Liên tiếp bắt các vụ nhập lậu thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn biến phức tạp, một số đối tượng đã nhập lậu các mặt hàng y tế không qua kiểm định. Để qua mắt lực lượng chức năng, các đối tượng thường lợi dụng mạng xã hội làm nơi buôn bán, sau đó, tìm những địa điểm đang xây dựng, địa hình đi lại khó khăn, sâu trong các ngõ nhỏ để làm nơi cất giấu hàng hóa.
Thu giữ lô thuốc ARBIDOL, AREPLIVIR trôi nổi, chưa kiểm định chất lượng [Infographic] Danh mục 7 nhóm thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà Huy động nhân dân ứng trực giúp xã, thôn, khu phố thành "pháo đài" kiểm soát dịch bệnh

Thu giữ số lượng lớn thiết bị phòng, chống dịch Covid-19 không rõ nguồn gốc

Thời gian qua, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội liên tiếp phát hiện, thu giữ các mặt hàng thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 như thuốc điều trị Covid-19, máy trợ thở, bộ kit test nhanh Covid-19, bình oxy,... không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Các mặt hàng này chủ yếu là hàng trôi nổi, xách tay, chưa được kiểm định chất lượng và chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Điển hình, vào khoảng 17h ngày 2/9, tại khu B1 Làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an thành phố Hà Nội) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã khám xét một ô tô con màu đỏ, phát hiện trên xe đang vận chuyển gần 500 hộp thuốc điều trị Covid-19. Tại thời điểm kiểm tra, chủ xe là N.T.H (sinh năm 1979, trú tại quận Cầu Giấy) chưa xuất trình được hóa đơn, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số thuốc trên. Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ do nước ngoài sản xuất, không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Trên thị trường, hiện nay, mỗi hộp thuốc như vậy đang được các đối tượng giao dịch với giá dao động từ 3 đến 3,5 triệu đồng tùy loại. Lực lượng chức năng đã niêm phong và thu giữ toàn bộ số thuốc trên để tiếp tục xác minh.

Liên tiếp bắt các vụ nhập lậu thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc
Lực lượng chức năng kiểm đếm số lượng thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc.

Trước đó, vào ngày 31/8, sau khi kiểm tra đột xuất một điểm tập kết, kinh doanh hàng hóa tại đường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Đội 4 Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Công an thành phố Hà Nội) và Đội Quản lý thị trường số 6 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) cũng đã phát hiện hàng trăm hộp thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ. Quá trình làm việc với lực lượng chức năng, chủ cơ sở là ông T.V.A (41 tuổi, quê ở Hải Dương) không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc số thuốc. Số thuốc điều trị Covid-19 bị thu giữ gồm 2 loại 40 viên/hộp và 10 viên/hộp.

Công an thành phố Hà Nội đã phát đi cảnh báo về tình trạng thời gian gần đây có một số đối tượng quảng cáo, mua bán các loại thuốc điều trị Covid-19 qua mạng xã hội như ARBIDOl, AREPLIVIR... nhưng hầu hết là hàng trôi nổi, chưa được kiểm định chất lượng, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ do nước ngoài sản xuất. Ông A. khai nhận bản thân không biết gì về y dược, chủ yếu thu mua các hộp thuốc “trôi nổi” trên mạng xã hội với giá từ 100.000 đến 1 triệu đồng tùy loại, sau đó, rao bán lại trên mạng với giá gấp đôi.

Cách đó không lâu, ngày 27/8, Đội Quản lý thị trường số 15 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Công an quận Hoàng Mai cũng đã phát hiện một lô hàng có nhiều dấu hiệu nghi vấn được đặt trước sảnh tòa CT16 khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai. Bà N.H.P. (45 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) là người có mặt tại thời điểm đó cùng lô hàng. Nhanh chóng tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 50 hộp thuốc hiệu ARBIDOL 10 viên/hộp và 3 hộp thuốc AREPLIVIR 40viên/hộp. Số thuốc này bà P. không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Tại cơ quan công an, bà P. khai thu mua số thuốc trên qua mạng xã hội với giá 180.000 đồng/hộp ARBIDOL và 2,9 triệu đồng/hộp AREPLIVIR. Người phụ nữ cho biết hai loại thuốc này sẽ làm ức chế vi rút, tăng cường đề kháng, giảm lây nhiễm và điều trị Covid-19, được sử dụng nhiều tại Nga.

Liên tiếp bắt các vụ nhập lậu thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc
Tại cơ quan công an, một số đối tượng khai nhận thu mua thuốc điều trị Covid-19 từ nhiều nguồn khác nhau để về bán kiếm lời dù biết các loại thuốc này không được các cơ quan y tế cấp phép lưu hành.

Ngày 16/8, Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, Công an huyện Hoài Đức đã kiểm tra xe ô tô mang BKS 12C-062.98 đang giao nhận hàng hóa tại đường nội bộ - khu đất dịch vụ thuộc xã An Khánh, huyện Hoài Đức, phát hiện trên xe có một số lượng lớn hàng hóa gồm 50 thùng, mỗi thùng có 20 bộ van máy thở với tổng cộng 1.000 sản phẩm do nước ngoài sản xuất, không rõ chất lượng. Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ số thiết bị này đều không có nhãn phụ tiếng Việt, chưa có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng và chưa được cấp phép lưu hành, không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Ngày 3/8, qua tuần tra kiểm soát dịch tại khu vực Khu đô thị Ciputra, Bắc Từ Liêm, Đội Cảnh sát kinh tế (Công an quận Bắc Từ Liêm) cũng đã phát hiện đối tượng P.A.T (sinh năm 1992, trú tại Thái Nguyên) đang giao hàng là các bộ test nhanh SARS-CoV-2 do nước ngoài sản xuất có nhiều dấu hiệu nghi vấn. Qua điều tra và kiểm đếm, bước đầu xác định lô hàng có 1.000 bộ test nhanh SARS-CoV-2. Đặc biệt, tại cơ quan công an, đối tượng P.A.T đã khai nhận nguồn gốc số test nhanh SARS-CoV-2 được thu mua gom về Việt Nam từ nhiều nước và không có hóa đơn chứng từ, không được các cơ quan y tế cấp phép lưu hành.

Vào tháng 7, Đội Quản lý thị trường số 14 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Đội Chống buôn lậu - Phòng PC03 (Công an thành phố Hà Nội) kiểm tra và tạm giữ hàng nghìn que test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ tại 2 cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân.

Liên tiếp bắt các vụ nhập lậu thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc
Người dân cần hết sức thận trọng trước những loại thuốc điều trị Covid-19 không bảo đảm các yêu cầu cấp phép của Bộ Y tế.

Theo Trung tá Nguyễn Thành Trung - Phó Đội trưởng Đội 4 - Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an thành thành phố Hà Nội), hiện nay, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, một số người đã nhập lậu các mặt hàng y tế không qua kiểm định, không đảm bảo chất lượng vào thị trường, không bảo đảm các yêu cầu cấp phép của Bộ Y tế, nếu tiêu thụ ra thị trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Anh Hà - Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng cho biết, để qua mắt lực lượng chức năng, các đối tượng thường lợi dụng mạng xã hội làm nơi buôn bán, sau đó, tìm những địa điểm đang xây dựng, địa hình đi lại khó khăn, sâu trong các ngõ nhỏ để làm nơi cất giấu hàng hóa.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 1/9, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19 về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19.

Liên tiếp bắt các vụ nhập lậu thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra túi thuốc phát cho người mắc Covid-19.

Theo Cục Quản lý dược, qua kiểm tra thực tế và phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, thời gian qua vẫn xảy ra hiện tượng một số tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19 không rõ nguồn gốc, thuốc giả; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng quy định, quảng cáo quá công dụng của thuốc, đặc biệt trên các trang thông tin điện tử và các nền tảng mạng xã hội; lợi dụng tình hình dịch Covid-19 ngày càng phức tạp để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.

Vì vậy, nhằm tiếp tục góp phần làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung, đặc biệt là thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo các thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19. Xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng quy định, quảng cáo quá công dụng của thuốc; tăng giá thuốc bất hợp lý. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kịp thời lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Cùng với đó, Sở Y tế các địa phương chỉ đạo hệ thống các cơ quan giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn tăng cường lấy mẫu kiểm tra chất lượng đối với các thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19; trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc, đặc biệt là các thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19, Cục Quản lý dược đề nghị thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc; tuân thủ đầy đủ các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc; thực hiện bình ổn giá các thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.

Cần tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế

Bác sĩ Nguyễn Công Định công tác tại Bệnh viện 30/4, người trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân Covid-19 khuyến cáo, về thuốc điều trị Covid-19, người dân cần tuyệt đối tin tưởng vào Bộ Y tế, không tự ý mua sử dụng những loại thuốc trôi nổi trên thị trường.

"Thay vì mua các loại thuốc trôi nổi trên thị trường, người dân hãy tuân thủ và thực hiện theo các hướng dẫn đã được ngành y tế công bố. Trong đó, có một số loại thuốc có thể sử dụng tại nhà như: Thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng), thuốc kháng vi rút và các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định,... Cần lưu ý, chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong trường hợp người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ", bác sĩ Nguyễn Công Định nhấn mạnh.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Công Định, người dân cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo từ môi trường mạng internet về thuốc điều trị Covid-19. Bởi hiện nay, phương pháp phòng, chống Covid-19 tối ưu nhất chính là “5K + vắc xin”.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với số tiền 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại huyện Diễn Châu.
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

(LĐTĐ) Vụ việc được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện trong thời gian triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024...
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.

Tin khác

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động