Công đoàn Y tế Việt Nam: Góp phần giảm thiểu bạo hành trong cơ sở y tế
Nhức nhối nạn bạo hành y tế
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bạo hành tại nơi làm việc được định nghĩa là “Việc cố tình sử dụng vũ lực hoặc quyền lực, đe dọa hoặc tấn công trên thực tế chống lại người khác, nhóm hay cộng đồng khác mà hậu quả của việc này có khả năng dẫn tới bị thương, tử vong hay ảnh hưởng tâm lý và sự phát triển đối với họ”. Các hành vi bạo hành tại nơi làm việc được xác định bao gồm: Tấn công, đe dọa, lăng mạ, quấy rối, bắt nạt, quấy rối tình dục…
Ông Hoàng Xuân Thảo – Trưởng ban Chính sách – Pháp luật (Công đoàn Y tế Việt Nam) hướng dẫn phòng, xử lý bạo hành tại cơ sở y tế. |
PGS. TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay cả nước đã xảy ra 18 vụ bạo hành cán bộ y tế, trong khi năm 2017 có 13 vụ, và trong giai đoạn 2014-2016, chỉ có 12 vụ được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Số liệu thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho thấy các vụ hành hung cán bộ, nhân viên y tế có chiều hướng gia tăng và đang trở thành vấn nạn.
Chỉ trong tháng 4/2018 đã có tới 3 vụ bạo hành cán bộ y tế xảy ra trên địa bàn cả nước. Cụ thể: Ngày 3/4/2018, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Bắc Kạn, trong lúc người vợ đang được điều trị thì chồng bệnh nhân đã lao vào đánh bác sĩ và điều dưỡng viên. Ngày 9/4/2018, một ông bố khi đưa con đi cấp cứu tại Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã lao vào đánh bác sĩ và thực tập sinh, khiến thực tập sinh ngất xỉu. Ngày 13/4/2018, tại BVĐK Xanh Pôn, Hà Nội một người đàn ông xông vào phòng hành hung bác sĩ khi bác sĩ đang ngồi trao đổi về hướng xử lý vết thương cho bệnh nhân.
Hiện Ban Chính sách – Pháp luật, Công đoàn Y tế Việt Nam tiếp nhận thông tin đoàn viên công đoàn, người lao động bị bạo hành tại các cơ sở y tế qua điện thoại 0243.846.1716, số máy lẻ 13 hoặc 23; email: bancsplcdytvn@gmail.com. Đầu mối liên hệ về báo chí và Website Công đoàn Y tế Việt Nam, đồng chí Lan Anh: Điện thoại 0243.846.1716, số máy lẻ 29; Email: vanphongcdyt@gmail.com. |
Các vụ hành hung trên không chỉ gây những tổn hại tới sức khỏe thể chất, tinh thần cho người bị hành hung mà còn tạo ra tâm lý bất an, lo lắng cho cán bộ, nhân viên y tế. Đặc biệt, tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khám, chữa bệnh tại cơ sở.
Để góp phần giảm thiểu bạo hành trong cơ sở y tế, cũng trong buổi tọa đàm “Bảo vệ blouse” trắng, ông Hoàng Xuân Thảo, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng mỗi cơ sở y tế để phòng chống bạo hành thì phải xây dựng môi trường y tế thật sự chuyên nghiệp đặc biệt quy trình làm việc phải tốt. Cụ thể, ông Thảo đưa ra 3 giải pháp.
Thứ nhất, Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với lãnh đạo đơn vị: Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng xử lý tình huống xảy ra bạo hành nhân viên y tế. Phối hợp với Phòng Công tác xã hội, các Khoa/phòng và tổ chức đoàn thể khác tăng cường giám sát, nhận diện, tổng hợp những tình huống có thể gây ra nguy cơ bạo hành để chủ động xây dựng phương án phòng ngừa.
Thứ hai, Công đoàn cơ sở tham mưu đề xuất với lãnh đạo đơn vị triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản quy định có liên quan đến phòng ngừa và xử lý bạo hành nhân viên y tế. Trong đó có các hoạt động như phát động thi đua, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, Quy chế chuyên môn, Đề án 2151 về đổi mới phong cách thái độ…đảm bảo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, xây dựng phương án dự phòng khi sự cố xảy ra, đề xuất các chế độ, chính sách, quy định nội bộ…
Thứ ba, đối với nhân viên y tế, cần đảm bảo 9 nguyên tắc để chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ mình như: Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật; có quyền từ chối làm việc khi có hiện tượng bị đe dọa hoặc mất an toàn nơi làm việc và có báo cáo lãnh đạo đơn vị, khoa phòng kịp thời; làm tốt công tác tuyên truyền cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về các nội quy, quy định của đơn vị….
Đồng hành cùng cán bộ nhân viên ngành y
Nhằm bảo vệ đoàn viên và người lao động ngành y, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đã hướng dẫn cán bộ, nhân viên cách xử lý khi xảy ra bạo hành tại cơ sở y tế. Đối với cán bộ, nhân viên y tế, khi phát hiện có bạo hành tại cơ sở, nhân viên y tế phải chủ động nắm bắt kịp thời vụ việc, thông tin ngay cho lãnh đạo, bảo vệ.
Hướng dẫn nhân viên y tế bảo vệ hồ sơ, bệnh án, thuốc men và thay thế đồng nghiệp bị bạo hành tiếp tục công việc xử lý cấp cứu, điều trị người bệnh cũng như thực hiện việc xử lý y tế an toàn cho đồng nghiệp. Công đoàn cơ sở phải báo cáo, xin ý kiến cấp ủy Đảng và phối hợp với chính quyền tổ chức thăm hỏi và động viên kịp thời về mặt tinh thần và vật chất. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân, tổng hợp các yếu tố và làm việc với các cơ quan liên quan. Sau đó báo cáo gửi Công đoàn Y tế Việt Nam, đồng thời lập sổ theo dõi, lưu hồ sơ tại đơn vị.
Chị Nguyễn Thị Huyền (Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm, Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ): “Việc bạo hành tại các cơ sở y tế hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương trong vòng 3 năm gần đây không xảy ra vụ bạo hành nào. Tuy nhiên, tôi thấy việc tập huấn, nâng cao kĩ năng phòng tránh bạo hành tại cơ sở là rất cần thiết. Qua buổi tập huấn tôi cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho chính bản thân mình”.
Để góp phần giảm thiểu bạo hành tại cơ sở y tế, hiện nay, Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế triển khai tập huấn truyền thông về giao tiếp ứng xử cho cán bộ Công đoàn trong ngành Y tế ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Việc tập huấn nhằm trang bị những kỹ năng giao tiếp cần thiết đối với nhân viên y tế tại các vị trí làm việc khác nhau, nhất là kiến thức, kỹ năng giúp nhân viên y tế chủ động nhận diện những người bệnh, thân nhân người bệnh có nguy cơ gây bạo hành cùng các biện pháp hóa giải nguy cơ.
PGS. TS Phạm Thanh Bình cũng khẳng định Công đoàn Y tế Việt Nam sẽ đồng hành, sát cánh cùng cán bộ, nhân viên ngành y tế. Khi có báo cáo của công đoàn cơ sở hoặc qua kênh phản ánh thông tin báo chí, Công đoàn Y tế Việt Nam sẽ kiểm tra thông tin và thực hiện chế độ thăm hỏi. Đồng thời, phối hợp với báo chí để thông tin kịp thời trên các phương tiên thông tin đại chúng và cử phóng viên điều tra đến cơ sở y tế khi cần thiết. Phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn đơn vị mua bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên y tế…
P.V
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37