Xử lý Tội phạm kinh tế

Lấy “roi vọt” của thị trường thay thế hình phạt

Theo ông Đinh Thế Hưng (Trưởng phòng Pháp luật hình sự - Viện Nhà nước và Pháp luật – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam): “Hãy lấy “roi vọt” của thị trường thay cho hình phạt, lấy trừng phạt bằng kinh tế (phạt tiền) thay cho tước bỏ tự do đối với các tội phạm về kinh tế. Đó là xu hướng của hình luật”.
Đưa kiến thức pháp luật đến với người lao động
Trang phục bị cáo tại tòa: Giảm tính nghiêm minh của pháp luật
Trên 8.000 vụ việc pháp luật hình sự có liên quan đến HS-SV
Người vô hình trong pháp luật Việt Nam – họ là ai?

PV: Ông đánh giá thế nào khi thời gian qua liên tục xảy ra các vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trong?

Ông Đinh Thế Hưng: Trong tất cả các bản án, dù kết tội các bị cáo bằng chế tài nghiêm khắc, các cơ quan tư pháp đều không quên kiến nghị việc hoàn thiện pháp luật, chấn chỉnh quản lý trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh Hiến pháp, hệ thống pháp luật về kinh tế, pháp luật hình sự cũng cần có sự điều chỉnh để phù hợp trong lộ trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế quy định tại chương XVI Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành. Thể chế kinh tế là trạng thái, trật tự được thiết lập bởi các quy tắc mà trong đó các hoạt động kinh tế vận hành. Không phải là tất cả nhưng luật pháp, bao gồm luật hình sự, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên trạng thái, trật tự đó. Nếu sự điều chỉnh quá chặt chẽ và rộng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, nhà quản lý và ảnh hưởng đến sự thông thoáng của thể chế kinh tế, tạo sự bất an trong hoạt động kinh tế. Nhưng nếu lỏng sẽ dẫn đến nhờn luật và gia tăng tội phạm. Luật hình sự có độ “phủ sóng” tới tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực liên quan tới kinh tế như sở hữu, kinh doanh, phân phối, sử dụng nguồn tài nguyên... và cả hoạt động của nhân viên công quyền trong lĩnh vực này. Buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh... cũng như nhiều tội phạm khác trong lĩnh vực kinh tế tồn tại trong luật hình sự của rất nhiều quốc gia. Nhưng quy định về nó thế nào và trừng phạt nó ra sao thì không phải quốc gia nào cũng giống nhau. Có thể giải thích việc này từ góc độ quan niệm và sự vận hành thực tế của thể chế kinh tế từng quốc gia.

Lấy “roi vọt” của thị trường  thay thế hình phạt
Xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty Vifon

PV: Ông có ủng hộ dự thảo quy định theo hướng, chuyển hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế sang hành vi cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể?

Ông Đinh Thế Hưng: Từ khi đổi mới đến nay chúng ta đã có hai BLHS. Sự thay thế bộ luật này bằng bộ luật kia phản ánh nhiều khía cạnh, trong đó có việc thay đổi các quy định về tội phạm và hình phạt để phù hợp với thể chế kinh tế mới. Hàng loạt những tội phạm hiện diện trong BLHS 1986 phản ánh thể chế kinh tế cũ, đã không còn trong BLHS 1999. Ví dụ như tội lạm sát gia súc, ảnh hưởng đến sức kéo trong nông nghiệp. Không đánh giá đúng sai nhưng rõ ràng tội phạm đó không có cơ sở tồn tại trong thể chế kinh tế thị trường với quy luật cung cầu. Luật hình sự tác động đến thể chế kinh tế chẳng qua là một biểu hiện can thiệp của nhà nước vào thị trường, nói rộng hơn là nhà nước nằm ở đâu trong thể chế kinh tế thị trường, cái mà lâu nay người ta vẫn tranh luận. Xét cho cùng đây là vấn đề của luật công và luật tư trong thể chế kinh tế.

Theo báo cáo của ông Trần Trọng Lượng (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an) tại hội nghị báo cáo viên tháng 3/2015, tội phạm về kinh tế, tham nhũng tiếp tục diễn ra nghiêm trọng. Nổi lên là tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng gây thất thoát tài sản đặc biệt lớn. Tình trạng sở hữu chéo, thâu tóm, lũng đoạn ngân hàng phục vụ cho “lợi ích nhóm” tiếp tục gây tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia cũng như cả nền kinh tế. Thủ đoạn chủ yếu là nhóm cổ đông có ảnh hưởng chi phối tại các ngân hàng thương mại cổ phần sử dụng tiền huy động được của ngân hàng chuyển cho các công ty “sân sau” phục vụ lợi ích các nhóm như đầu tư chứng khoán, bất động sản, thâu tóm ngân hàng...

Hình luật cần ổn định nhưng thể chế luôn bám theo sự năng động khó lường của thị trường. Tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS hiện hành) là tội phạm đang gây tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, cần bỏ tội này ra khỏi BLHS. Bởi lẽ, trong cấu thành của tội này người ta phải dựa vào các quy định về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau để định tội. Các quy định về quản lý kinh tế thì vô cùng đa dạng, phức tạp và thay đổi liên tục nhiều khi không theo kịp thực tế đời sống. Văn bản chồng văn bản, văn bản không rõ ràng, thậm chí có khoảng trống khiến cho người áp dụng pháp luật lúng túng và tranh cãi về sự mập mờ của tội danh nào đó là điều dễ hiểu.

Chính vì vậy, tôi nhất trí với dự thảo quy định theo hướng, chuyển hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế quy định tại điều 165 BLHS hiện hành sang thành các hành vi cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể. Đó là các tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, tài chính, chứng khoán, môi trường, cạnh tranh, ngân hàng… Bởi đối với các lĩnh vực này, hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm lợi ích tư mà còn lợi ích công.

Về chủ thể của tội phạm và trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Thể chế kinh tế thị trường cần thông thoáng và sự thỏa thuận được ưa thích hơn là sự can thiệp của công quyền, nhưng hình luật mang tính quyền lực nhà nước với sự trừng trị là thuộc tính. Chính vì vậy cần ưu tiên bảo vệ các chủ thể phi nhà nước khi chúng bị xâm hại bằng sự thỏa thuận và đền bù hơn là hình phạt. Luật hình sự chỉ ra tay bảo vệ khi có hành vi xâm phạm lợi ích và trật tự công hoặc dành cho người trong bộ máy công quyền gây ra. Chính vì vậy chúng tôi kiến nghị , đối với tội cố ý làm trái cần thu hẹp phạm vi chủ thể chỉ là những người có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp nhà nước. Hãy lấy “roi vọt” của thị trường thay cho hình phạt, lấy trừng phạt bằng kinh tế (phạt tiền), thay cho tước bỏ tự do đối với các tội phạm về kinh tế. Đó là xu hướng của hình luật. Mở rộng hình phạt tiền và hạn chế phạt tù là phương án được nhiều người đề cập.

PV: Còn những tội nào cần phải loại ra khỏi BLHS, thưa ông?

Ông Đinh Thế Hưng: Có, tội đầu cơ, cho vay nặng lãi, tín dụng đen cần loại bỏ trong BLHS. Tội này đang tồn tại trong BLHS nhưng thực tế xử lý tội này không nhiều. Bởi lẽ, nếu thị trường thông thoáng trong giao lưu, Nhà nước phản xạ nhanh trong điều tiết hàng hóa và quản lý thì cơ hội để mua vét hàng hóa bán lại với giá cắt cổ không có cơ sở để tồn tại. Tương tự như vậy đối với tội cho vay nặng lãi và tín dụng đen sẽ không có lý do xuất hiện khi hệ thống ngân hàng dồi dào thanh khoản, lãi suất hấp dẫn và có thủ tục dễ dàng cho người ta tiếp cận vốn... Từ đó cho thấy hình phạt không phải là cái duy nhất để hạn chế một tội phạm nào đó. Cái quan trọng vẫn là tiêu diệt những nền tảng tồn tại của tội phạm kinh tế trước khi điều chỉnh bằng Bộ luật Hình sự.

Hoàng Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Khởi tố vụ cháy nhà ở Trung Kính khiến 14 người tử vong

Khởi tố vụ cháy nhà ở Trung Kính khiến 14 người tử vong

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ cháy làm 14 người chết tại khu nhà trọ ở phố Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Chủ tịch thị xã Cửa Lò bị bắt giam do sai phạm về thu hồi, bố trí đất tái định cư

Chủ tịch thị xã Cửa Lò bị bắt giam do sai phạm về thu hồi, bố trí đất tái định cư

(LĐTĐ) Tối 24/5, Công an tình Nghệ An cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 5 cán bộ của thị xã Cửa Lò.
Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố

Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố

(LĐTĐ) Ngày 24/5, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC) và các bị cáo trong vụ án tại Trung tâm công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh.
TP.HCM: Xử phạt 3 người vì phát tán nội dung xuyên tạc, bịa đặt

TP.HCM: Xử phạt 3 người vì phát tán nội dung xuyên tạc, bịa đặt

(LĐTĐ) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có các quyết định xử phạt với 3 người cùng ngụ ở chung cư Sunrise City Central (phường Tân Hưng, quận 7) vì hành vi phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt.
Khởi tố nguyên Quyền Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Khởi tố nguyên Quyền Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan; khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với 9 bị can liên quan để điều tra, làm rõ.
Vi phạm kinh doanh xăng dầu, 2 doanh nghiệp ở Phú Thọ bị xử phạt 120 triệu đồng

Vi phạm kinh doanh xăng dầu, 2 doanh nghiệp ở Phú Thọ bị xử phạt 120 triệu đồng

(LĐTĐ) Kinh doanh xăng dầu không có giấy phép; vi phạm trong việc ký hợp đồng với đại lý bán lẻ xăng, dầu không đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định, 2 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là Công ty Cổ phần Sunseaco Việt Nam và Công ty TNHH Tấn Lộc Phú Thọ, vừa bị lực lượng chức năng xử phạt vi phạm hành chính 120 triệu đồng.
TP.HCM: Bắt nữ DJ và bạn trai trộm cắp nhiều tài sản giá trị

TP.HCM: Bắt nữ DJ và bạn trai trộm cắp nhiều tài sản giá trị

(LĐTĐ) Trong nhiều tháng liền, Tuyến và Thương đã thực hiện nhiều vụ trộm trên địa bàn thành phố Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lấy đi nhiều tài sản có giá trị.
Xử phạt nhiều công ty chứng khoán

Xử phạt nhiều công ty chứng khoán

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa xử phạt một số công ty chứng khoán với số tiền từ hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng.
Phát hiện gần 200kg thịt gà không rõ xuất xứ tại Thái Nguyên

Phát hiện gần 200kg thịt gà không rõ xuất xứ tại Thái Nguyên

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện, xử lý và tiêu hủy gần 200kg thịt gà không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, tại khu vực chợ Cầu Mây, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.
Tổ công tác 141 bắt giữ 2 đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy

Tổ công tác 141 bắt giữ 2 đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy

(LĐTĐ) Sáng 22/5, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội, cho biết, tổ công tác Y9/141 đã liên tiếp phát hiện 2 vụ, bắt giữ 2 đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy…
Xem thêm
Phiên bản di động