Góc nhìn từ Bệnh viện Nhi Trung ương
Công đoàn Y tế Việt Nam: Góp phần giảm thiểu bạo hành trong cơ sở y tế | |
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế |
PV: Xin ông cho biết, việc triển khai công tác phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện thời gian qua?
Kỹ sư Bùi Huy Khôi – Phó Trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế, Đội trưởng Đội PCCC Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Kỹ sư Bùi Huy Khôi: Hàng ngày, Bệnh viện Nhi Trung ương có trên dưới 10.000 nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có mặt tại bệnh viện. Do đó, nếu xảy ra sự cố cháy nổ, sẽ gây thiệt hại lớn cả về người và của cải. Bởi vậy, nhiều năm qua, lãnh đạo Bệnh viện luôn quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH), đồng thời tham mưu, chỉ đạo để xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về PCCC và CNCH. Công tác kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH được Bệnh viện thực hiện thường xuyên, liên tục.
Trong đó, Bệnh viện chú trọng vào những nơi dễ phát sinh cháy nổ như: Hệ thống nhà kho, phòng máy chủ, hệ thống điện và trạm đặt hệ thống khí Y tế. Từ đó đã sắp xếp, bố trí hợp lý, an toàn hạn chế tối đa hiện tượng cháy nổ xảy ra.
Bên cạnh việc kiểm tra thì công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH cũng được Bệnh viện đặc biệt chú trọng. Trong thời gian qua, Bệnh viện đã tăng cường quán triệt các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động. Thông qua các hình thức như: Giao phát tài liệu đến từng khoa phòng, phổ biến lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn cán bộ, viên chức Bệnh viện trong công tác PCCC, hạn chế tối đa thiệt hại khi có sự cố xảy ra.
Bệnh viện cũng đã kiện toàn hồ sơ quản lý công tác PCCC theo quy định; chủ động xây dựng bổ sung phương án chữa cháy tại cơ sở cho phù hợp với điều kiện, tổ chức học tập theo quy định.Hiện Bệnh viện đang triển khai hoạt động Nhà hợp khối 15 tầng, nhà 8 tầng với với hệ thống trang thiết bị PCCC hiện đại, đồng bộ đáp ứng tốt công tác PCCC nếu xảy ra sự cố cháy nổ, nhằm bảo vệ tuyệt đối tính mạng cũng như tài sản của cán bộ y, bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang công tác, điều trị tại Bệnh viện.
PV: Được biết, để công tác PCCC và CNCH đạt hiệu cao, thì việc phối hợp với Phòng cảnh sát PCCC– Công an TP. Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng. Vậy việc phối hợp đó được Bệnh viện chủ động triển khai như nào thưa ông?
Kỹ sư Bùi Huy Khôi: Hàng năm Bệnh viện đều phối hợp Đội cảnh sát PCCC và CNCH quận Đống Đa (Hà Nội) xây dựng và tổ chức diễn tập các phương án CNCH đối với từng sự cố, tai nạn cụ thể nhằm nâng cao tính chiến đấu, tránh bị động, bất ngờ và thống nhất trong công tác chỉ huy, chỉ đạo về chiến thuật, huy động lực lượng, phương tiện tham gia cứu nan, cứu hộ và PCCC.
Tập huấn công tác PCCC&CNCH trong Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Sau khi kết thúc diễn tập, lực lượng PCCC và CNCH cơ sở, lực lượng bảo vệ, cán bộ, bác sĩ, nhân viên được nâng cao ý thức, kiến thức nghiệp vụ PCCC và CNCH và pháp luật PCCC để chỉ đạo hướng dẫn, quản lý, tổ chức việc thực hiện công tác PCCC tại Bệnh viện đáp ứng yêu cầu phòng ngừa không để xảy ra cháy, nổ. Sử dụng thành thạo các phương tiện dụng cụ chữa cháy, thoát hiểm và cứu người bị nạn, cứu tài sản, sẵn sàng chữa cháy kịp thời.
Đặc biệt, Bệnh viện Nhi Trung ương được trang bị hệ thống PCCC tự động và đồng bộ đã được Cục cảnh sát PCCC thẩm duyệt và cấp giấy phép. Ngoài ra Bệnh viện trang bị thêm các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, thiết bị bảo hộ, dụng cụ hỗ trợ chữa cháy như: Bình khí CO2 chữa cháy; 243 bình bột chữa cháy loại MFZ. Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường; trạm bơm nước (động cơ điện và động cơ Diesel). Họng nước chữa cháy vách tường; mũ bảo hiểm; áo chống cháy…
PV: Là một trong những đơn vị đảm bảo tốt công tác PCCC, hàng năm Bệnh viện đã có những chương trình gì giúp cán bộ, nhân viên y tế nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng PCCC?
Kỹ sư Bùi Huy Khôi: Để công tác PCCC và CNCH được đảm bảo, Bệnh viện đã thành lập Đội PCCC cơ sở gồm 82 người (trong đó có 1 đội trưởng và 3 đội phó) đã được tập huấn cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC. Công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn PCCC, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường được tiến hành định kỳ 2 lần/tuần và kiểm tra đột suất, đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ và sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
Nhiệm vụ chính của Đội PCCC cơ sở Bệnh viện: Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC. Duy trì thường xuyên các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC như tại thời điểm kiểm tra. Bảo trì, bảo dưỡng phương tiện PCCC được lắp đặt tại cơ sở đảm bảo hoạt động tốt theo quy định tại TCVN 3890:2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”.
Đồng thời, Đội PCCC và CNCH còn phải thường xuyên rà soát kiểm tra hệ thống điện, hệ thống PCCC, các kho để phát hiện và khắc phục kịp thời những hư hỏng có nguy cơ gây cháy nổ; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm; củng cố và duy trì hoạt động lực lượng PCCC và CNCH cơ sở; trang bị đầy đủ phương tiện PCCC và CNCH theo quy định; lắp đặt hệ thống đèn báo cháy, báo khói tại tất cả các vị trí quan trọng trong Bệnh viện…
PV: Bình oxy tại các bệnh viện có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Vậy Bệnh viện đã có những những phương pháp nào để hạn chế những nguy cơ cháy, nổ từ bình oxy?
Kỹ sư Bùi Huy Khôi: Đối với y học hiện đại ngày nay, hệ thống khí y tế chính là bộ mặt, là lá phổi của bệnh viện, nó giúp cho việc điều trị cho bệnh nhân nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn và tốn ít thời gian hơn. Trong đó khí oxy đóng vai trò rất quan trọng, dùng cho tất cả các liệu pháp hô hấp và cùng với nitơ oxit cho thuốc gây mê.
Đối với hệ thống khí y tế thì được kiểm soát bởi Hệ thống kiểm soát và báo trung tâm, khu vực. Hệ thống này hiển thị tên các loại khí, tình trạng áp lực các loại khí, chi tiết áp suất hiện tại đầu ra của hệ thống trung tâm, đèn led nhiều màu báo hiệu, nút tắt báo động cho mỗi loại khí riêng biệt của từng hệ thống máy trung tâm. Vì vậy khi có sự cố dễ dàng phát hiện đúng vị trí, đúng lỗi và xử lý nhanh chóng.
Bệnh viện luôn có bình chữa cháy phù hợp đặt tại nơi để bình chứa oxy. Bình oxy khi nhập/xuất phải đúng nơi Bệnh viện quy định, trên thân bình được dán tem kiểm định còn thời hạn của cơ quan chức năng được phép kiểm tra.Ngoài ra phụ trách việc vận chuyển, lắp đặt bình oxy rời trong Bệnh viện là người đã được đào tạo, tập huấn.
PV: Xin ông cho biết Bệnh viện đã áp dụng những phương pháp nào để giáo dục, tuyên truyền cho bệnh nhân về công tác PCCC?
Kỹ sư Bùi Huy Khôi: Tiếp nối hiệu quả của việc tuyên truyền không hút thuốc, Bệnh viện đã tổ chức nhiều buổi tư vấn tập trung về công tác xã hội cho tất cả người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Viện. Trọng tâm là nội dung về PCCC được đông đảo người bệnh quan tâm và lắng nghe.
Tuy nhiên, dù đã được Bệnh viện quán triệt đến cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên, bệnh nhân... thực hiện không hút thuốc lá, thế nhưng vẫn rất khó kiểm soát bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hút thuốc trong bệnh viện. Nếu bắt gặp cũng chỉ có thể nhắc nhở, yêu cầu dừng hút vì cán bộ, nhân viên bệnh viện không có chức năng xử phạt. Việc hút thuốc diễn ra chốc lát, không có bằng chứng để đưa đến Thanh tra Y tế hay các cơ quan chức năng để tiến hành xử phạt. Trong khi đó, việc bán thuốc lá hiện nay tràn lan, không chấp hành bất cứ quy định nào.Và đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra cháy nổ trong bệnh viện.
Trong khi đó, Thanh tra Y tế là lực lượng chủ lực về xử phạt, nhưng lại quá mỏng, thiếu về số lượng và trang thiết bị, kinh phí hoạt động còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc quy định thẩm quyền xử phạt của UBND các cấp, đó là quy định thẩm quyền chung theo hiện hành là Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa có quy định cụ thể về cơ quan tham mưu, chịu trách nhiệm chính việc xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng của cấp xã, phường, thị trấn nên rất khó thực hiện. Xin chân thành cảm ơn ông!
Minh Khuê (thực hiện)
Kỳ cuối: Kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy nổ trong bệnh viện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31