễ chào cờ với cảm xúc thật đặc biệt.
Thật sự tôi không thể nào quên được khung cảnh giữa bốn bề là biển trời bao la, không khí oai nghiêm, toát lên khí thế hào hùng của dân tộc Việt Nam theo từng giai điệu bài hát Quốc ca, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột mốc chủ quyền của dân tộc như dòng máu của cả dân tộc đang cuồn cuộn dâng trào, như muôn ngàn cánh tay đang vẫy chào giữa vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc”.
Theo chị Hòa, chắc rằng bất kỳ ai đã từng dự Lễ chào cờ tại đảo Trường Sa đều không thể quên được cảm xúc thiêng liêng khi cùng các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo đứng dưới cờ Tổ quốc, cùng hát vang bài Quốc ca của dân tộc mình. Điều đó làm nên động lực to lớn đối với chúng tôi và thế hệ trẻ về trách nhiệm của mình đối với đất nước, bồi đắp niềm tự tôn dân tộc và ý chí đồng lòng giữ vững chủ quyền biển đảo.
Lá cờ khẳng định chủ quyền
Tôi là một trong những phóng viên may mắn khi được tham gia 2 chuyến công tác đến với Trường Sa, đó là vào dịp thay, thu quân, chúc Tết quân dân Trường Sa đầu năm 2015 và thăm quân dân Trường Sa cùng đoàn công tác của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vào cuối tháng 4/2017. Mỗi chuyến đi để lại cho tôi những cảm xúc khó quên khác nhau, nhưng trong 2 chuyến công tác đó, tôi vinh dự được hòa mình với quân dân Trường Sa chuẩn bị đón 2 dịp lễ lớn đó là đón chào năm mới và kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng Trường Sa.
Duyệt binh trên đảo Trường Sa. Ảnh: B.D |
Với mỗi cán bộ, chiến sĩ và quân dân Trường Sa, nghi lễ chào cờ được thực hiện đều đặn vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần và các dịp lễ, Tết dưới lá cờ Tổ quốc, bên cột mốc chủ quyền. Nhưng khi có đoàn công tác từ đất tiền ra thăm và vào những dịp lễ trọng đại trong năm như Tết, Quốc khánh... thường có thêm nghi thức duyệt binh.
9 giờ ngày 29/4/1975, lá cờ Tổ quốc đã tung bay trên hòn đảo lớn nhất, hòn đảo thứ năm và cũng là cuối cùng mà quân ngụy Sài Gòn đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân cùng lực lượng của Quân khu 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. 46 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân nói riêng, và các đơn vị trong Quân đội nói chung đã và đang đồng cam cộng khổ, nỗ lực cùng toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, góp phần xây dựng các đảo trên quần đảo Trường Sa mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về quan hệ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. |
Lần đầu được tham gia vào nghi thức chào cờ và duyệt binh trên đảo, tôi và nhiều đồng nghiệp còn vẹn nguyên cảm giác xúc động về niềm tự hào dân tộc trào dâng trong mỗi người con đất Việt. Khi lời bài hát Tiến quân ca vừa dứt, chỉ huy Lễ chào cờ dõng dạc hô vang 10 lời thề danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau mỗi lời tuyên thề vang lên trong tiếng sóng, giữa biển trời của Tổ quốc, đáp lại là tiếng hô vang “Xin thề” đanh thép, thể hiện rõ sự đoàn kết, ý chí quyết tâm gìn giữ bờ cõi, từng tấc đất, tấc biển của cán bộ, chiến sĩ nơi tiền tiêu của Tổ quốc.
Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đầy xúc động đó, tôi cảm nhận rất rõ không chỉ có thế hệ hôm nay, những người con đang đứng đây canh giữ biển trời Tổ quốc, mà còn là hồn thiêng sông núi từ ngàn xưa vọng về qua mỗi lời thề, uy nghiêm, hào sảng, thế hệ lớp lớp người con đất Việt vẫn sắt son giữ trọn một lòng “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Là người con của Thủ đô Hà Nội, từng có 18 năm làm nhiệm vụ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Thượng úy Nguyễn Viết Tưởng (xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), hiện đóng quân ở đảo Sinh Tồn chia sẻ: Với mỗi người lính, được tham gia vào nghi thức thượng cờ, hạ cờ, chào cờ trên đảo đều có cảm xúc riêng, xúc động, xen lẫn tự hào.
“Lá cờ Tổ quốc là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay ở đâu, là khẳng định chủ quyền Việt Nam, bản sắc dân tộc Việt Nam ở đó. Bởi thế, khi ra đến Trường Sa, mỗi lần hát Quốc ca dưới lá cờ Tổ quốc uy nghiêm, vững vàng trong nắng gió giữa trùng khơi, bên cột mốc chủ quyền, với tôi và các đồng đội, đó vừa là niềm tự hào vừa nhân lên trách nhiệm, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, Thượng úy Nguyễn Viết Tưởng bày tỏ./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04