Nhức nhối thực trạng sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả

Nhiều khó khăn trong công tác quản lý

(LĐTĐ) Có thể thấy, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả ngày càng tinh vi, trong khi hành lang pháp lý, chế tài xử lý còn thiếu khiến cho các đợt “tấn công” của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) vào hàng giả, hàng nhái vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa’’. Nhiều cơ sở sau khi bị kiểm tra, xử lý vẫn tái phạm, thậm chí có cơ sở còn thách thức, tung tin thất thiệt khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra.
nhieu kho khan trong cong tac quan ly Bài 2: Mỹ phẩm giả, hậu quả thật
nhieu kho khan trong cong tac quan ly Bài 1: Lạc vào... “ma trận” mỹ phẩm

Người tiêu dùng và doanh nghiệp còn thờ ơ

Mỹ phẩm giả, kém chất lượng tồn tại trên thị trường có rất nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là ở người tiêu dùng. Nhiều người vẫn chọn mua mỹ phẩm bằng cảm quan, không chú tâm đến nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, tâm lý sính ngoại, ham hàng giá rẻ khiến nhiều người tiêu dùng sẵn sàng lựa chọn những sản phẩm xách tay không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chính sự thờ ơ trong mua sắm và sử dụng là một yếu tố khiến cho mỹ phẩm giả, kém chất lượng vẫn có “đất sống” trên thị trường.

Nói về thói quen mua mỹ phẩm của người tiêu dùng hiện nay, một chủ cửa hàng mỹ phẩm trên địa bàn phường Ngọc Khánh (Ba Đình) cho biết: “Hầu hết các khách hàng đến đây đều xem các loại mỹ phẩm nước ngoài như Estee Lauder, SK II, Ohui, Lancome… Thế nhưng, rất ít người chịu bỏ tiền ra mua luôn mà còn so sánh với giá trên mạng xã hội. Thông thường, họ lựa chọn các sản phẩm cùng thương hiệu nhưng giá rẻ, thậm chí càng rẻ càng tốt.

nhieu kho khan trong cong tac quan ly
Lực lượng chức năng đang kiểm tra tại cơ sở kinh doanh mỹ phẩm Shin House trên đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy.

Tuy nhiên, đây là lựa chọn nhiều rủi ro, vì các sản phẩm chính hãng được nhập khẩu qua con đường chính ngạch, có nguồn gốc xuất xứ, được kiểm tra chất lượng nên giá lúc nào cũng cao hơn các sản phẩm trôi nổi, không có nhãn, mác”. Nắm bắt được tâm lý này, một số cơ sở kinh doanh, buôn bán mỹ phẩm đã trục lợi bằng cách sản xuất, làm giả các mỹ phẩm có thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài. Chính điều đó, đang gây cho thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng nhiễu loạn, mỹ phẩm giả vẫn tràn lan, tồn tại trên thị trường.

Không chỉ người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) sản xuất, phân phối hàng thật, bên được xem là “bị hại” thì lại “im hơi lặng tiếng”. Đại diện một công ty có sản phẩm bị làm giả tiết lộ việc không dám công bố tình trạng hàng giả đối với sản phẩm của công ty vì lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, khiến người tiêu dùng không muốn mua hàng của mình nữa. Còn nếu thông tin rộng rãi về đặc điểm phân biệt hàng thật - giả, đối tượng gian lận sẽ biết được đặc điểm hàng thật để tiếp tục “cải tiến” hàng giả. Do đó, khi phát hiện hàng giả, DN đành âm thầm xử lý, thậm chí chấp nhận “sống chung” với hàng giả.

Gian nan phát hiện, xử phạt

Mỹ phẩm giả có thể “lộng hành” trên thị trường gây thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng và các DN làm ăn chân chính. Thế nhưng, công tác đấu tranh chống hàng giả đang gặp nhiều khó khăn từ việc giám định hàng thật - hàng giả, cho đến phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan chức năng, cũng như xử lý tiêu hủy hàng giả. Đặc biệt là các chiêu trò, đe nạt, thông tin thất thiệt nhằm gây áp lực khiến lực lượng chức năng khi tiến hành kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Thực tế, trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hàng mỹ phẩm, dược liệu cho thấy, lực lượng QLTT Hà Nội chịu không ít áp lực. Đơn cử tại điểm kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm trên phố Hàng Đường (Hoàn Kiếm, Hà Nội), lực lượng quản lý thị trường mới đề nghị kiểm tra nhưng ngay sau đó đã có những cú điện thoại từ một số cơ quan quản lý khác gọi đến “can thiệp”. Có trường hợp xuất hiện nhân vật là lãnh đạo một cơ quan nhà nước đến nhận là họ hàng với chủ cơ sở kinh doanh này để “hỏi thăm” công tác kiểm tra, xử lý...

Chia sẻ về những áp lực khi thực thi công vụ, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Trưởng Phòng Pháp chế Cục QLTT (Bộ Công thương) cho biết: “Trong quá trình kiểm tra, lực lượng QLTT có nhận được một số cuộc gọi, tuy nhiên về nguyên tắc chúng tôi cũng sẽ không tiếp nhận bất kì cuộc gọi nào có tính chất can thiệp vào việc kiểm tra của QLTT. Đặc biệt, sẽ không có “vùng cấm” hoặc các mối quan hệ làm sai lệch vụ việc hay hồ sơ. Chúng tôi luôn đảm bảo việc kiểm tra khách quan, công bằng...”.

Không chỉ áp lực trong quá trình kiểm tra, lực lượng QLTT còn chịu nhiều áp lực thông tin từ phía cơ sở vi phạm. Một số cơ sở sau khi kiểm tra, bị thu giữ hàng hóa vi phạm thường phản ứng tiêu cực bằng cách tung tin thất thiệt về lực lượng chức năng làm sai, chèn ép DN. Điển hình phải nhắc đến sự kiện tổ công tác 334 (Bộ Công Thương) phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an và Chi CụcQLTT Hà Nội thu giữ lô hàng 3.000 sản phẩm phẩm mỹ phẩm đông y của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Tú tại thị trấn Cầu Bươu, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Mặc dù, tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm, cũng như giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất hàng hóa.

Tuy nhiên, sau gần 2 tháng thu giữ lô sản phẩm này, ngày 11/8/2018 Công ty Ngọc Tú bất ngờ công bố Giấy phép sản xuất mỹ phẩm vừa được Sở Y tế Hà Nội cấp. Đặc biệt, công ty này tự ý sử dụng logo, hình ảnh các cơ quan báo chí truyền hình như VTV, VTC... trên phông nền trong buổi ra mắt sản phẩm nhằm khẳng định sự uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty được sự bảo trợ của các cơ quan truyền thông. Sự kiện công bố giấy phép, ra mắt sản phẩm như thách thức các lực lượng chức năng...

Còn lỗ hổng trong quản lý?

Đánh giá về việc lỗ hổng trong quản lý mỹ phẩm, ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công Thương) cho rằng: “Thực tế cho thấy, triển khai thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều vụ việc vượt quá thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của QLTT. Một số vụ đã bị lực lượng QLTT phát hiện, chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý như vụ mỹ phẩm ung thư Vinaca, mỹ phẩm đông y Ngọc Tú. Tuy nhiên, sau một thời gian cơ quan điều tra cho biết vẫn cần nghiên cứu, điều tra, như vậy lại hết thời hạn theo quy định, cơ quan QLTT không làm gì được...”.

Ông Hùng cũng cho biết thêm, hiện nay đang thiếu chế tài xử phạt, mức phạt còn quá nhẹ nên khiến các cơ sở vi phạm “nhờn luật’.“Điều 25 Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đưa ra quy định về khung hình phạt với hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa mức phạt cao nhất chỉ từ 7 - 10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng. Chế tài xử phạt quá thấp không đủ sức răn đe vi phạm”, ông Hùng nói.

Một nguyên nhân khách quan khác, việc tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, pháp luật chỉ yêu cầu doanh nghiệp công bố cho cơ quan quản lý nhà nước là sẽ đưa sản phẩm ra thị trường, đồng thời chỉ cần cam kết không có những chất cấm, chất không được phép sử dụng là có thể sản xuất, đưa sản phẩm đó ra thị trường. Cơ chế thông thoáng nhưng lại thiếu hậu kiểm đang là tác nhân khiến mỹ phẩm giả, kém chất lượng vẫn có đất sống.

Trong vụ cấp phép cho công ty Ngọc Tú sau khi công ty này bị tổ công tác liên ngành phát hiện sai phạm và thu giữ 3.000 sản phẩm, ông Nguyễn Văn Khải- Trưởng phòng Nghiệp vụ dược (Sở Y tế Hà Nội) cho biết: “Việc cấp phép sản xuất cho Công ty Ngọc Tú là thực hiện theo đúng các quy định. Dẫu biết rằng, công ty này có sai phạm trước đó, tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN, Bộ Y tế đã có kế hoạch hành động triển khai NSW và ASW thực hiện gọn nhẹ, đơn giản các thủ tục cấp giấy phép mỹ phẩm đã công bố lưu hành tại Việt Nam.

Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy phép sản xuất đều thực hiện đúng các thủ tục thì không có lý gì mà không cấp. Có chăng, nếu sau khi lưu hành sản phẩm, sẽ có công tác hậu kiểm, đánh giá chất lượng, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý ”, ông Khải nói.

Văn Hùng

Kỳ 4: Đâu là giải pháp?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 19/3, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trong đợt thực hiện kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát (TTKS) nhằm đảm bảo tật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh từ 15/2 đến 14/3, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm.
Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính, kiểm tra Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ làm công tác công đoàn và tài chính Công đoàn cơ sở.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023; nghe nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới” cho các cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...

Tin khác

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức “Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024.
Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

(LĐTĐ) Năm 2024, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào các tháng 5, 7 và tháng 11. Trong đó, để kích cầu tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa… các sản phẩm tham gia chương trình sẽ được các doanh nghiệp áp dụng mức khuyến mại cao nhất lên đến 100%.
Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 7/3

Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 7/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 7/3, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 240 đồng, xăng RON 95 giảm 372 đồng; giá các loại dầu cũng giảm.
Giá vàng hôm nay (28/2): Vàng nhẫn tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (28/2): Vàng nhẫn tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Trong khi giá vàng thế giới đang có dấu hiệu tăng nhiệt, thì sáng nay (28/2) giá vàng trong nước vẫn biến động nhẹ so với hôm qua, duy trì mức 79 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên giá vàng nhẫn tăng mạnh 400.000 đồng mỗi lượng.
Cần kiểm soát giá để việc tăng lương thật sự có ý nghĩa

Cần kiểm soát giá để việc tăng lương thật sự có ý nghĩa

(LĐTĐ) Sau thời gian “lỗi hẹn” với cải cách tiền lương, từ ngày 1/7/2024, chính sách tiền lương mới sẽ được thực hiện. Hàng triệu người hưởng lương mừng song vẫn không khỏi băn khoăn: "Làm sao ghìm được giá"?
Siêu thị tăng khuyến mại để kích cầu tiêu dùng

Siêu thị tăng khuyến mại để kích cầu tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng khi vừa trở lại thành phố làm việc, ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Central Retail đã tung ra chương trình khuyến mại lớn “Giá luôn luôn rẻ”, với mức giảm giá trên 30%, giúp người tiêu dùng không lo về giá, mua sắm tiết kiệm.
Thị trường hoa ở TP.HCM vắng khách trước ngày lễ Tình nhân 14/2

Thị trường hoa ở TP.HCM vắng khách trước ngày lễ Tình nhân 14/2

(LĐTĐ) Các tiểu thương tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ cho biết, giá hoa năm nay không tăng, không có người mua trong những ngày cận kề ngày lễ tình nhân Valentine 14/2.
Người bán chọn ngày đẹp nhất để mở hàng - người mua có thực sự được lợi?

Người bán chọn ngày đẹp nhất để mở hàng - người mua có thực sự được lợi?

(LĐTĐ) Khám phá bí mật đằng sau việc chọn ngày đẹp mở hàng và những ưu đãi hấp dẫn từ các nhà bán lẻ. Liệu đây có phải là cơ hội vàng cho người tiêu dùng hay chỉ là chiêu thức marketing? Đọc ngay để biết cách mua sắm thông minh, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ trong mỗi giao dịch.
Nghệ An: Quất, đào cắt lỗ vẫn ế khách mua

Nghệ An: Quất, đào cắt lỗ vẫn ế khách mua

(LĐTĐ) Ngày 30 Tết, trời mưa rét, nhiều tiểu thương bán đào, quất ở Nghệ An vẫn cố gắng ngồi ngóng khách, khuôn mặt chất chồng âu lo bởi nhiều ngày nay, dù đã giảm giá sâu, thậm chí bán lỗ nhưng khách hàng vẫn tỏ ra không mặn mà.
Xem thêm
Phiên bản di động