Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022: Thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Quyết định số 1392/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt phương án, ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học; trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022.
Theo đó, các hoạt động thanh tra, kiểm tra phải thực hiện kịp thời nhằm nắm tình hình tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng; đảm bảo an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng Quy chế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh; đồng thời phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm (nếu có); kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện những nội dung chưa phù hợp trong cơ chế, chính sách liên quan.
Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi trên địa bàn, tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Thanh tra Chính phủ và các quy định pháp luật, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, vi phạm Quy chế thi.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 |
Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế; bảo đảm tính độc lập, không bỏ sót, không tạo kẽ hở, khoảng trống, không bị động. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra thi hạn chế tối đa việc chồng chéo; điều động cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phù hợp, khách quan, hạn chế tối đa việc bố trí cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng của địa phương làm việc trực tiếp tại địa phương.
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, chuẩn bị thi, tổ chức các khâu trong kỳ thi của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Sở GD&ĐT, Hội đồng thi. Trưởng đoàn kiểm tra là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Ban Chỉ đạo cấp quốc gia.
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, chuẩn bị, tổ chức coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi và xét tốt nghiệp THPT tại địa phương.
Đối với công tác chuẩn bị thi, Bộ GD&ĐT thành lập 10 đoàn kiểm tra tại 20 Sở GD&ĐT (không tính các đoàn của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia) theo 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Các Sở GD&ĐT bố trí 1 cán bộ làm nhiệm vụ giám sát tại vòng 2 khu vực in sao đề thi; thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại các Điểm thi, các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đặt Điểm thi chính thức, dự phòng trên địa bàn tỉnh và khu vực in sao đề thi.
Đối với công tác coi thi, Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra tại 63 Sở GD&ĐT (không tính các đoàn của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia); kiểm tra trực tiếp các các Hội đồng thi, Ban Coi thi, Điểm thi.
Số lượng cán bộ tối thiểu làm nhiệm vụ kiểm tra trực tiếp trong thời gian coi thi tại 1 điểm thi thực hiện theo nguyên tắc: Dưới 20 phòng thi bố trí 2 cán bộ, từ 20-34 phòng thi bố trí 3 cán bộ, từ 35 phòng thi trở lên bố trí 4 cán bộ.
Sở GD&ĐT thanh tra việc tổ chức coi thi của Ban Coi thi, các Điểm thi. Số lượng cán bộ tối thiểu của một Tổ thanh tra trực tiếp tại một Điểm thi thực hiện theo nguyên tắc: Dưới 15 phòng thi bố trí 2 cán bộ, từ 15-24 phòng thi bố trí 3 cán bộ, từ 25-34 phòng thi bố trí 4 cán bộ, từ 35-44 phòng thi bố trí 5 cán bộ, từ 45 phòng thi trở lên bố trí 6 cán bộ.
Đối với công tác chấm thi, Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra tại 63 Sở GD&ĐT, mỗi đoàn từ 4-5 người do Bộ điều động từ các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học. Sở GD&ĐT thanh tra công tác tổ chức làm phách bài thi tự luận, chấm thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm và ghép phách, nhập điểm bài thi.
Đối với công tác phúc khảo bài thi, Bộ GD&ĐT thành lập 5 đoàn kiểm tra tại 10 đến 15 Sở GD&ĐT để kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức phúc khảo và thanh tra phúc khảo bài thi của Sở GD&ĐT.
Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thanh tra Sở GD&ĐT ở địa phương chuẩn bị lực lượng để thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo phản ánh, chỉ đạo của lãnh đạo; dự phòng tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47