Bài 1: Vận dụng tối đa cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân
Hà Nội: Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn cơ bản đã vận hành ổn định Khắc phục nhiều tồn tại trong khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn Khắc phục mùi hôi thối gây ô nhiễm tại khu xử lý rác Sóc Sơn |
Câu chuyện về giải phóng mặt bằng tại dự án mở rộng “Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn” không phải giờ mới diễn ra mà đã “âm ỉ" từ lâu với nhiều tồn tại chưa được khắc phục. Để giải quyết triệt để bài toán này, lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có những chỉ đạo kịp thời, sát sao nhằm giải quyết các kiến nghị của người dân, hướng đến sớm hoàn thành dự án. Quan điểm xuyên suốt của Thành phố là việc người dân kiến nghị những nguyện vọng của mình là hoàn toàn bình thường và hợp pháp, tất cả các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm tiếp nhận và trả lời, giải quyết với cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền, đảm bảo ở mức tốt nhất cho người dân.
Người dân kiến nghị nhiều vấn đề
Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường chung cho Thủ đô Hà Nội. Dự án được quy hoạch đến năm 2020 với quy mô 157 ha, đến năm 2030 là 257 ha và đến năm 2050 là 280 ha tại các xã Bắc Sơn, Nam Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn.
Sau hơn 20 năm hoạt động, Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn hiện nay tiếp nhận với công suất lên đến 5000 tấn/ngày, đêm; xử lý chất thải sinh hoạt cho 17 quận, huyện chiếm 77% tổng lượng rác thải của toàn thành phố. Lượng nước rỉ rác thu được từ các ô chôn lấp rác hiện nay khoảng trên 2000 m3/ ngày, đêm. Hàng ngày, có khoảng 550 xe chở rác lên Khu liên hợp của 27 đơn vị vận chuyển trên thành phố.
Toàn cảnh Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn nhìn từ trên cao. |
Đến nay, trước đòi hỏi của quá trình đô thị hóa, Thành phố Hà Nội đã có chủ trương đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn 2 và đi kèm với đó là Dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường, vùng 0 – 500 từ Khu liên hợp. Tổng diện tích thu hồi để thực hiện dự án là 73,73 ha thuộc địa giới hành chính của 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn và Bắc Sơn của huyện Sóc Sơn.
Sau một thời gian triển khai dự án, công tác giải phóng mặt bằng đang gặp nhiều thách thức. Hiện, đối với đất nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành tại 2 xã Nam Sơn và Hồng Kỳ với diện tích 74,2 ha/77 ha, và vẫn đang tiếp tục triển khai. Đối với các trường hợp về đất ở, Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn đã thành lập tổ công tác rà soát, phúc tra lại toàn bộ đất, công trình trên đất để có căn cứ vận dụng các chính sách được Thành phố chấp thuận. Trong quá trình công khai các phương án, tại xã Nam Sơn, các hộ dân cơ bản đồng thuận phương án bồi thường, tại xã Hồng Kỳ còn một số hộ dân chưa đồng thuận phương án do người dân kiến nghị về giá bồi thường, hỗ trợ, giá tái định cư cùng các chính sách khác về an sinh xã hội.
Đối với vấn đề môi trường, bảo hiểm y tế, cấp nước sạch, người dân đề xuất xem xét nâng mức hỗ trợ vùng ảnh hưởng môi trường và tăng bán kính hỗ trợ vùng ảnh hưởng môi trường từ 1.000m lên đến 2.000m. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp nước sạch cho người dân.
Đối với vấn đề giải phóng mặt bằng, người dân đề nghị thành phố xem xét, nghiên cứu điều chỉnh giá các loại đất và có chính sách hỗ trợ thêm đối với các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vượt hạn mức 400m²; có chính sách bồi thường, hỗ trợ 100% giá trị các công trình phụ trong đất liền kề; đồng thời, có chính sách đặc thù đối với dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường…
Trong quá trình triển khai dự án mở rộng Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn người dân đã có nhiều kiến nghị về các vấn đề dân sinh. |
Ngoài các vấn đề trên, người dân cũng kiến nghị thành phố có chính sách hỗ trợ các hộ đang sinh sống ổn định trên các thửa đất không phải là đất ở. Cụ thể, hỗ trợ các hộ thuộc diện này một suất tái định cư tối thiểu là 120m². Đối với các thửa đất nông nghiệp trồng cây lâu năm không cùng thửa đất ở được áp dụng theo Văn bản số 2819/UBND-GPMB ngày 5/7-2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án thuộc khu vực Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.
Đảm bảo quyền lợi người dân
Trước những khó khăn của người dân 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ nói riêng và nhân dân huyện Sóc Sơn nói chung đã phải hy sinh để phục vụ việc thu gom rác, giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường cho cả thành phố, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội hết sức quan tâm và chia sẻ với những thắc mắc và kiến nghị của người dân 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ nói riêng và nhân dân huyện Sóc Sơn nói chung.
Về kiến nghị của người dân, lãnh đạo Thành ủy đã trực tiếp chỉ đạo, đối với những vấn đề trong thẩm quyền giải quyết, thành phố sẽ đáp ứng ở mức độ cao nhất quyền lợi của người dân trên tinh thần đúng pháp luật. Những nội dung vượt quá thẩm quyền, Thành phố sẽ tiếp thu và báo cáo các bộ, ban, ngành Trung ương giải quyết.
Cụ thể, về bồi thường, hỗ trợ công trình, tài sản xây dựng trên đất, đối với các công trình, tài sản hợp pháp được xây dựng trên đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đúng quy định hoặc trên đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn thực hiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn đã tổ chức điều tra chi tiết hiện trạng làm căn cứ để lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn được phép thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực lập thiết kế, dự toán đối với những công trình không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ theo Điều 11 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29-3-2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Thành phố Hà Nội đã có những chỉ đạo sát sao nhằm xử lý, khắc phục các tồn tại hạn chế, đảm bảo công tác vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn. |
Đối với các hạng mục công trình, tài sản xây dựng trên diện tích đất vượt hạn mức đất ở nhưng được Ủy ban nhân dân xã xác nhận thời điểm xây dựng trước ngày có thông báo thu hồi đất, sử dụng đúng mục đích và phù hợp công năng của công trình xây dựng đó, Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn áp dụng chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 và Điều 24 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29-3-2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố, theo nguyên tắc: Tổng mức hỗ trợ về công trình, tài sản xây dựng (bao gồm cả hỗ trợ khác) không vượt quá mức bồi thường công trình theo quy định… Ủy ban nhân dân Thành phố nghiêm cấm các trường hợp áp dụng chính sách giải phóng mặt bằng để trục lợi. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Về chính sách giao đất tái định cư cho các hộ gia đình có nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn tổng hợp, báo cáo từng trường hợp cụ thể, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Tài chính, Sở Xây dựng kiểm tra, thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận việc giao bổ sung đất tái định cư (ngoài chính sách tái định cư được hưởng theo quy định).
Về việc áp dụng tính diện tích đất tái định cư đối với các hộ gia đình có đất ở bị thu hồi tại 2 dự án (Dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn 2 và Dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường), Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn thống kê, tổng hợp diện tích đất ở bị thu hồi tại cả 2 dự án để xét giao đất tái định cư một lần cho các hộ, bảo đảm diện tích đất giao tái định cư không vượt quá hạn mức giao đất ở tối đa và diện tích đất ở bị thu hồi tại 2 dự án nêu trên.
Quan điểm xuyên suốt của thành phố Hà Nội, đây là vấn đề dân sinh cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh môi trường, an ninh nguồn nước và đời sống nhân dân tại 3 xã: Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn nói riêng và địa bàn huyện Sóc Sơn nói chung, tiềm ẩn các nguy cơ cao về vệ sinh môi trường thành phố. Vì vậy, cần sự nỗ lực, quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương để giải quyết các tồn tại, hạn chế trong vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, giải quyết các kiến nghị của người dân sinh sống trong vùng bị ảnh hưởng của Khu liên hợp.
Bài 2: Người dân được chăm lo sức khỏe và điều kiện an cư
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20