Đưa kiến thức pháp luật đến với người lao động
Thiếu hiểu biết, thiệt quyền lợi
Có thâm niên công tác 7 năm tại một DN tư nhân chuyên nhập khẩu, phân phối các sản phẩm sữa đặt tại địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) và tham gia đóng BHXH liên tục từ đó đến nay, nhưng vừa qua, khi xin thôi việc, chị Nguyễn Thị Ngọc nhân viên DN này không được thanh toán bất cứ một khoản gì ngoài tiền lương thời gian chị đã làm việc tại đó. Do không hiểu rõ quyền lợi mình được hưởng nên chị Ngọc cũng không thắc mắc, đòi hỏi gì, chỉ đến khi theo dõi buổi tọa đàm trực tuyến về pháp luật lao động trên một tờ báo điện tử, chị Ngọc mới vỡ lẽ rằng, khi người lao động đã làm việc thường xuyên trong DN từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì người sử dụng LĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương (nếu có). Ngoài ra, NLĐ còn được nhận các khoản tiền khác như: Tiền những ngày nghỉ phép hàng năm (nếu còn) mà trong thời gian làm việc chưa nghỉ; các khoản trợ cấp hoặc các quyền lợi vật chất khác quy định tại Thỏa ước lao động tập thể của DN (nếu có); được nhận sổ lao động; được nhận lại sổ BHXH và được hưởng quyền lợi về BHXH theo quy định của Nhà nước. Nắm được quy định này, chị Ngọc trở lại yêu cầu cơ quan cũ thanh toán các khoản trên.
Dẫu sao, chị Ngọc vẫn may mắn khi đã đòi lại được quyền lợi của mình. Trong nhiều trường hợp khác, vì không nắm rõ những quy định của pháp luật, NLĐ đành chấp nhận mất trắng quyền lợi. Như trường hợp của Nguyễn Ngọc Tuấn (quê Hoài Đức) Hà Nội. Quá khao khát có được việc làm, nên khi được nhận vào làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân trong Cụm công nghiệp Từ Liêm chỉ bằng một thỏa thuận miệng, Tuấn vẫn mừng như bắt được vàng. Làm việc miệt mài từ 8 sáng đến 19h chiều, cả tuần chỉ có một ngày nghỉ, không BHYT, BHXH nhưng với Tuấn “có việc làm, có thu nhập là tốt rồi, cần gì phải đòi hỏi này nọ”. Thế rồi, bỗng nhiên, công ty gặp khó khăn, trong số các lao động bị cắt giảm có cả Tuấn. Tệ hại hơn, anh phải ra đi với hai bàn tay trắng bởi giữa anh và Cty chưa hề có một ràng buộc nào trên văn bản, giấy tờ...
Việc cố tình vi phạm pháp luật về lao động, tiền lương, cũng như các chế độ chính sách khác không chỉ diễn ra phổ biến tại các DN ngoài quốc doanh mà còn ở cả một số DN, đơn vị của Nhà nước. Và thiệt thòi luôn luôn thuộc về phía NLĐ. Đơn cử như trường hợp của chị Phạm Thanh Lan (nhân viên văn phòng một DN của Nhà nước). Theo qui định tại Khoản 3, điều 115 Bộ luật Lao động, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương. Mục d, khoản 2.2, phần II Thông tư số 79/1997/TT-BTC ngày 06/11/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 23/CP ngày 18/04/1996 của Chính phủ ghi rõ: Trong thời gian được nghỉ cho con bú, nếu vì lý do khách quan nào đó mà NLĐ không về cho con bú, ở lại làm việc cho DN, thì thời gian làm việc thêm (tương ứng thời gian cho con bú) được DN trả tiền lương làm thêm giờ theo đúng qui định pháp luật hiện hành. “Vậy mà tôi không được hưởng quyền lợi đó, mà cũng không hề được cơ quan thông báo hay hướng dẫn về quy định này”, chị Lan giãi bày.
Những trường hợp kể trên cho thấy, kiến thức pháp luật của CNLĐ còn rất hạn chế và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, tăng cường trợ giúp pháp lý cho NLĐ vẫn luôn là nhiệm vụ cấp bách.
Tăng cường trợ giúp pháp lý cho CNLĐ
Trước thực trạng phổ biến việc vi phạm chế độ chính sách đối với người lao động có một phần do người lao động thiếu hiểu biết pháp luật, các cấp CĐ Thủ đô luôn đặc biệt quan tâm, xúc tiến nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động, nhất là CNLĐ trong DN ngoài nhà nước. Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tế của CNVCLĐ. Nguyên nhân của thực trạng đó được xác định là do nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác TT PBGDPL ở một số CĐ cấp trên cơ sở, người sử dụng LĐ và NLĐ tại DN chưa đầy đủ. Nhiều CĐCS chưa chủ động phối hợp với các chủ DN để TT PBGDPL dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật của họ còn thấp. Hệ thống tủ sách pháp luật của các cơ sở không được đầu tư, những nơi đã có tủ sách thì chưa được bổ sung thường xuyên, khai thác chưa hiệu quả. Số CNLĐ được tuyên truyền pháp luật (do CĐ tổ chức) còn quá ít so với tổng số CNLĐ và so với yêu cầu của công tác này, đa số CNLĐ ngại nghiên cứu học tập pháp luật. Một nguyên nhân nữa, theo bà Vũ Thị Hương- Phó Giám đốc Trung tâm TVPL Công đoàn Hà Nội, mạng lưới tư vấn cơ sở trình độ nghiệp vụ và hiểu biết pháp luật còn hạn chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật còn mỏng, đều là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động TVPL chưa nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu tư vấn của các đối tượng.
Để đưa pháp luật đến với CNVCLĐ hiệu quả hơn, bà Hương cho rằng, trước hết cần tạo chuyển biến về nhận thức của chủ sử dụng lao động và NLĐ về sự cần thiết của việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho CNLĐ. Tăng cường phân cấp và quy rõ trách nhiệm cho từng cấp CĐ trong việc tổ chức hoạt động tư vấn, đánh giá hiệu quả về công tác này. Nhiều ý kiến khác thì cho rằng cần đa dạng và linh hoạt về hình thức như sân khấu hóa việc tuyên truyền bằng các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, lồng ghép với vui chơi, sao cho phù hợp với điều kiện sống và làm việc của từng CNLĐ, giúp họ dễ nắm bắt, dễ hiểu, dễ nhớ và áp dụng trong thực tiễn.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 06:28
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 01/11/2024 17:58
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 31/10/2024 22:21
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17