Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khu phố cổ Hà Nội

Kỳ cuối: Phát huy các lợi thế

(LĐTĐ) Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, khu phố cổ Hà Nội luôn là khu vực trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của Thủ đô và cả nước. Chính vì vậy, làm thế nào để vừa giữ gìn bản sắc cho khu phố cổ, vừa phát huy được không gian di sản trong lòng đô thị luôn là những ưu tiên hàng đầu.
ky cuoi phat huy cac loi the Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khu phố cổ Hà Nội
ky cuoi phat huy cac loi the Ngõ nhỏ, nét độc đáo của riêng Hà Nội

Hài hòa với bảo tồn

Trải qua, hơn 20 năm mày mò nghiên cứu, đến nay các nhà quản lý và các chuyên gia cũng đã đi đến một thống nhất, đó là kết hợp chùm ba ý tưởng “Văn hóa - Du lịch - Kinh tế”.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có trên 190 điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng - kháng chiến. Tiêu biểu là hồ Hoàn Kiếm - di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia đặc biệt và khu Phố cổ Hà Nội - di tích lịch sử cấp quốc gia với những ngôi nhà truyền thống, phố nghề đặc trưng. Đây đều là những “tài sản” quan trọng của Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần tạo nên đặc trưng diện mạo kiến trúc đô thị Hà Nội đặc biệt là khu trung tâm.

Thực tế, bên cạnh những điểm sáng, vẫn còn những tồn tại kéo dài chưa được khắc phục. Tại những tuyến phố như Hàng Buồm, Thuốc Bắc, Hàng Chiếu, Hàng Gà, Ngõ Gạch… không khó để nhận ra những con ngõ có chiều rộng chưa đầy một mét, sâu tít tắp và lọt thỏm một mầu đen giữa các ngôi nhà mặt đường. Chính vì thế, ở đây thường phải lắp hệ thống đèn điện suốt 24/24 giờ thì mới có thể thấy lối đi. Không chỉ có chiều rộng khiêm tốn, chiều cao của ngõ nhỏ phố cổ cũng rất hạn chế. Ngõ 47 Hàng Đường là một trong những con ngõ có nhiều căn nhà nhỏ hẹp, nhưng là nơi che nắng, che mưa của bao phận người. Ngõ chạy dài hàng trăm mét, tạo thành “địa đạo” lắt léo…

ky cuoi phat huy cac loi the
Du khách quốc tế ngồi xe điện thăm quan khu phố cổ Hà Nội.

Nhìn nhận lại giá trị di sản trong phát triển hiện đại, các chuyên gia đều cho rằng, chúng ta đang có bước đi đúng đắn thực hành việc bảo tồn, hình thành nên chính sách đặc thù, đó chính là bảo tồn di sản văn hóa trong đô thị hiện đại với sự tham gia của cộng đồng. Đơn cử như dự án phố đi bộ tại Hồ Gươm, tranh bích họa tại phố Phùng Hưng, đây là một cách tiếp cận mới trong công tác bảo tồn di sản. Sự thành công của các đề án này không chỉ làm cho sức sống di sản mạnh mẽ hơn mà quan trọng nhất đó là sự vào cuộc của cả cộng động. Người dân được hưởng lợi từ các hoạt động thương mại, du lịch, di sản cũng được hưởng lợi “kép” khi được quản bá ra với công chúng.

Theo KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường trực Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội, bảo tồn di sản không có nghĩa là hoàn toàn “đóng băng”, giữ nguyên hiện trạng các di sản, việc làm này này chỉ phù hợp với các di sản “tĩnh” như cố đô Huế, hoàng thành Thăng Long… Thực tế hiện nay cho thấy khu phố cổ dù có nhiều di tích, di sản thì vẫn có các sinh hoạt đô thị diễn ra hàng ngày, hàng giờ.

Đặc biệt, ngay cả trong các công trình di sản, vẫn có các hoạt động của cư dân sinh sống trong đó. Từ thực tế này, KTS Trần Huy Ánh cho rằng phải có một cách tiếp cận khác, hài hòa hơn đối với khu phố cổ Hà Nội, phải thống kê, phân loại từng loại đối tượng để bảo tồn và khai thác phù hợp.

Đại diện Hội Kiến trúc sư Hà Nội cũng thừa nhận, công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị di sản trong khu phố cổ Hà Nội là một công việc, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Để đảm bảo sự thành công, phải huy động được sự tham gia của cộng đồng, từ đó xây dựng, kết hợp, khuyến khích, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân cùng tham gia công tác bảo tồn, tôn tạo các công trình di sản…

Bài toán di sản, thương mại

Ngày nay, khu phố cổ là nơi có hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, kinh tế thị trường sầm uất nhất của Thủ đô. Trong một không gian không lớn nhưng nơi đây có đủ mọi đặc trưng của Thủ đô xưa và nay như phố nghề, phố chuyên doanh, các lễ hội, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống hàng ngày của người dân và cả các món ăn của người Hà Nội… Đó là những giá trị văn hóa tiêu biểu hấp dẫn du khách. Thực tế, đa phần khách du lịch đến Hà Nội đều ghé thăm phố cổ để có cơ hội trải nghiệm, khám phá các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc hội tụ nơi đây.

Chỉ cần dạo một vòng qua các tuyến phố cổ, dễ dàng nhận thấy có rất đông du khách, nhất là khách nước ngoài tản bộ, mua sắm, tham quan. Nhiều di tích, điểm mua sắm trong khu phố cổ như: Nhà cổ 87 Mã Mây, đình Kim Ngân, đền Quán Đế, chợ Đồng Xuân… là điểm dừng chân lý tưởng của du khách. Ngoài ra, khu vực này tập trung nhiều khách sạn nhỏ, được khách nước ngoài chọn để lưu trú, thuận lợi trong việc tham quan, trải nghiệm phố cổ.

Xác định rõ thế mạnh của mình trong phát triển du lịch, vừa qua, quận Hoàn Kiếm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Hoàn Kiếm đến với du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với việc đưa vào khai thác ứng dụng cổng thông tin điện tử “Hoàn Kiếm 360 độ”, du lịch Hoàn Kiếm đã thực sự trở nên gần gũi, hấp dẫn đối với mọi du khách.

Tại đây, cùng với thông tin bằng hình ảnh công nghệ cao, cổng thông tin “Hoàn Kiếm 360 độ” còn xây dựng kho dữ liệu ảnh 2D và thông tin về toàn bộ các địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, khách sạn, nhà hàng, quán ăn… trên địa bàn quận. Với trên 500 địa điểm được cung cấp ảnh, địa chỉ, cách thức liên hệ và lời giới thiệu, ứng dụng này đã không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch phục vụ du khách tốt hơn mà sẽ trở thành kênh quảng bá rộng rãi về quận Hoàn Kiếm tới cộng đồng trong nước và quốc tế.

Theo ông Đinh Hồng Phong - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, trong thời gian tới quận Hoàn Kiếm sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến đầu tư, liên kết và phát triển thị trường du lịch; khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh không gian, kiến trúc cảnh quan, giá trị văn hóa khu phố cổ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận.

Đồng thời, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao trên địa bàn quận và tạo lập môi trường du lịch thực sự "An toàn – Thân thiện – Chất lượng – Hấp dẫn" nhằm phát huy tối đa các điều kiện thuận lợi, các giá trị vật thể và phi vật thể của quận Hoàn Kiếm cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Có thể nói, việc bảo tồn, tôn tạo các di sản vật thể và di sản phi vật thể đã góp phần tích cực trong bảo tồn văn hóa truyền thống, trở thành động lực cho phát triển kinh tế, thu hút du khách đến với Hà Nội. Tin tưởng rằng nếu phát huy tốt những lợi thế, nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội sẽ có nhiều bước tiến hơn nữa, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng, điều kiện sống của người dân trong khu phố cổ.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động