Làm thế nào để bảo vệ tai mũi họng khi đi máy bay?
10 thứ bạn không nên nhét vào tai |
Nghiệm pháp Valsava giúp giảm áp lực khi đi máy bay (ảnh minh họa) |
Đi máy bay có thể gây viêm tai giữa cấp
Tai mũi họng là những bộ phận chịu ảnh hưởng rất lớn do áp lực gây ra. ThS-BS Nguyễn Minh Hảo Hớn, Phó trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng (TPHCM) cho biết, việc cân bằng áp lực phụ thuộc vào bộ phận vòi nhĩ. Đây là một ống nối thông tai giữa và vòm mũi họng, có chức năng cân bằng áp lực tai giữa và bên ngoài, ngoài ra còn có chức năng dẫn lưu dịch tiết từ tai giữa. Bình thường vòi tai ở tình trạng đóng để hạn chế dịch tiết và vi trùng từ vùng mũi họng lan vào tai giữa. Khi chúng ta ngáp hoặc nuốt thì vòi tai mở ra để cân bằng áp lực tai giữa.
Vì thế khi đi máy bay, trong giai đoạn cất cánh và hạ cánh áp lực tăng giảm đột ngột nếu vòi tai không thông tốt sẽ không cân bằng áp lực kịp thời dẫn đến tình trạng xuất tai giữa. Hậu quả là gây viêm tai giữa cấp làm cho bệnh nhân đau tai dữ dội. Một số bệnh nhân bị viêm mũi họng trước đó thì vòi tai cũng có thể bị viêm phù nề kèm theo và rất dễ xảy ra tình trạng trên.
Với áp lực lớn trên máy bay, những bệnh nhân sau khi phẫu thuật liên quan đến tai mũi họng có thể gây tình trạng chảy máu. BS Hảo Hớn cho biết, tại Bệnh viện Tai Mũi Họng, đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân sau cắt Amidan 3 tuần vẫn bị chảy máu khi đi máy bay.
Mẹo đơn giản giúp giảm áp lực khi đi máy bay
BS Hảo Hơn khẳng định, một số phương pháp bảo vệ tai ngoài như nhét bông vào tai… mà nhiều người hay áp dụng chỉ giảm phần nào tiếng ồn chứ không có giá trị trong cân bằng áp lực tai giữa.
Thay vào đó, để hạn chế những hậu quả do áp lực trên không gây ra, khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, ta nên làm nghiệm pháp Valsava. Hai tay bóp chặt 2 cánh mũi, ngậm miệng, thổi hơi lên tai để làm cho loa vòi mở rộng mục đích cân bằng áp lực tai giữa. Dễ dàng hơn, ta có thể nhai kẹo schewing gum cũng mang lại hiệu quả.
Với những người có biểu hiện viêm tai, mũi, họng thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đối với bệnh nhân sau mổ, nhất là sau cắt Amidan thì tối thiểu phải sau 4 tuần mới có thể đi máy bay. Vì trong trường hợp chảy máu động mạch mà trên máy bay không có phương tiện cầm máu kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Riêng với những bệnh nhân phẫu thuật xoang thì tuỳ vào mức độ phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá vết mổ ở lần nội soi gần nhất để cho lời khuyên tốt nhất. Thường sau 4 tuần thì vết mổ ổn định và có thể đi máy bay được.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18