Ấm lòng người lao động từ gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng
Việc hỗ trợ trực tiếp một khoản tiền như trong quyết định của Chính phủ là rất cần thiết cho người lao động. Ảnh: Đinh Luyện |
Thắp lên hy vọng
Thời điểm này, rất nhiều người lao động mong muốn gói hỗ trợ an sinh xã hội dự kiến khoảng 62.000 tỷ đồng sớm triển khai, giúp họ vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Thực tế, trước ảnh hưởng của Covid-19, nhiều đối tượng và nhóm đối tượng đang trực tiếp chịu ảnh hưởng. Nhóm này phải gồng mình “vượt bão” và nếu không có sự hỗ trợ lúc này sẽ rất khó “sống sót” sau khi qua đại dịch. Hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là ví dụ.
Bà Nguyễn Thị Nhung, Giám đốc Trường Mầm non tư thục Quốc tế Mỹ Rosemont cho biết, trường có khoảng hơn 30 giáo viên, người lao động. Dịch Covid-19 khiến cơ sở giáo dục bà quản lý phải tạm ngưng hoạt động. Không có học sinh, đồng nghĩa với việc giáo viên không có thu nhập, song nan giải hơn khi mỗi tháng chỉ riêng tiền thuê mặt bằng của trường lên đến hàng trăm triệu. Theo bà Nhung, trước mắt trường chỉ có thể chống chọi bằng cách “móc tiền túi” ra hỗ trợ trả lương, chế độ bảo hiểm… tháng 2, tháng 3 cho giáo viên, nhân viên nhà trường. Tuy nhiên, về lâu dài nếu dịch tiếp tục diễn biến kéo dài qua 3 - 4 tháng nữa thì trường rất có thể phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa.
Chung cảnh tương tự, bà Đàm Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngôi nhà tư duy (quận Hà Đông) cho biết đơn vị vẫn đang phải cố gắng duy trì hỗ trợ 30% lương và các chế độ cho giáo viên để đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, về lâu dài nếu không có sự hỗ trợ cụ thể nào thì cơ sở rất khó duy trì.
Dịch Covid-19 cũng khiến nhiều đơn vị doanh nghiệp cung ứng thực phẩm thiết yếu gánh ảnh hưởng. Ông Hoàng Văn Khảm - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Rau, quả sạch Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ) chia sẻ, hiện đơn vị cung cấp rất nhiều sản phẩm rau, củ, quả an toàn vào hệ thống siêu thị và một số bệnh viện, trường học lớn của Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều cơ sở giáo dục phải tạm ngừng hoạt động nên đối tác cung ứng của Hợp tác xã có xu hướng giảm. Nếu như trước sản lượng cung ứng là 2,5 – 3 tấn rau, củ quả/ngày thì nay chỉ còn 2 tấn rau, củ, quả/ngày. Ông Khảm hiện cũng rất mong đợi những hỗ trợ thiết thực từ phía cơ quan quản lý nhà nước để phát triển sản xuất.
Đó là với hệ thống các cơ sở, đơn vị doanh nghiệp nhỏ và vừa, ở phía người lao động, đặc biệt là nhóm đối tượng lao động tự do hoặc lao động thời vụ, những hỗ trợ để vượt qua khó khăn giai đoạn này là hết sức cần thiết. Sau khi nghe được thông tin về gói an sinh xã hội, nhiều người đã rất vui mừng và hi vọng sớm được triển khai.
Anh Nguyễn Minh Hiếu (huyện Ứng Hòa) làm thợ sửa chữa điện nước cho biết, do tác động dịch nên lượng công việc giảm nhiều. Là lao động tự do nên anh Hiếu không có hợp đồng lao động, cũng không được đóng Bảo hiểm xã hội. Hiện giờ thất nghiệp anh Hiếu cũng không được hưởng các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp. “Không có việc, đồng nghĩa với việc không có thu nhập, tôi đang không biết phải làm gì để sinh sống. Nghe nói tôi thuộc nhóm được nhận hỗ trợ, tôi rất vui mừng, tuy nhiên vẫn đang chờ đợi xem có thuộc danh sách rà soát của địa phương không” – anh Hiếu nói.
Không để ai bị bỏ lại phía sau
Hà Nội đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch, vừa sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Một ví dụ dễ thấy, hiện nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội đã cho nhân viên nghỉ làm, hoặc làm từ xa. Thậm chí, nhiều đơn vị còn tiên phong cho nhân viên nghỉ luân phiên để vừa chống dịch, vừa đảm bảo công việc. Chị Vũ Ngọc Nga, nhân viên Công ty TNHH MTV Phần mềm iNET – một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tên miền và Internet cho biết, ngoài triển khai phần mềm theo dõi sức khỏe, thực hiện khai báo y tế hàng ngày cho nhân viên, Ban lãnh đạo công ty ngay từ khi dịch manh nha đã tiên phong cho nhân viên làm việc online tại nhà. Việc thay đổi trong phương thức làm việc từ công sở sang online, bên cạnh sự chủ động, không làm gián đoạn sản xuất còn góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus Covid-19. |
Theo Báo cáo số 121/BC-CP ngày 6/4 của Chính phủ, ở nước ta hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, một bộ phận người lao động phải ngừng việc, dừng hợp đồng lao động không hưởng lương hoặc thất nghiệp. Ước tính sơ bộ, cả nước có 19% doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô; 98% lao động ngành du lịch, dịch vụ nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giày da, dệt may bị giảm việc, giãn việc hoặc ngừng việc; 98% lao động ngành hàng không tạm nghỉ việc.
Hàng triệu người lao động đã, đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên. Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng lớn tới đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo... Trong tháng 4 và tháng 5/2020, nếu dịch Covid-19 chưa được khống chế, đẩy lùi, thì cả nước có khoảng 2 triệu người lao động bị ngừng việc hoặc mất việc làm...
Rõ ràng, cơm cho người nghèo lúc khốn khó quý hơn ngàn lần những luận bàn cao siêu. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Gói an sinh xã hội mùa dịch Covid-19 là “cứu cánh” trực tiếp cho người nghèo, người yếu thế, người lao động... chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nói cách khác gói hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội, đồng thời thể hiện cam kết một Chính phủ hành động.
Cần thiết, cấp bách, nhân văn, nhưng đặt trong bối cảnh tổng quan thì gói hỗ trợ là những giải pháp tình huống. Nói cách khác, về lâu dài, để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, các ngành, địa phương cần phát huy sức mạnh nội lực, tạo đà cho kinh tế - xã hội bứt phá ngay sau khi dịch Covid-19 lắng xuống.
Theo Nghị quyết của Chính phủ, gói hỗ trợ với hơn 62.000 tỷ đồng, hỗ trợ khoảng 20 triệu người, thuộc 7 nhóm đối tượng. Cụ thể, ngoài chế độ trợ cấp thường xuyên, người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng sẽ được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ 250.000 đồng/nhân khẩu/tháng. Với ba nhóm đối tượng này, họ được lĩnh một lần với thời gian hỗ trợ tối đa là 3 tháng. Người lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ một tháng trở lên do doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương, thì được hỗ trợ mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Hình thức hỗ trợ theo tháng, căn cứ theo diễn biến của dịch Covid-19, tính từ ngày 1/4/2020 và không quá 3 tháng. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, thực hiện hỗ trợ hằng tháng theo tình hình thực tế của diễn biến dịch Covid-19. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020. Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng, thực hiện hỗ trợ hằng tháng theo tình hình thực tế của diễn biến dịch Covid-19, nhưng không quá 3 tháng. Một số trường hợp sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính được vay với lãi suất 0% trong thời gian tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để chi trả một số khoản cho người lao động bị ngừng việc… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21
Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động
Đời sống 11/12/2024 16:58