Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Kiến nghị sớm luật hóa việc điều hành giá bán lẻ điện Điều chỉnh tăng 4,5% giá bán lẻ điện từ hôm nay (9/11) Hộ dân sử dụng điện từ 710 kWh/tháng trở xuống sẽ phải trả ít tiền điện hơn

Theo đề xuất biểu giá điện mới, giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, bao gồm: Sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt, trạm/trụ sạc xe điện và cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Điều 48 Luật Du lịch năm 2017.

Giá bán lẻ điện theo các cấp điện áp từ dưới 1kV; trung áp từ 1 - 35kV và cao áp trên 35kV trở lên; theo thời gian sử dụng điện trong ngày cho mục đích sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú du lịch, trạm/trụ sạc xe điện, tại các cấp điện áp được áp dụng đối với khách hàng sử dụng điện đủ điều kiện; nhóm khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt gồm 5 bậc có mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước được áp dụng khi điều kiện kỹ thuật cho phép đối với nhóm khách hàng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt; và khu vực nối lưới điện quốc gia cho khách hàng sử dụng điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia.

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?
Khoảng 2% hộ gia đình sẽ phải tiền điện cao hơn với đề xuất phương án biểu giá tính điện mới. (Ảnh minh họa)

Chênh lệch chi phí của đơn vị điện lực do áp dụng giá bán điện thống nhất toàn quốc thấp hơn giá thành sản xuất kinh doanh điện được tính vào giá điện chung toàn quốc đối với các khu vực do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bán điện; đối với khu vực không do EVN bán điện, chênh lệch chi phí được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo dự thảo Quyết định, hộ nghèo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và gia đình chính sách có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt không quá 50 kWh tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Cũng theo lập luận của Bộ Công Thương, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo dự thảo mới nhất đã được cải tiến, rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc, được thiết kế theo nguyên tắc nhằm bảo đảm hạn chế tối đa tác động tới các hộ sử dụng điện. Chẳng hạn, giữ nguyên giá cho bậc 1 (0 - 100 kWh) để bảo đảm ổn định giá điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (theo khảo sát của EVN) trước đó là khoảng 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện sẽ được bù đắp từ hộ sử dụng 401 - 700okWh và trên 700kWh điện. Có nghĩa là các bậc từ 401kWh điện trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Bộ Công Thương khẳng định, phương án tính giá điện sinh hoạt theo 5 bậc mới chỉ khiến khoảng 2% hộ gia đình (tương đương 558.000 hộ) dùng điện 711 kWh/tháng sẽ phải trả tiền nhiều hơn, số còn lại trả mức tương đương cách tính cũ, thậm chí thấp hơn. Chẳng hạn, nếu hộ gia đình dùng 750kWh/tháng, tính theo 6 bậc phải trả 2,081 triệu đồng, theo 5 bậc mới là 2,099 triệu đồng, cao hơn 18.000 đồng/tháng; sử dụng 800kWh/tháng, tính theo 5 bậc phải trả cao hơn 41.000 đồng; 1.000kWh/tháng tính theo 5 bậc phải trả hóa đơn cao hơn khoảng 134.000 đồng…

Như vậy, biểu giá bán lẻ điện cải tiến 5 bậc sẽ khiến hộ dùng điện càng nhiều, trả tiền điện càng đắt. Phương án này nhằm khuyến khích người dân tiết kiệm điện. Song thực tế, nhu cầu sử dụng điện của người dân qua mỗi năm đều tăng trước áp lực biến đổi khí hậu, thời tiết nóng hơn; sử dụng thiết bị điện đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày tăng…

Vì thế, theo nhận định của các chuyên gia, mong muốn của nhà điều hành đôi khi trái ngược hoàn toàn với nhu cầu thực tế. Quan trọng hơn, sẽ có hộ gia đình 1 người, 4 người, hay 10 người, rồi diện tích, quy mô nhà ở của các hộ cũng khác nhau. Theo đó, mức tiêu thụ điện năng giữa các hộ gia đình sẽ khác nhau rất lớn.

Trong khi đó, với đối tượng là các doanh nghiệp, cách tính mới đưa giá điện kinh doanh cơ sở du lịch ngang bằng giá bán lẻ điện cho sản xuất sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất bị tăng giá mua điện từ 1,27 - 3,85%.

Phân tích về đề xuất biểu giá điện mới, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng, chính yếu tố độc quyền trong truyền tải, phân phối điện khiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt áp cho người dân thiếu tính khách quan, nếu không nói là mang tính áp đặt.

Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu: Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định; không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng, miền; Nhà nước điều tiết hợp lý, thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí, các quỹ…) và chính sách an sinh xã hội phù hợp. Chiếu theo đó, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo dự thảo này chưa bảo đảm phù hợp với Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.

“Cần có thêm doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các khâu truyền tải, phân phối điện… để giảm tính độc quyền. Nên xem xét lại mức tiêu thụ điện tối thiểu, phổ biến ở mức nào, để có mức giá phù hợp; rà soát lại chi phí của ngành tại các khâu đã hợp lý chưa? Năm 2023, trong khi EVN báo lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng, nhưng thu nhập bình quân cho hàng ngàn nhân viên tại các Tổng Công ty phát điện thuộc EVN đạt bình quân trên 30 triệu đồng/tháng… Thứ nữa, đa số hộ dùng trên 400kWh, với mức dùng đó chỉ đạt mức trung bình, nhưng giá điện phải trả tính bằng 162% giá bình quân là quá cao”, ông Vũ Vinh Phú dẫn chứng.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP

Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban ngành, thời gian qua, các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận và trở thành điểm mua sắm mới thu hút đông đảo người dân và khách du lịch. Trước tín hiệu tích cực này, nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bán sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã phát triển, xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP. Dự kiến trong năm 2024, Thành phố sẽ phát triển thêm từ 20 - 30 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên các lĩnh vực

Hà Nội: Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên các lĩnh vực

(LĐTĐ) Thanh toán không dùng tiền mặt: Quét mã QR, chuyển khoản… từ những khởi đầu lạ lẫm, giờ đã trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng Thủ đô, đặc biệt là đối với những người tiêu dùng trẻ. Việc thanh toán này đang được đánh giá là mang lại nhiều tiện ích cho cả người dân và doanh nghiệp, qua đó, góp phần định hình và thay đổi hành vi sử dụng các phương thức, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

(LĐTĐ) Prime Day 2024 là sự kiện mua sắm lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các mùa Prime Day, theo Amazon, trong suốt 48 giờ sự kiện, các thành viên Prime trên toàn cầu đã tiết kiệm được hàng tỷ USD nhờ các ưu đãi trong mọi danh mục sản phẩm mua sắm; đây là doanh số kỷ lục và số lượng sản phẩm bán ra trong hai ngày vượt qua tất cả các sự kiện Prime Day trước đó.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

(LĐTĐ) Không dừng lại ở một buổi bán hàng livestream (phát trực tiếp) giới thiệu các sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu còn kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng số như Facebook, YouTube, TikTok, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Thủ đô nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

(LĐTĐ) Từ ngày mùng 3 - 7/7/2024, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

(LĐTĐ) Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất từ Việt Nam tham luận tại Hội nghị sữa toàn cầu năm 2024 với thông điệp “Care to change”. Trong lần thứ 4 tham dự, Vinamilk đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về các bước tiến của ngành sữa Việt Nam với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động