Ký ức về những chiếc bánh chưng

(LĐTĐ) Ký ức về Tết xưa của đám trẻ đến giờ với nhiều người vẫn chỉ đơn giản là những chiếc bánh mà mình tự tay làm ra mỗi khi Tết đến. Tết giờ, nhớ bánh chưng không phải vì thèm, mà vì nhớ cái cảm giác tự tay làm ra những chiếc bánh ấy.  
ky uc ve nhung chiec banh chung Nồng nàn hương vị bánh chưng ngày Tết
ky uc ve nhung chiec banh chung Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết Nguyên Đán
ky uc ve nhung chiec banh chung Trẻ nhỏ Thủ đô thích thú trải nghiệm gói bánh chưng
ky uc ve nhung chiec banh chung
Học sinh tham gia gói bánh chưng tại trường tiểu học Văn Chương. Ảnh: Trang Thu

Ngày đó không phải gia đình nào cũng dư dả để mà mua sắm Tết như bây giờ, nhưng cái mà không thể thiếu trong mỗi gia đình luôn là những nồi bánh chưng trong ngày Tết.

Cứ đến những ngày ông công ông táo hàng năm, ngoài sự háo hức với không khí chuẩn bị Tết trong gia đình, đám trẻ thường mong chờ đến Tết để được cùng cả nhà tham gia gói bánh chưng.

Ngay từ những ngày 23, 24 tết, các gia đình thời đó đã phải chuẩn bị các nguyên liệu cho nồi bánh chưng. Lá rong phải mua sớm để chọn được nhiều lá đẹp. Gạo nếp, đậu xanh cũng phải chuẩn bị từ trước đó cả tháng. Riêng củi, gỗ và chấu để luộc bánh thì nhiều nhà phải gom lại từ mấy tháng trước.

Đến những ngày cận Tết, trong khi người lớn lo chuẩn bị những nguyên liệu để gói bánh như: Thịt, gạo, đỗ, lá rong thì bọn trẻ lại thường giành nhau công việc rửa lá rong. Tưởng công việc nhẹ nhàng nhưng không phải. Rửa lá rong thì phải rửa cả hai mặt, xong phải được tráng bằng nước sạch, nếu để lá bẩn thì lúc gói sẽ làm bánh nhanh bị hỏng. Chính vì vậy, đám trẻ luôn được bố mẹ dặn dò phải rửa lá cẩn thận. Lá rửa xong phải để ráo nước, trước khi gói còn phải lấy khăn sạch để lau khô, và tất nhiên những việc này luôn là phần việc của đám trẻ con phải phụ trách.

Qua phần rửa lá đến lúc ngâm đỗ, vo gạo cũng là một trong những trò mà tụi trẻ thích làm. Chúng thích chủ yếu bởi cảm giác vừa xoa tay trong rổ đỗ, vừa ngửi mùi thơm của đỗ, của gạo, vừa được nghịch nước mà thôi.

Nhưng có lẽ điều mà nhiều đứa trẻ nhớ nhất phải là lúc gói bánh chưng. Thông thường các gia đình sẽ tiến hành gói bánh từ ngày 27-28 Tết. Gói sớm thì không có thời gian, gói muộn thì gần Tết cũng nhiều việc. Thế nên, cứ đến ngày gói bánh, mặc cho người lớn làm như thế nào cũng kệ. Đến lúc đấy, mỗi đứa tự tìm cho mình một góc chiếu để ngồi, tự chọn lá dong, tự tay lau khô lá để chuẩn bị làm cho mình 1 vài cái bánh.

Công đoạn gói thì cứ nhìn theo người lớn mà làm theo. Cũng lấy gạo, cũng bốc đỗ nhưng thường bánh sẽ không có nhân thịt đi kèm. Nhìn thì tưởng dễ, tuy nhiên đến lúc gói bánh lại thì không hề đơn giản, bởi tay trẻ con không thể gói chặt được như người lớn nên đến lúc buộc lạt vào, cái bánh không xiên xẹo thì cũng vẹo vọ.

Để bánh không bị vỡ khi luộc, mỗi cái bánh phải dùng đến mấy lớp lá dong phủ bên ngoài mới giữ được hình dáng hơi vuông vuông. Gói đã vậy, đến lúc luộc những cái bánh chưng nhỏ đó phải được xếp vào sau cùng, bởi nếu không, chỉ qua 1 lần đổ thêm nước luộc bánh là bánh sẽ bị nát.

Luộc bánh có lẽ là thời gian vui nhất trong ngày, ngồi bên bếp củi đỏ lửa, người lớn thì chơi tam cúc hoặc tú lơ khơ để chờ luộc bánh, còn bọn trẻ chỉ nhanh chóng kiếm vài củ khoai hoặc mấy bắp ngô để nướng bên cạnh nồi bánh chưng. Khi ngô, khoai chín, ăn xong mồm đứa nào cũng vừa đen vừa bẩn. Nhưng cũng chỉ thức được một lúc rồi cũng đến giờ phải đi ngủ.

Sáng dậy, việc đầu tiên khi bước chân khỏi giường là phải chạy ra xem những cái bánh của mình thế nào, luộc có bị nát hay không, rồi mới đi đánh răng rửa mặt được. Lúc vớt bánh, đứa nào cũng háo hức, chờ đón thành quả mà mình đã vất vả để làm ra.

Không chờ ép bánh như mọi người, đứa nào có bánh đều bóc ra để thưởng thức ngay dù còn rất nóng. Mặc dù hương vị của nó chẳng hề ngon như đám trẻ vẫn tưởng tượng, nhưng với việc tự tay làm và thưởng thức những chiếc bánh đó luôn là cảm giác rất khó quên.

Tết xưa là vậy, Tết giờ đây thì đã khác. Giờ đây đám trẻ cũng chẳng được trải qua những công việc gia đình mỗi khi Tết đến. Bởi mọi thứ giờ đã có sẵn, từ hoa quả, bánh trái, thậm chí bánh chưng cũng được vận chuyển đến tận nhà, miễn là có tiền để mua.

Tết đến, giờ thì đám trẻ chỉ chăm chăm xem liệu Tết này sẽ được bao nhiêu tiền mừng tuổi, được đi đâu chơi, được mua thứ gì, chứ chẳng mấy đứa còn được hưởng cái không khí ngày Tết nữa.

Riêng việc gói bánh chưng, với đám trẻ giờ cũng là điều gì đó rất lạ. Có lẽ, nếu không có hoạt động gói bánh chưng tại các trường học trong vài năm gần đây thì chắc nhiều đứa trẻ cũng chẳng biết việc gói bánh là như thế nào. Phải chăng giờ đám trẻ ngày nay đã không được hưởng cái không khí Tết theo đúng nghĩa của nó nữa.

P.Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 1: Khởi công rầm rộ rồi “đắp chiếu”

Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 1: Khởi công rầm rộ rồi “đắp chiếu”

(LĐTĐ) Khởi công rầm rộ nhưng rồi chỉ sau thời ngắn, dự án BOT nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương “bỗng dưng” ngưng trệ, “đắp chiếu” suốt 6 năm nay. Điều này đã kéo theo nhiều hệ luỵ mà cho đến bây giờ các cơ quan, ban ngành ở TP.HCM vẫn đang loay hoay tìm phương án giải quyết.
Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Theo Chương trình, sáng nay (22/5), Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi Nghị quyết bầu Chủ tịch nước được thông qua, Chủ tịch nước sẽ tiến hành tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Bằng lăng sau cơn mưa

Bằng lăng sau cơn mưa

(LĐTĐ) Bằng lăng sau cơn mưa nở rộ, sắc tím của hoa trải dài trên con phố nhỏ. Màu tím ấy không chỉ là sắc màu của loài hoa mà còn là màu của những kỷ niệm xưa cũ, của những nỗi lòng luyến lưu chưa bao giờ phai nhạt. Dưới hàng cây bằng lăng, lòng người như thắt lại với bao hoài niệm về một thời đã qua, về những ký ức tươi đẹp ngày mà mưa từng làm ướt đôi vai người ấy.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội thăm, tặng quà nhân viên y tế khó khăn tại 10 cơ sở

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội thăm, tặng quà nhân viên y tế khó khăn tại 10 cơ sở

(LĐTĐ) Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã đi thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên y tế có hoàn cảnh khó khăn tại 3 đơn vị, gồm: Bệnh viện 09, Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây và Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco.
Hà Nội: Hoàn thành việc cấp mã tuyển sinh đầu cấp trước ngày 31/5

Hà Nội: Hoàn thành việc cấp mã tuyển sinh đầu cấp trước ngày 31/5

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu, phải hoàn thành việc cấp mã tuyển sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trước ngày 31/5.
Trường đại học phải xét tuyển tất cả phương thức đã công bố

Trường đại học phải xét tuyển tất cả phương thức đã công bố

(LĐTĐ) Một trong những yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đối với các cơ sở giáo dục đại học trong kỳ tuyển sinh năm 2024 là trong trường hợp các trường sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển, thì phải tổ chức xét tuyển tất cả các phương thức, tổ hợp xét tuyển cho thí sinh theo đề án đã công bố.
Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, người sử dụng lao động trả tiền lương giúp việc gia đình cao hơn mức lương tối thiểu vùng trong khu vực, dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Tin khác

Bừng sắc phượng đỏ ngày hè

Bừng sắc phượng đỏ ngày hè

(LĐTĐ) Hà Nội mùa hè không chỉ có những cơn mưa mà còn nổi bật với màu đỏ rực của hoa phượng. Tại hồ Tây, những ngày này, hoa phượng nở sáng bừng cả một góc trời, nhiều bạn trẻ nô nức diện váy áo xúng xính chụp ảnh cùng hoa phượng.
Những suất cơm "0 đồng" lan tỏa yêu thương

Những suất cơm "0 đồng" lan tỏa yêu thương

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều bếp ăn nghĩa tình hoạt động đều đặn để mang đến các suất ăn thấm đẫm sự quan tâm, chia sẻ dành tặng bệnh nhân nghèo, những mảnh đời gặp khó. Nhà ăn không đồng Bạch Mai là một trong những nơi như vậy. Người đến nhận cơm đa phần là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Đều đặn từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, mỗi ngày nhà ăn phục vụ miễn phí khoảng 500 suất ăn cho bà con.
Hoa Bằng Lăng nhuộm tím cả Hà Nội vào hạ

Hoa Bằng Lăng nhuộm tím cả Hà Nội vào hạ

(LĐTĐ) Hoa Bằng Lăng với sắc tím ngọt ngào, là biểu tượng của mùa hạ. Những cánh hoa mong manh nhưng tràn đầy sức sống, tạo nên khung cảnh thơ mộng và quyến rũ. Hoa Bằng Lăng không chỉ làm dịu lòng người, mà còn gợi nhớ những kỷ niệm đẹp đã qua.
Công an phường Hàng Bồ trao trả tài sản bị thất lạc cho nữ du khách Philippines

Công an phường Hàng Bồ trao trả tài sản bị thất lạc cho nữ du khách Philippines

(LĐTĐ) Ngày 15/5, Công an phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, cho biết đơn vị đã làm thủ tục trao trả tài sản bị thất lạc cho nữ du khách Philippines khi đi du lịch ở Hà Nội.
Công an phường Phương Mai tìm được hai cháu bé đi lạc

Công an phường Phương Mai tìm được hai cháu bé đi lạc

(LĐTĐ) Chiều 13/5, Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa, thông tin, đơn vị đã kịp thời phối hợp với các đơn vị chức năng khẩn trương rà soát và tìm được 2 cháu bé đi lạc, bàn giao về gia đình.
Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

(LĐTĐ) Trong trận chiến Điện Biên Phủ, chiến sĩ Lê Bình và đồng đội của mình khi ấy còn rất trẻ, ôm những gói bộc phá đi đầu tạo cửa mở, phá hàng rào dây thép gai bao quanh đồn địch để quân ta xung phong đánh vào trung tâm đồn giặc.
Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Đức phát động hội viên phụ nữ huyện đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 22 xã, thị trấn.
Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô các cấp hội phụ nữ ở Thủ đô Hà Nội đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ, "tạo hình" cờ đỏ sao vàng và con số 70 lịch sử. Với sự sáng tạo và luyện tập miệt mài, phụ nữ Thủ đô đã tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng để kỷ niệm ngày trọng đại này.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Xem thêm
Phiên bản di động