“Lặng yên rực rỡ” - Triển lãm số về Claude Monet và Pierre Bonnard
Triển lãm Điêu khắc Hà Nội – Sài Gòn 2020: Dấu ấn 10 năm “Tỏa 3” – Cuộc thử nghiệm táo bạo của nghệ thuật đương đại |
Oscar-Claude Monet (1840 – 1926) là hoạ sĩ tiên phong sáng lập trường phái Ấn tượng Pháp. Ông là người nhất quán với triết lý: nhấn mạnh phong cách thể hiện nhận thức của một người trước thiên nhiên, đặc biệt là với những bức vẽ ngoài trời. Thuật ngữ “Ấn tượng” có nguồn gốc từ chính tên bức tranh “Ấn tượng, Mặt trời mọc” của Monet khi được trưng bày trong triển lãm độc lập đầu tiên của các hoạ sĩ Ấn tượng tại “Salon de Paris” năm 1874. Với ước vọng được ghi lại những hình ảnh ờ các vùng nông thôn Pháp, Monet đã áp dụng phương pháp vẽ một cảnh nhiều lần vào những thời điểm khác nhau để ghi lại sự thay đổi của ánh sáng và biến chuyển của các mùa trong năm.
Trong triển lãm lần này, VCCA sẽ mang tới những tác phẩm nổi bật nhất, khắc hoạ cuộc đời nghệ thuật của Monet, từ “Người phụ nữ với chiếc ô” (1875), chuỗi tác phẩm “Những đống cỏ khô” (1890), “Vườn nghệ sĩ tại Giverny” (1900) cho tới “Hồ hoa súng nước” (1899). Đây cũng là lần đầu tiên, hai tác phẩm trong bộ sưu tập “Hoa súng nước” (1914-1926) sẽ được trình chiếu kích thước lớn, dài tới 13m – gần tương đương với tác phẩm gốc đang được lưu giữ tại bảo tàng Musée de l'Orangerie, Pháp.
|
Trong khi đó, Pierre Bonnard (1867 – 1947) được coi là nhân vật quan trọng đã “bắc cầu” giữa trường phái Ấn tượng và Hậu ấn tượng. Năm 1912, Bonnard chuyển về Vernonnet, cách Giverny – nhà của Monet không xa, hai người đã nhanh chóng kết giao, trao đổi thư từ và thường xuyên gặp gỡ. Trái ngược với Monet, Bonnard được biết đến với những màu sắc đậm và yêu thích vẽ những cảnh tượng trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu Monet ưa thích những không gian ngoài trời rộng lớn thì Bonnard lại tập trung vào những khung cảnh thường nhật, những đồ vật đơn lẻ có phần tưởng như nhàm chán. Nếu Monet đặt trọng tâm vào ấn tượng thời gian và ánh sáng trong khung cảnh ngay tại thời điểm ấy, tạo ra một cuộc đuổi bắt không ngừng nghỉ với tạo thế, thì Bonnard lại giản dị trong từng khung hình được vẽ lại từ ký ức. Chính vì vậy trong những tác phẩm của Bonnard đem đến sự thân mật, gần gũi hiếm có như “Gương phòng tắm” (1914), “Nội thất và hoa” (1919), “Trước bữa tối” (1924), “Phòng ăn sáng” (1930-31) hay những bức hoạ vẽ với góc cửa sổ lớn. Sự tương phản kỳ thú này sẽ được thể hiện xuyên suốt qua các tác phẩm được giới thiệu trong triển lãm “Lặng yên rực rỡ” lần này.
Tác phẩm “Phòng ăn sáng” của Bonnard đem đến sự thân mật, gần gũi |
Với công nghệ hiện đại và thiết bị trình chiếu đa dạng, 50 tác phẩm sẽ được “trưng bày” dưới dạng hình ảnh số thông qua trình chiếu trên máy chiếu, ti-vi, máy tính, điện thoại di động với có độ phân giải cao và có kích thước khác nhau. Triển lãm sẽ tái hiện lại những tác phẩm kinh điển, đem trường phái Ấn tượng (Impressionism) từ 150 năm trước hay chủ nghĩa Thân mật (Intimism) cách đây cả thế kỷ tới gần hơn tới công chúng. Khán giả thưởng lãm nghệ thuật sẽ được “dẫn dắt” qua hành trình trải nghiệm thị giác, đón nhận những cảm xúc mới mẻ và phong phú từ các tác phẩm dường như đã thân thuộc. Những cảm xúc ấy chắc lẽ sẽ giống như lời của Monet trong một bức thư gửi bạn: “Điều giữ trái tim tôi thức tỉnh chính là sự lặng yên rực rỡ”.
Triển lãm “Lặng yên rực rỡ” mở cửa tự do từ ngày 19/03/2021 tới hết ngày 24/04/2021 tại VCCA, Vincom Mega Mall Royal City, Hà Nội. Trong thời gian diễn ra triển lãm, VCCA cũng sẽ tổ chức tour nghệ thuật xoay quanh câu chuyện sáng tác và ý nghĩa chủ đề của các tác phẩm, đem đến cho công chúng những trải nghiệm nghệ thuật sâu sắc./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07