Nhức nhối thực trạng sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả

Kỳ cuối: Đâu là giải pháp?

(LĐTĐ) Tình trạng mỹ phẩm giả, kém chất lượng ngày càng diễn biến phức tạp cả về quy mô, tính chất... Điều đó đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp, có cơ chế giám sát thực tiễn hiệu quả hơn.
ky cuoi dau la giai phap 79603 Nhiều khó khăn trong công tác quản lý
ky cuoi dau la giai phap 79603 Bài 2: Mỹ phẩm giả, hậu quả thật
ky cuoi dau la giai phap 79603 Bài 1: Lạc vào... “ma trận” mỹ phẩm

Tăng cường hành lang pháp lý

Trước thực tế mỹ phẩm giả, kém chất lượng hoành hành trên thị trường, từ năm 2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với các cơ sở sản xuất bán thành phẩm mỹ phẩm, thành phẩm mỹ phẩm và cơ sở đóng gói mỹ phẩm. Theo đó, các đơn vị liên quan phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (CGMP - ASEAN).

Hơn 2 năm, kể từ khi Nghị định trên có hiệu lực đã góp phần quản lý chặt chẽ hơn những vấn đề liên quan đến chất lượng, an toàn của mỹ phẩm. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp cả về quy mô, tính chất, địa bàn, đối tượng vi phạm đang là thách thức cho các lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm.

ky cuoi dau la giai phap 79603
Lực lượng QLTT đang giám sát việc tiêu hủy số mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thực tế, thời gian qua, các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã cố gắng thường xuyên triển khai công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa”.

Chia sẻ về một số tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác quản lý thị trường, một lãnh đạo Chi cục QLTT Hà Nội cho biết: Hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, an toàn thực phẩm còn chồng chéo dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau, trong khi việc sửa đổi, bổ sung chậm, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế, gây khó khăn cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ trong việc xử lý các hành vi vi phạm.

Một số doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành mỹ phẩm cho rằng, những thách thức của cơ quan chức năng trong đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là khả năng tiếp nhận các tài liệu nước ngoài (như tờ khai hải quan để làm chứng cứ chống lại những đối tượng xuất nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tại Việt Nam) còn hạn chế. Đồng thời, các biện pháp xử phạt hành chính chưa đủ tính răn đe nên không phát huy được hiệu quả trong thực tiễn.

Phó Cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công Thương) Trần Hùng nhận định: “Việc xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hành lang pháp lý, chế tài xử lý còn thiếu, chưa có bộ quy chuẩn thế nào là hàng giả.

Quy định cũng chưa rõ ràng nên việc xác định hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng để xử lý không đơn giản. Đặc biệt, việc khởi tố đã khó, xử lý hình sự còn khó hơn, trong khi làm hàng giả, hàng kém chất lượng dễ, lợi nhuận cao. Vì vậy, cần có một hành lang pháp lý rõ ràng, chắc chắn cho các cơ quan chức năng có thể thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả triệt để hơn”.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: “Việc áp dụng hậu kiểm theo cam kết hội nhập thế giới, tạo nên tình trạng sản phẩm tung ra thị trường lại phụ thuốc vào lương tâm của người kinh doanh khiến thị trường mỹ phẩm vẫn đang còn những rủi ro cho người tiêu dùng. Công tác hậu kiểm cũng còn tồn tại sự bất cập khi phát hiện sản phẩm giả thì đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Như vậy, cần phải có thêm các quy định và chế tài xử lý mới ngăn chặn được tình trạng phức tạp này”.

Cần có sự phối hợp đồng bộ

Chia sẻ về những khó khăn và vướng mắc trong “cuộc chiến” ngăn chặn mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng trên thị trường, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Trưởng Phòng Pháp chế Cục QLTT, Tổ phó tổ chuyên trách 334 (Bộ Công Thương) cho biết: “Hiện nay công tác phối hợp giữa Bộ Công Thương, Bộ Y tế và một số cơ quan chức năng khác vẫn còn một số vấn đề chưa được thuận lợi.

Khi chúng tôi có văn bản trao đổi có tính chuyên môn quản lý nhà nước thì thường phải chờ đợi tương đối lâu để có câu trả lời... Vì thế, trong kiểm tra quản lý các mặt hàng mỹ phẩm nói riêng và các mặt hàng khác nói chung chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm định. Muốn xác định được chất lượng thì phải qua khâu kiểm định. Trong khâu kiểm định sẽ liên quan tới khâu vật liệu, kinh phí, nhất là mặt hàng mỹ phẩm, dược phẩm đòi hỏi chi phí lớn”.

Phân tích rõ hơn sự thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT, cho biết: Cái khó, cái vướng mắc hiện nay là những quy định của Bộ Y tế, ví dụ như thuốc, mỹ phẩm thì thuộc Cục Quản lý Dược, trong khi thực phẩm chức năng lại thuộc Cục An toàn thực phẩm, vì thế khi phát hiện các hành vi sai phạm vẫn chờ đợi câu trả lời liên quan tới các quy định.

“Một số vụ đã bị lực lượng QLTT phát hiện, chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý như vụ mỹ phẩm ung thư Vinaca, mỹ phẩm đông y Ngọc Tú…Tuy nhiên, sau một thời gian cơ quan điều tra cho biết vẫn cần nghiên cứu, điều tra, như vậy lại hết thời hạn theo quy định, cơ quan QLTT không làm gì được…”, ông Hùng nói.

Vì vậy, ông Trần Hùng cho rằng cần phải tăng cường sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý trong việc thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm. Sự vào cuộc mạnh mẽ bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp đấu tranh chống hàng giả: “Chúng tôi nhận thấy công tác phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan nhà nước còn chưa được chặt chẽ.

Có những cơ quan vẫn còn giữ kín thông tin. Như chúng tôi có sự vụ đều công khai, mở toang xuống tận các chi cục, các đội. Do đó, phải dám làm và làm công khai để bảo vệ DN làm ăn chân chính và người tiêu dùng. Ngoài ra, cần phải nâng cao vai trò của cơ sở, phường xã trong công tác quản lý thị trường mỹ phẩm, ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Văn Lợi - Trưởng phòng Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho rằng việc ngăn chặn mỹ phẩm giả, kém chật lượng cần sự phối hợp của cơ quan chức năng cũng như phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. “Để việc đấu tranh chống nạn sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả đạt hiệu quả cao hơn rất cần sự vào cuộc phối hợp giữa lực lượng chống buôn lậu, hàng giả với chính quyền địa phương.

Đồng thời, cơ quan quản lý cần có biện pháp quản lý cụ thể như cấp mã sản phẩm để người tiêu dùng có thể tra được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Về phía người tiêu dùng, khi mua bất cứ sản phẩm nào đều nên lựa chọn kỹ từ tem mác, mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ, không nên ham rẻ mà làm hại sức khỏe chính bản thân”.

Làm tốt việc bảo vệ nhãn hiệu

Từ góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Cường - Đại diện nhãn hàng mỹ phẩm CN cho rằng: “Để hạn chế hàng lậu, hàng giả, trước hết các DN phải tự bảo vệ mình bằng cách đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, giám sát chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ thuật không tiếp tay cho việc làm hàng giả. Bên cạnh đó, các DN chủ động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện đầy đủ các quy định về công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

Đặc biệt, chú trọng tìm hiểu về Luật Sở hữu trí tuệ, tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc tự đánh mất thương hiệu của mình, nắm vững luật pháp về sở hữu trí tuệ và quyền xử lí của các cơ quan Nhà nước để khởi kiện hoặc tố cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, quản lý tốt hệ thống bán hàng, thiết lập các kênh lưu thông hàng hóa chính hiệu”.

Theo ông Cường: Các DN cần tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng qua việc cung cấp thông tin cần thiết về các đối tượng vi phạm, phương thức thủ đoạn, phối hợp tuyên truyền. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng thật, hàng giả, có chính sách khuyến khích người tiêu dùng cung cấp thông tin khi phát hiện ra hàng giả, hàng nhái để thông báo cho DN.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần có kênh phản ánh thông tin và xây dựng dữ liệu báo cáo những thương hiệu, tên tuổi mỹ phẩm nào đang có nhiều hàng giả. Các doanh nghiệp làm ăn chân chính cần thường xuyên đào tạo cho đại lý bán hàng của mình thông tin được điều này đến người tiêu dùng.

Văn Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động