Nạn nhân thoát ra khỏi đám cháy chung cư:

Làm gì để tránh suy hô hấp?

Theo các chuyên gia y tế, nạn nhân trong các vụ hỏa hoạn thường hít phải khí, khói của đám cháy có nhiệt độ cao, dẫn tới tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Trong những trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sưng nề, tổn thương phổi nặng dẫn đến tử vong nhanh chóng.
tin nhap 20180327084721 Ăn tiết canh lợn dịp Tết, một bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu
tin nhap 20180327084721 Bé trai 14 tháng suy hô hấp cấp tính do uống nhầm dầu Parafin

Đơn cử như vụ cháy nghiêm trọng tại chung cư Carina ở TP. Hồ Chí Minh vừa qua đã khiến 13 người chết, hàng chục người bị thương. Theo các chuyên gia y tế, khi hỏa hoạn xảy ra, đa số các trường hợp tử vong là vì ngạt khói, trước khi chết vì bỏng. Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong khi xảy ra hỏa hoạn, những nguy cơ thường gặp đối với sức khỏe gồm ngộ độc, bỏng và chấn thương.

Trong đó, nguy cơ ngộ độc có thể dẫn đến tử vong nhanh cho các nạn nhân của các vụ cháy. Bởi khi hỏa hoạn xảy ra, tùy thuộc vào nguyên liệu cháy và độ thông thoáng ở khu vực đó mà sinh ra các chất, khí, khói, bụi… khác nhau.

tin nhap 20180327084721
Các nạn nhân trong vụ cháy chung cư Carina ở TP. HCM nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Và những sản phẩm khói, bụi, khí độc thải ra khi cháy lại được phân ra làm 3 dạng chất. Thứ nhất là những chất kích ứng, gây tổn thương trực tiếp niêm mạc đường hô hấp. Đáng chú ý là các hợp chất clo, các hợp chất có lưu huỳnh gây kích thích tổn thương trực tiếp niêm mạc mũi, họng, niêm mạc đường hô hấp sâu bên trong. Nạn nhân thường có những biểu hiện như: cay mắt, cay mũi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ho sặc sụa, ho nhiều… đường thở có thể bị tổn thương, gây co thắt, thở rít, khó thở, tổn thương cả bên ngoài và bên trong. Đặc biệt, nạn nhân bị tổn thương từ thanh quản trở xuống, gây chèn ép đường hô hấp, tổn thương bên trong đường hô hấp, bong tróc niêm mạc hô hấp, gây hẹp, tắc thở, tổn thương nhu mô phổi và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhóm chất thứ 2 là chất gây độc với cơ thể, gây độc cho máu, điển hình là CO. Nhưỡng chất này có thể gây ảnh hưởng tại chỗ, nhưng nguy hiểm hơn là nó hấp thu rất nhanh vào đường hô hấp, thông qua đường hô hấp vào trong cơ thể, vào máu và gây hại. Tác hại của chất gây độc với cơ thể là gây thiếu oxy, giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, ngăn cản khả năng sử dụng oxy của các tế bào, gây độc trực tiếp với các tế bào cơ, tim, não, thần kinh…Nạn nhân khi bị ngộ độc chất này thường biểu hiện ngộ độc rất nhanh, dẫn đến bất tỉnh, co giật, ảnh hưởng tim mạch, tụt huyết áp dẫn tới tử vong nhanh.

Nhóm thứ 3 là các chất khí gây ngạt đơn thuần, ít nguy hiểm hơn, phổ biến là khí CO2. Nguyên nhân là do quá trình lửa cháy đã tiêu thụ hết oxy, tạo ra các khí khác, phổ biến là CO2 và khí này được thải quá nhiều trong khi cháy làm cho nạn nhân bị thiếu oxy. Ngoài ra, điều nguy hiểm hơn được bác sĩ Nguyên nhấn mạnh là nguy cơ nạn nhân bị bỏng đường hô hấp khi gặp hoản hoạn. Bỏng đường hô hấp là loại bỏng đặc biệt, gây tổn thương đường hô hấp, xảy ra khi nạn nhân hít thở trong nhiệt độ không khí quá cao và hít phải các chất độc sinh ra từ đám cháy.

Trong quá trình hô hấp, nạn nhân hít phải khí nóng và khí này khi vào cơ thể sẽ gây tổn thương đường thở, tổn thương này có thể chỉ là một phần đường hô hấp hoặc toàn bộ đường hô hấp. Bao gồm các niêm mạc tử mũi đến tận phổi. Theo bác sĩ Nguyên: “Khí nóng gây tổn thương niêm mạc, phù nề, tiết dịch trong đường thở khiến đường thở bị chít hẹp. Cùng lúc đó, oxy bên ngoài đang thiếu sẽ khiến cơ thể thiếu oxy nghiêm trọng, càng thiếu oxy, đường thở lại càng phù nề khiến bệnh nhân bị ngộ độc do thiếu khí”.

Để nhận biết sớm những dấu hiệu nhân nhân hít phải khí nóng, người tham gia cấp cứu cần chú ý những biểu hiện của nạn nhân như: bỏng rát mặt mũi, cháy lông mũi, cháy mắt, cháy tóc…Việc phát hiện và cấp cứu sớm các trường hợp bỏng đường hô hấp sẽ giúp giảm tình trạng sưng nề, bong tróc niêm mạc, hẹp đường hô hấp, suy giảm hô hấp và giảm tử vong cho người gặp nạn. Bên cạnh đó, các chất bụi, nhất là bụi than, bụi khói có thể không gây độc toàn thân nhưng cũng làm phức tạp thêm tình trạng sức khỏe người bị nạn. Bởi, các chất này ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây két, nghẽn đường hô hấp. Nhất là khi bụi này kết hợp với các niêm mạc bong ra ở đường hô hấp tạo thành các nút nhầy cản trở đường thở của nạn nhân là rất nguy hại.

Đặc biệt, với trẻ nhỏ, nguy cơ tổn thương đường hô hấp, ngộ độc thường nặng và nguy hiển hơn so với người lớn. Lý giải về điều này, bác sĩ Nguyên cho biết: Khi xảy ra hỏa hoạn, cơ thể trẻ non nớt nên dễ bị tổn thương và khi gặp tổn thương, vết thương thường nặng dẫn đến lâu khỏi hơn người lớn. Hơn nữa, đường hô hấp của trẻ nhỏ hẹp, chưa hoàn thiện, niêm mạc hô hấp mỏng, nên khi hít phải hơi nóng, khí độc, đường hô hấp của trẻ dễ bị sưng nề, bong tróc nặng. Một yếu tố nữa làm cho trẻ bị bộ độc, bỏng đường hô hấp nặng khi gặp hỏa hoạn là do trẻ hiếu động, chạy nhảy nhiều nên dễ bị suy sụp trong hoàn cảnh thiếu oxy, nhu cầu hít thở cao dẫn đến hít phải khí độc nhiều.

Do đó, theo bác sĩ Nguyên, để an toàn, những nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ trong các vụ họa hoạn cần được sớm đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời. Với những trường hợp tiếp xúc ở xa, các yếu tố nguy hiểm không ảnh hưởng nhiều cũng nên đến các cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra để có biện pháp thích hợp loại bỏ khí độc đã đi vào cơ thể.

Đối với những trường hợp bỏng nhẹ, bác sĩ Nguyên cho biết nạn nhân cần được xử trí làm mát tổn thương bỏng để giúp làm dịu cảm giác đau. Tưới nước mát (không phải nước lạnh) lên vết bỏng từ 10 - 15 phút hoặc cho tới khi đỡ đau. Hoặc ngâm vết bỏng trong nước mát hay dùng gạc lạnh làm mát bết bỏng. Vết bỏng được làm mát sẽ đỡ phù nề do da được hạ nhiệt. Chú ý không chườm đá lạnh lên vết bỏng. Tháo nhẫn hoặc bất cứ thứ gì thắt chặn khỏi vùng tổn thương bỏng. Cố gắng làm thật nhanh và nhẹ nhàng trước khi vùng tổn thương bỏng phù nề. Không làm vỡ các bọng nước nhỏ.

Nếu bọng nước vỡ, làm sạch nhẹ nhàng vùng tổn thương bằng xà bông nhẹ và nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh và che phủ tổn thương bằng một miếng băng gạc không dính. “Bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem hydrocortisone liều thấp vì nó có thể làm giảm đau trong một số trường hợp bị bỏng. Đặc biệt mọi người cần cân nhắc tiêm phòng uốn ván và đi khám bác sĩ nếu có các bọng nước lớn, tổn thương bỏng trên một một vùng lớn của cơ thể”, bác sĩ Nguyên cho biết thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

(LĐTĐ) Sau 10 ngày thi đấu sôi nổi, quyết liệt, chiều 8/5, Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều niềm vui, phấn khởi trong lòng các vận động viên, đông đảo CNVCLĐ quận Hoàn Kiếm. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đã tới dự lễ bế mạc Hội khoẻ.
Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Nhận lời mời của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, trong các ngày từ 7/5 đến 11/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul (Hàn Quốc) do Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Soeul Kim Hea Gwang làm Trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024 (VPL-S5).
Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tổ chức phiên họp thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả công tác quý I/2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

(LĐTĐ) Ngày 8/5 tại Hà Nội, Công ty Sen Vàng tổ chức họp báo công bố lịch trình cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam.
Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua, các chuyên gia kinh tế nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (9/5), có thể giảm sâu với mức hơn 1.000 đồng/lít. Theo đó, giá xăng có thể trở về mốc 23.000 đồng/lít.
Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

(LĐTĐ) “Bài toán khó khăn về nước cung cấp cho 190 hecta cánh đồng nho, khả năng sẽ được giải quyết sau năm 2024”. Đó là thông tin từ ông Trần Hữu Nhân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Tin khác

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, năm 2024, ngành Y tế Thủ đô tổ chức hiến máu tình nguyện theo 2 đợt. Số lượng dự kiến là 1.800 đơn vị máu, chỉ tiêu.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 7/5, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này không phát hiện ngộ độc thực phẩm tập thể tại 2 trường tiểu học Linh Chiểu (thành phố Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4) như thông tin xuất trên mạng xã hội.
“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều nhưng thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố vẫn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng viêm gan, ngộ độc chì… do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Thậm chí nhiều người còn sử dụng thuốc lá theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh khiến tình trạng càng thêm nguy kịch.
Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/4 đến ngày 2/5), Thành phố ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà, giảm 12 trường hợp so với tuần trước. Cả 3 ca mắc đều là trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà.
Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

(LĐTĐ) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đơn vị mới tiếp nhận ca bệnh 31 tuổi mắc bệnh lý di truyền hiếm gặp - hội chứng Keratitis-Ichthyosis-Deafness (K.I.D). Được biết, đến nay căn bệnh da liễu này thế giới chỉ ghi nhận 100 ca.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), tính đến 6 giờ hôm nay, số ca nhập viện điều trị đã có 529 ca, tăng hơn so với các ngày trước.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Xem thêm
Phiên bản di động