Kỳ cuối: Muốn an toàn, luyện kỹ năng thoát hiểm
Góc nhìn từ Bệnh viện Nhi Trung ương | |
Công đoàn Y tế Việt Nam: Góp phần giảm thiểu bạo hành trong cơ sở y tế | |
Chính thức áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh |
Sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ thông minh
Theo thông tin từ Phòng PC07 - Công an thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 492 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó120 bệnh viện, 39 trung tâm y tế, 182 trạm y tế, 107 phòng khám đa khoa và 34 cở sở khám chữa bệnh khác. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao. Trong đó, các nguyên nhân xảy ra cháy thì phần lớn là do sự cố hệ thống điện và ý thức về công tác PCCC của các bệnh viện chưa cao.
Một số hình ảnh minh họa kỹ năng thoát hiểm trong đám cháy. (Ảnh: Cục Phòng cháy chữa cháy). |
Đáng lo ngại, Phòng PC07 cho rằng, công tác PCCC&CNCH tại các bệnh viện hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Bởi lẽ, khi không may xảy ra cháy, nổ, nhiều bệnh viện nằm trong ngõ nhỏ, đường đông, đường nội bộ bị lấn chiếm… gây khó khăn cho xe chữa cháy và các loại xe chuyên dụng tiếp cận cơ sở.
Đặc biệt, tại một số bệnh viện cũ, xuống cấp, nguồn nước PCCC tại các bệnh viện không đảm bảo phục vụ chữa cháy. Bên cạnh đó, tại nhiều bệnh viện, lối thoát nạn không đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC. Cụ thể, nhiều bệnh viện hành lang hở, cầu thang hở, không có giải pháp thông gió, chống tụ khói … Nếu không may xảy ra cháy nổ, thì công tác PCCC& CNCH gặp rất nhiều khó khăn.
Ngày 28/12/2016, Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội (trước đây) và Sở Y tế Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp số 1436/QCPH-CSPC&CC-SYT về công tác PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố. Ngày 9/8/2018, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 4082/QĐ-BCA về việc sáp nhập Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội vào Công an thành phố Hà Nội. Theo đó, Công an Thành phố tiếp tục phối hợp với Sở Y tế Hà Nội theo quy chế phối hợp mới để đảm bảo công tác phối hợp trong công tác PCCC&CNCH. |
Bởi vậy, để chủ động trong công tác phòng chống cháy, nổ, Phòng PC07 cho rằng, các bệnh viện cần thực hiện đầy đủ việc thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, nhằm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến trúc có liên quan đến an toàn PCCC. Đồng thời, phải niêm yết nội quy, quy định an toàn về phòng cháy, biển cấm lửa và tiêu lệnh chữa cháy tại các khu vực.
Đặc biệt, các bệnh viện cần trang bị đầy đủ phương tiện PCCC và thường xuyên kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC định kỳ theo quy định tại TCVN 3890-2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”. Bên cạnh đó, cần bố trí lực lượng PCCC cơ sở tuần tra, thường trực, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra và lực lượng PCCC cơ sở phải được huấn luyện về nghiệp vụ PCCC.
Và để công tác PCCC được đảm bảo, khi xây dựng, các bệnh viện cần thiết kế công trình có lối thoát nạn, phương tiện thoát nạn phù hợp cho bệnh nhân và người tàn tật, xây dựng và luyện tập phương án thoát nạn khi cháy xảy ra. Các lối thoát nạn trong và ngoài công trình như: Hành lang, thang bộ, cửa đi…phải luôn thông thoáng, đảm bảo yêu cầu thoát nạn.Trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng sự cố, biển chỉ dẫn thoát nạn.
Tại tầng để xe bố trí trong bệnh viện phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng và đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC theo quy định…Tại các khu vực đặt máy biến áp, máy phát điện phải bố trí tại các phòng được ngăn cháy riêng biệt hoặc áp dụng các giải pháp chống tràn dầu, chống cháy lan khác.
Không cho phép bảo quản các loại phim X quang và các loại hoá chất dễ cháy khác trong cùng dãy nhà điều trị bệnh nhân.Trong các khu khám chữa bệnh, khu kỹ thuật nghiệp vụ tồn tại các hệ thống làm việc dưới áp lực cao có nhiều nguy hiểm cháy nổ như hệ thống các trang thiết bị làm lạnh, kho lạnh, hệ thống khí oxi âm tường đến các giường bệnh, trong quá trình vận hành sử phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn.
Cũng theo Phòng PC07, các bệnh viện nên sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ thông minh. Chức năng của hệ thống này là phát hiện và báo cháy sớm, điều khiển liên động các hệ thống chữa cháy tự động và các hệ thống khác có liên quan như: Thông gió, điều áp, thang máy, cửa chống cháy, loa truyền thanh báo cháy…
Đặc biệt, hệ thống báo cháy địa chỉ thông minh còn hạn chế tránh được việc khi có cháy xảy ra sẽ không báo động cùng lúc cho toàn bộ các khu vực, vì như thế sẽ dẫn đến cảnh những người hiện đang có mặt trong tòa nhà tâm trạng hoản loạn, dòng người thoát nạn gia tăng đột biến dẫn đến xô đẩy, dẫm đạp lên nhau… gây khó khăn cho công tác cứu nạn cứu hộ.
Người dân cần chủ động
Hiện nay, công tác PCCC là trách nhiệm không của riêng ai. Những đám cháy dù lớn hay nhỏ đều có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, gây thiệt hại về người và tài sản. Bởi vậy, cùng với sự vào cuộc của lực lượng chức năng, bệnh viện, điều quan trọng là phải bắt đầu từ ý thức, hành vi coi trọng công tác PCCC của mỗi người dân. Mỗi cá nhân hãy tự nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ, tích cực tham gia các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng PCCC để có thể tự bảo vệ mình trước những hiểm họa khôn lường của “thần lửa”.
Theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy, phụ trách công tác PCCC chia sẻ với báo chí: Khi xảy ra cháy nổ, người dân thường thiếu kỹ năng PCCC. Đa phần các nạn nhân trong các vụ cháy, nổ có hậu quả nghiêm trọng là do hít quá nhiều khí độc mà tử vong. “Khi xảy ra cháy, nổ trong trường hợp ngọn lửa không trực tiếp đe dọa đến tính mạng, thì mọi người nên bình tĩnh tìm cách để tự bảo vệ mình.
Nếu như đối với những tòa nhà cao tầng, cháy tầng dưới, thì những người tầng trên nên tìm một phòng an toàn, sau đó đóng cửa lại, dùng chăn màn thấm nước, cùng với băng dính bịt kín các kẻ hở của cửa lại, để chờ cơ quan chức năng đến ứng cứu. Thay vì mọi người sợ hãi, bỏ chạy toán loạn ra ngoài thì việc hít phải khí độc là cực kỳ nguy hiểm”, Đại tá Nguyễn Trường Sơn cho biết.
Còn đối với những trường hợp ngọn lửa trực tiếp đe dọa đến tính mạng, thì việc tìm cách thoát thân nào hợp lý nhất là điều cấp thiết. Theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, khi xảy ra cháy, nổ, người dân thoát ra ngoài phòng cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ, tuyệt đối không được chen lấn xô đẩy trong quá trình thoát nạn.
Không được sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong. Và nếu phải mở cửa thì phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa phải tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.
Đặc biệt, khi xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người như bệnh viện, người dân phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thông thường như: Cầu thang bộ, nơi có đèn Exit – Lối ra là những nơi thoát nạn an toàn nhất.
Bên cạnh đó, khi xảy ra cháy, nổ, cần cứu nạn cứu hộ hãy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết. Đồng thời gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114 (Số điện thoại 114 là số điện thoại gọi không mất tiền). Mọi công tác chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ đã được nhà nước chi trả, người dân không phải mất một khoản chi phí nào.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46