Trường Sa mãi mãi trong tim

(LĐTĐ) Tháng Tư là mùa biển lặng nhất trong năm. Có lẽ vì thế mà tháng Tư năm nào cũng vậy, đất liền dồn yêu thương cho Trường Sa bằng nhiều chuyến tàu ra thăm quần đảo hơn những tháng khác. Ai đã một lần đến Trường Sa, cứ mỗi độ tháng Tư về hẳn lại thấy nhớ da diết Trường Sa. Đã nhiều năm trôi qua, kể từ ngày được đi thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa, nhưng mỗi khi nói về chuyến đi đó, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng không giấu được những cảm xúc tự hào, thân thương đối với Trường Sa.
Trường Sa biển đảo quê hương Hà Nội: 205 đơn vị ủng hộ hơn 44,2 tỷ đồng vào Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2020

Cảm xúc tháng Tư ở Trường Sa

Tôi từng rất nhiều lần gặp Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng bên hành lang các cuộc hội họp, nhưng những khi ấy anh rất tất bật, mải miết với công việc nên tôi chưa có cơ hội nói chuyện nhiều với anh. Mãi đến những ngày đầu tháng Tư này, được Ban Biên tập giao nhiệm vụ viết bài cho Tháng Công nhân, duyên đưa đẩy thế nào tôi có cuộc nói chuyện rất dài với anh. Trong cuộc chuyện ấy, đan xen giữa công việc, anh kể cho tôi nghe chuyến hải trình đi Trường Sa đầy ấn tượng, để tôi nhận ra anh có không ít tài lẻ về ký họa và làm thơ.

Trường Sa mãi mãi trong tim
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng trong dịp công tác ở Trường Sa.

Đưa tôi xem tập ký họa về Trường Sa, về những nơi anh đến trên các đảo, anh bảo các bức vẽ ký họa đó đều xuất phát từ những cảm xúc thiêng liêng nhất trong anh. Có lẽ vì sự chân thực trong cảm xúc nên trong cuộc thi do Ban Tổ chức chuyến đi dành cho tất cả thành viên trong đoàn quanh chủ đề về Trường Sa, anh đã nhận giải Nhất thi ký họa và giải Khuyến khích thi sáng tác thơ. Dù ký họa song qua những nét vẽ của anh, tôi vẫn hình dung rõ hình ảnh chiến sĩ trẻ đầy cương nghị canh giữ đảo Trường Sa Đông; nét thanh bình ở đảo chìm Tiên Nữ - nơi đón bình minh đầu tiên của đất nước; sức sống rực rỡ của hoa bàng vuông nơi đảo Sinh Tồn Đông, đảo tuyến đầu của quần đảo Trường Sa…

Ngược dòng suy tưởng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đinh Hùng kể, tháng Tư năm 2017, anh tham gia đoàn công tác của Hà Nội thăm và làm việc với cán bộ chiến sĩ quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành trình chủ yếu trên biển ấy kéo dài từ ngày 17 đến ngày 26. Lần đầu đặt chân đến vùng đất xa giữa biển trời mênh mông của Tổ quốc, đi qua 11 đảo lớn nhỏ trong suốt hành trình nhưng ở nơi đâu anh cũng cảm nhận được sự gần gũi, thân thương, ruột thịt.

Đối với anh, chuyến đi này vô cùng đặc biệt. Giữa biển cả mênh mông, nơi chỉ có những con sóng bạc đầu, gặp những người lính đảo ngày đêm canh giữ biển trời, anh và các thành viên trong đoàn có rất nhiều cảm xúc. Đoàn Hà Nội đi vào cuối tháng Tư, với miền Bắc chưa phải là đỉnh điểm của nắng nóng, nhưng giữa bao la biển khơi, cái nắng chớm hè cũng đã rất dữ dội. Vượt qua hải trình hàng trăm hải lý, đoàn đã tận mắt nhìn ngắm, tận tay chạm vào đất, hít thở vị nồng ngái đậm mùi biển cả của vùng đảo thiêng liêng. Ở đây có thừa sóng, thừa gió, mây trời, thừa bộn bề khó khăn cho những người lính trẻ, nhưng ý chí kiên cường, tình yêu Tổ quốc luôn hiện hữu trên những khuôn mặt rám nắng, kiêu hãnh.

Anh Lê Đình Hùng tâm sự: Đời người, ai cũng mong một lần được đặt chân đến nơi đầu sóng ngọn gió này, vậy nên khi được đặt chân lên đây, được nếm vị mặn chát của nước biển chúng tôi tràn dâng nhiều cảm xúc khó tả. Qua thăm hỏi, giao lưu với các chiến sĩ ở Trường Sa, chúng tôi rất tự hào trước ý thức trách nhiệm, tình yêu của những người lính đối với mỗi hòn đá, mỗi con sóng, mỗi tấc đất của Tổ quốc giữa nắng gió và bão tố biển khơi. Những người lính tuổi đời quá trẻ, có người đã có gia đình, người chưa có bạn tâm tình. Những khó khăn, thiếu thốn của đời sống vật chất và tinh thần không làm các chiến sĩ nhụt chí mà như bồi đắp thêm sức mạnh, ý chí chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.

Trong hải trình 10 ngày ra thăm đảo, đoàn đã dừng chân ở nhiều điểm, như đảo Tiên Nữ, đảo Cô Lin, Sinh Tồn, Đá Đông, Trường Sa lớn… 4 năm qua, dù liên miên với bộn bề công việc, nhưng mỗi khi nhắc đến chuyến đi này anh Hùng vẫn nhớ như in những hình ảnh không thể nào quên tại mỗi điểm dừng chân. Tại mỗi điểm đảo, anh đều được chứng kiến hình ảnh kiên cường, kiêu hãnh của các chiến sĩ hải quân và những ánh mắt trẻ thơ, trong trẻo của lũ trẻ sinh ra và lớn lên trên đảo.

Mỗi khi gặp gỡ, giao lưu với các chiến sĩ và nhân dân sinh sống trên đảo, các thành viên trong đoàn và các chiến sĩ cùng hoà giọng hát vang những giai điệu thấm đẫm khí phách hào hùng của Tổ quốc: “Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình/ Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá/ Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả/ Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây…. Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi/ Mấy ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ/ Ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã/ Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông…”.

Những giai điệu tự hào vẽ lên hình hài Tổ quốc, thôi thúc tinh thần quật khởi và tình yêu dân tộc. Anh Hùng tâm sự: “Đến Trường Sa mới thấy mình thật nhỏ bé trước biển đảo Tổ quốc. Cái quan trọng nhất đọng lại trong mình là sự khâm phục. Khâm phục cha ông ta ngày trước, các chiến sĩ và nhân dân ngày nay đã và luôn kiên cường giữ vững chủ quyền Tổ quốc”.

Anh kể, khi thăm nhân dân sống trên đảo, các cháu nhỏ dường như không biết lạ, quấn quít kể cho các chú nghe những câu chuyện về cuộc sống mộc mạc trên đảo. Cuộc sống ở đảo không ồn ào, đông đúc náo nhiệt như ở đất liền, không tiện nghi, hiện đại nhưng cái chân thật, cái đẹp và niềm hạnh phúc không vì thế mà thiếu vắng. Hạnh phúc bắt gặp ở đây ở cái bắt tay rất chặt, là nụ cười toả nắng, là nếp sống bình dị.

Giữa dài rộng vô tận của biển cả mới cảm nhận được cái quý giá của giọng nói, tiếng cười, sự trân quý của những lời động viên chia sẻ. Bên cạnh đó là hình ảnh những chiến sĩ giản dị, mạnh mẽ triển khai những công việc thường nhật nhưng lại mang dấu ấn chủ quyền biển đảo, như chăm tưới vườn rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm, quét dọn sân nhà, tập trận, thay ca đổi gác với kỷ luật quân đội nghiêm minh. Những người lính và nhân dân sinh sống trên đảo chính là minh chứng rõ nét nhất vùng trời này, thềm lục địa này là của Việt Nam.

Trong câu chuyện Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố chia sẻ, tôi cảm nhận anh rất ấn tượng đối với thời khắc dự lễ chào cờ trên đảo. Khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên tung bay trước gió, nổi bật trên nền trời xanh bao la, giai điệu quốc ca trầm hùng vang lên, tình yêu Tổ quốc dường như nhân lên gấp bội. Với Lê Đình Hùng, anh đã từng dự rất nhiều lễ chào cờ, nhưng khi nói về lễ chào cờ ở Trường Sa, anh chia sẻ: Dự nghi lễ chào cờ ở Trường Sa mới thấy Tổ quốc ta thật vĩ đại, nhân dân ta thật anh hùng. Trong mỗi người đều tự thôi thúc muốn nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm với xã hội, Tổ quốc và nhân dân.

Trong chuyến công tác ấy, anh Hùng còn nhớ và vô cùng ấn tượng khi vào viếng các ngôi mộ vô danh, các mộ liệt sĩ. Nhiều người còn rất trẻ đã hi sinh cho Tổ quốc. Và đặc biệt hơn là đêm dâng hương tưởng niệm gữa mênh mông biển trời. Một không khí thành kính thiêng liêng và vô cùng xúc động bao trùm khi đoàn lắng nghe diễn văn tưởng niệm.

Mọi người trong đoàn công tác ai nấy đều lặng đi rất lâu trong tiếng nhạc buồn mênh mông. Nhiều người xúc động không cầm được nước mắt. Những vòng hoa ngút ngàn hương khói, những bông hoa tươi… được thả xuống biển cùng với những lời khấn cầu hương hồn các liệt sĩ siêu thoát. Ai nấy dường như đều thấy mắt cay. Tiếc thương các anh vô cùng. Đau đớn vô cùng. Nhưng cũng tự hào vì các anh. Các anh ở đây, hoà mình vào biển khơi muôn trùng sóng, tưởng cô đơn mà không cô đơn, bởi 90 triệu con dân đất Việt trong đất liền luôn hướng về các anh.

Mỗi phút giây trên đảo đều đáng quý

Anh Hùng cho biết, do hải trình phải trải qua nhiều đảo chìm, đảo nổi nên thời gian mỗi lần tàu vào thăm các đảo thường rất ngắn. Bởi vậy, mỗi khi ghé đảo ai nấy đều tận dụng tối đa những phút gặp gỡ trân quý với các chiến sĩ. Dưới tán bàng vuông rợp bóng xanh má, anh và những thành viên trong đoàn đã có những phút giây hàn huyên cùng các chiến sĩ trẻ. Những người chiến sĩ ấy đều rất tự tin và có kiến thức. Tháng ngày sống, huấn luyện, công tác và sẵn sàng chiến đấu vô cùng căng thẳng nhưng càng tôi luyện thêm ý chí quyết tâm, thêm chắc tay súng, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Khi biết ai đó trong đoàn cùng quê, các chiến sĩ đều dành những cái ôm thật chặt, như được ôm chính người thân của mình.

Trường Sa mãi mãi trong tim
Những bức tranh ký họa đong đầy nỗi nhớ Trường Sa.

Nếu ai đã từng một lần đặt chân đến quần đảo Trường Sa thì chắc chắn khó có thể quên những loài cây như Phong ba, muống biển... Với mỗi một chuyến đi xa, ai cũng muốn có món quà gì đó làm kỷ niệm, nhất là đối với Trường Sa. Anh Lê Đình Hùng cũng vậy, nhưng anh lại tìm cho bản thân những kỷ niệm không đơn thuần là hiện vật ấy. Anh nhờ những lời thơ để mang đến nơi sâu nhất trong tâm hồn những ký ức về Trường Sa.

Mỗi khi lên đảo thăm các chiến sĩ và nhân dân trên đảo về, anh Hùng lại ghi nhật ký bằng thơ, ký họa. Đọc cho tôi nghe bài “Trường Sa mãi trong em”, anh bảo đó là sự gửi gắm đầy trân quý của anh với biển đảo, với những người chiến sĩ.

“Khi chưa đến Trường Sa

Em luôn luôn tự hỏi

Trường Sa chắc xa lắm

Từng đợt sóng trào dâng

Ồn ào và dữ dội

Sóng cuộn tít chân trời

Biển rộng không bến bờ

Chắc cô đơn lắm nhỉ?

Nay được đến Trường Sa

Em thấy yêu biết mấy

Biển đảo của quê hương

Giữa trùng khơi sóng vỗ

Có anh người lính đảo

Đón phong ba bão táp

Chắc tay súng ngày đêm

Cho Việt Nam độc lập…”.

Ngoài trích đoạn trên, tôi đã nghe anh đọc hết bài thơ và dường như “thấm” hơn nghĩa của từng từ để đủ hình dung thấy một Trường Sa luôn bất khuất, kiên cường. Anh cười và nói với tôi: “Trường Sa mãi mãi trong tim tôi”. Nhớ về Trường Sa nhiều nên đến nay, trong điện thoại anh vẫn lưu giữ nhiều bức ảnh nơi đây, đôi khi bộ nhớ đầy, anh xoá thứ khác chứ không xóa đi một bức nào, từ cảnh bình minh đến người lính trồng rau xanh, thả bè cá…

Trường Sa mãi mãi trong tim

“Anh muốn ra Trường Sa nữa không?” Trả lời câu hỏi của tôi, chẳng chút đắn đo anh quả quyết: Đi chứ! Phải. Có đi Trường Sa mới biết, một tấc đất ở đảo quý giá và thiêng liêng. Mỗi hòn đá, cây xanh, công trình ở đảo đều thấm đượm giọt mồ hôi lẫn máu của bao thế hệ người Việt Nam. Đảo xanh ngàn đời nay vẫn thế, qua mưa nắng Trường Sa vẫn kiêu hãnh và vững vàng giữa trùng dương sóng vỗ.

Bích Ngọc – Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động