Kỳ cuối: Xây dựng phương án lâu dài
Kỳ 3: Quyết liệt, nhanh chóng khắc phục những tồn tại Kỳ 2: Người dân được chăm lo sức khỏe và điều kiện an cư Bài 1: Vận dụng tối đa cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân |
Bài toán điện rác
Trong những năm qua, việc xử lý rác thải theo hình thức chôn lấp là một trong những biện pháp chủ yếu được thực hiện tại Hà Nội. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh quỹ đất ngày càng hạn hẹp, lượng rác thải ngày càng lớn thì biện pháp trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của người dân sống lân cận các khu chôn lấp rác.
Cụ thể, theo Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), hiện hai khu vực xử lý lớn nhất hiện nay của Hà Nội là Nam Sơn với 5.000 tấn/ngày và Xuân Sơn là 1.200 tấn/ngày đều đang trong tình trạng quá tải và thời gian tiếp nhận còn lại ngắn, phương pháp chôn lấp tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến dân cư lân cận.
Trước áp lực này, từ nhiều năm trước Hà Nội đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xử lý rác. Đã có 5 dự án được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư. Đó là, 2 dự án tại Khu xử lý chất thải Đồng Ké (huyện Chương Mỹ và Phù Đổng (huyện Gia Lâm); Dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn); Dự án Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn; Dự án Khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng. Tuy nhiên, đến nay, vì nhiều nguyên nhân, các dự án này đều triển khai khá chậm, khó hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, đó là đưa toàn bộ 5 dự án này mới đưa vào hoạt động vào năm 2021.
Nhà máy điện rác Sóc Sơn đang gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng. |
Thậm chí, nay cả khi những nhà máy đốt rác thành điện được đi vào hoạt động, vẫn còn đó nhiều nỗi lo. Nhà máy xử lý rác làm phân tại Cầu Diễn do Urenco quản lý vận hành là một minh chứng cụ thể. Nhà máy có vốn đầu tư hơn 61 tỷ đồng từ năm 2001 (một nửa vốn đầu tư vay ODA của Tây Ban Nha) từng bị đánh giá là thua lỗ, kém hiệu quả. Do rác vô cơ và hữu cơ không được phân loại từ đầu nguồn, dẫn đến việc nguyên liệu rác vào nhà máy không đạt yêu cầu. Nhà máy liên tiếp thua lỗ dẫn đến dừng hoạt động, xí nghiệp quản lý vận hành chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý bể phốt.
Năm 2016, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện (lò đốt NEDO) tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn - Hà Nội) chính thức đi vào hoạt động. Dự án có tổng mức đầu tư trên 645 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ xử lý được 75 tấn/ngày chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng nhiệt phát điện với công suất 1930kW. Thế nhưng đến thời điểm này, nhà máy thực sự hoạt động vì cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Như vậy có thể thấy, mục tiêu biến rác thành một loại tài nguyên đã nằm trong tính toán của Thành phố từ lâu. Tuy nhiên, nếu chỉ xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện là chưa đủ, điều quan trọng nhất là ý thức của người dân, đặc biệt với công tác phân loại rác thải tại nguồn.
Đảm bảo quy trình phân loại rác
Nhiều chuyên gia môi trường cho rằng, những giải pháp của Hà Nội, trong đó có việc xây dựng nhà máy đốt rác cũng chỉ là các biện pháp kéo dài thời gian cho các nhà máy rác thêm vài năm. Ở các nước phát triển, việc đốt rác phát điện rất hiệu quả do họ phân loại rác được từ đầu nguồn. Việc phân loại rác từ nguồn là giải pháp căn cơ để giải quyết “khủng hoảng rác” ở các đô thị lớn hiện nay. Nhận thức rõ điều này, Thành phố Hà Nội cũng đã nhiều lần thí điểm các mô hình phân loại rác nhưng vì nhiều nguyên nhân mà chưa thể áp dụng đại trà.
Còn nhớ, giai đoạn từ năm 2002 - 2006, Urenco đã phối hợp với trường Đại học Xây dựng Hà Nội thực hiện thí điểm phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn phường Phan Chu Trinh. Tiếp đó, từ năm 2007 - 2009, cũng tại phường Phan Chu Trinh, Urenco phối hợp với quận Hoàn Kiếm và dự án phân loại rác thải tại nguồn tiếp tục thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, qua hai lần thí điểm đều không đạt hiệu quả như mong muốn.
Người dân đến đóng góp rác tái chế tại điểm thu gom của Urenco Chi nhánh Hoàn Kiếm. |
Rút kinh nghiệm từ những lần thí điểm trước, hiện Urenco Chi nhánh Hoàn Kiếm đã tham mưu cho lãnh đạo quận Hoàn Kiếm xây dựng chương trình “Quản lý, phân loại rác, phòng chống rác thải nhựa và túi nilon trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
Cụ thể, từ tháng 7/2020 đến nay, phương án phân loại rác thải được triển khai tại 18/18 phường với 2 nhóm cơ bản: Rác tái chế và rác còn lại. Rác tái chế được phân loại lưu trữ riêng để có thể bàn giao cho đội thu mua; rác còn lại là rác thải sinh hoạt sau khi đã thực hiện phân loại rác tái chế. Các hộ dân bỏ rác tái chế và rác còn lại vào hai túi riêng biệt cho công nhân môi trường thu theo giờ quy định.
Việc phân loại rác ngay từ nguồn thải không khó, không tốn kém về tiền bạc, không mất nhiều thời gian, công sức. Ðiều quan trọng là làm sao để mỗi người dân thay đổi thói quen bỏ chung các loại rác vào một thùng bằng việc phân chia từng loại vào những thùng chứa khác nhau.
Bên cạnh đó, Nghị định 155/2016/NĐ-CP đã có quy định về việc xử lý hành vi xả rác không đúng nơi quy định. Đây là cơ sở để tiếp tục có các biện pháp xử lý trong việc phân loại rác tại nguồn. Làm tốt công tác phân loại rác cũng tạo ra nguồn nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy xử lý rác, từ đó đưa công tác xử lý rác đạt hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59