Quản lý, sử dụng chung cư ở Thủ đô: Những gam màu sáng – tối

Kỳ 3: Những tồn tại…

(LĐTĐ) Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ để điều chỉnh hầu hết các hoạt động có liên quan đến quản lý, vận hành nhà chung cư; các cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư, tuy nhiên, trong thời gian qua, tại một số địa bàn vẫn còn xảy ra một số tồn tại, tranh chấp, khiếu nại...    
Kỳ 2: Không để phát sinh “điểm nóng”
Quản lý, sử dụng nhà chung cư ở Thủ đô: Những gam màu sáng - tối

Ghi nhận từ địa phương

Mới đây, cư dân Chung cư An Bình Tower (số 521 đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) phản ánh về việc chủ đầu tư không bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng), gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cư dân như: Có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư, kinh doanh nhưng không thể thực hiện vì không chứng minh được chủ quyền nhà ở; cho con em vào học tại các trường công lập cũng gặp khó khăn... Nhiều lần cư dân gửi đơn thư lên Ủy ban nhân dân phường, quận và các cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn không được giải quyết.

Đây chỉ là một số tồn tại trong việc quản lý, sử dụng chung cư trong suốt thời gian qua trên địa bàn Thủ đô. Trở lại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, ông Vũ Hồng Sơn – Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong quản lý, vận hành nhà chung cư, chia sẻ: “Việc quản lý, vận hành chung cư vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tại phường Láng Hạ có nhiều chung cư với lịch sử phát triển qua nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ có những quy định về công tác quản lý, vận hành nhà chung cư khác nhau. Tuy nhiên, việc phân loại chung cư để quản lý còn nhiều bất cập dẫn tới việc quản lý, vận hành nhà chung cư được giao cho nhiều đơn vị tổ chức không đúng quy định.

Việc xử lý các tranh chấp phát sinh trong quản lý nhà chung cư còn chậm, hiệu quả chưa cao do các cấp chính quyền cơ sở, các Sở, ngành chưa vào cuộc hoặc vào cuộc nhưng chưa đạt yêu cầu; chưa xử lý dứt điểm những vụ việc thuộc thẩm quyền. Các chung cư thuộc sở hữu Nhà nước còn nhiều vướng mắc liên quan đến kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, kinh phí quản lý, vận hành. Công tác phòng cháy chữa cháy chưa chủ động, vẫn còn thiếu xót, nguy cơ cháy tiềm ẩn tại các chung cư cũ, chung cư cao tầng…”.

0818 img 20200713 150139
Việc quản lý, vận hành chung cư vẫn còn những tồn tại. (Ảnh minh họa: H.Minh)

Trên địa bàn quận Ba Đình, mặc dù có những vụ việc phức tạp trong công tác quản lý, vận hành và sử dụng nhà chung cư song vẫn còn một số tồn tại, khó khăn nhất định. Tại một số nhà chung cư thương mại, nhiều hộ dân chưa quan tâm đến việc tham gia hội nghị nhà chung cư để bầu Ban Quản trị nên hội nghị phải trì hoãn nhiều lần dẫn đến chậm tiến độ thành lập các Ban Quản trị theo đúng thời gian quy định.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tân – Phó Trưởng ban Ban Dân vận Quận ủy Ba Đình: “Tại một số dự án nhà chung cư thương mại, do chủ đầu tư chưa nghiêm túc phối hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư sau 1 năm đưa vào hoạt động nên đến nay chưa thành lập được Ban Quản trị tòa nhà, chưa bàn giao hồ sơ và quỹ bảo trì của nhà chung cư (vẫn còn 9/22 chung cư thương mại trên địa bàn chưa tổ chức hội nghị nhà chung để thành lập Ban Quản trị theo quy định, trong đó có 1 nhà mới hoàn thành đưa vào sử dụng).

Đối với các khu nhà tái định cư trên địa bàn quận chủ yếu là nhà thấp tầng, không có thang máy, không có kinh phí bảo trì, do vậy nhiều hộ dân chưa thực sự quan tâm đến việc thành lập Ban Quản trị chung. Đối với các khu nhà tập thể cũ trên địa bàn quận, do đã được xây dựng và sử dụng từ hàng chục năm qua (từ những năm 1980), không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, đã xuất hiện tình trạng hư hỏng, xuống cấp nhiều, trong đó có 4 khu nhà được xác định là chung cư nguy hiểm cấp độ D cần được cải tạo xây mới. Phần lớn các hộ dân tại đây đã đồng thuận và chuyển tới nơi tạm cư, song vẫn còn một số hộ dân còn những băn khoăn, yêu cầu được tái định cư, trở về đúng nơi ở cũ, chưa đồng thuận di dời nên quận và các cơ quan chức năng chưa triển khai thực hiện được dự án để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân”.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, quận Ba Đình cũng đã tiếp nhận những kiến nghị, phản ánh của Ban Quản trị một số nhà chung cư liên quan đến việc chủ đầu tư chậm bàn giao hồ sơ và kinh phí bảo trì; việc sử dụng diện tích chung - riêng của tòa nhà do quá trình khai thác sử dụng, chủ đầu tư có sự thay đổi thiết kế hoặc cho các đơn vị khác thuê mượn mặt bằng làm hạn chế việc sử dụng khu vực sảnh chung, nhà để xe… của các hộ dân trong tòa nhà…

Những tồn tại trong công tác quản lý, vận hành

Theo đánh giá của Cụm thi đua Ban Dân vận các quận trung tâm – Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, vẫn còn tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư. Cụ thể, về công tác quản lý đầu tư: Sản phẩm căn hộ chung cư/dự án khi bàn giao đưa vào sử dụng có sai khác so với hồ sơ thiết kế được duyệt về: diện tích căn hộ, diện tích hành lang, diện tích sử dụng chung – riêng (Nhà để xe, ki ốt, nhà sinh hoạt cộng đồng…); Thực tế căn hộ/dự án được giao không như quảng cáo ban đầu về mỹ thuật, công năng, quy hoạch tổng mặt bằng. Cư dân đã vào ở, nhưng chung cư/dự án chưa được nghiệm thu đủ điều kiện cho người vào ở.

Chủ đầu tư, Ban Quản trị hoặc đơn vị vận hành tự ý cải tạo sửa chữa sai so với thiết kế hoặc không hoàn thiện thủ tục điều chỉnh dự án, đặc biệt liên quan đến phòng cháy chữa cháy, diện tích chung - riêng (tranh chấp diện tích chung, riêng: 16 trường hợp (4.07%). Khi dự án đã bàn giao đưa vào sử dụng, cư dân đã vào ở, tuy nhiên tiến độ hoàn thiện, khớp nối và bàn giao hạ tầng kỹ thuật - xã hội xung quanh, chủ đầu tư thực hiện còn chậm hoặc trây ỳ không thực hiện.

Bên cạnh đó, việc xác định sở hữu chung – riêng còn chưa rõ ràng. Một số Ban Quản trị chung cư chưa gắn kết với hệ thống chính trị cơ sở, hoạt động theo tính chất độc lập, thiếu sự kiểm tra giám sát. Thường xuyên có các yêu cầu, quyết định không phù hợp với các quy định hiện hành đôi khi gây bức xúc trong cư dân và tranh chấp kéo dài với chủ đầu tư về các quyền quản lý các khu vực sở hữu chung (sân chung, nơi để xe, Không có Nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc có nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu, các khu vực dịch vụ khác…).

2315 107742488 3434296443269334 8639914202103848565 n
Nhiều chung cư tái định cư vẫn chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc có nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu, các khu vực dịch vụ khác. (Ảnh minh họa: T.Dũng)

Về công tác quảnh lý vận hành, hệ thống quản lý vận hành các nhà chung cư hiện tại (Chủ đầu tư, Ban Quản trị, Đơn vị quản lý vận hành) còn đứng tương đối độc lập, chưa gắn kết phối hợp chặt chẽ với Tổ dân phố và hệ thống chính trị cơ sở, thiếu sự kiểm tra giám sát của các tổ chức chính trị cơ sở dẫn đến hoạt động còn nhiều tồn tại: Chậm tổ chức Hội nghị nhà chung cư, chưa thành lập hoặc kiện toàn Ban Quản trị, có 124 chung cư (31.6%); Chậm hoặc chưa bàn giao hồ sơ, kinh phí bảo trì nhà chung cư cho Ban Quản trị: 46 chung cư (11.7%).

Chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng đến khi hoàn thành thì thường không báo cáo với chính quyền cơ sở mà tự động bán hết số lượng các căn hộ và bàn giao nhà cho cư dân vào sử dụng khi chưa đủ điều kiện theo quy định như: Chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng nghiệm thu, chưa được cơ quan chuyên ngành về phòng cháy chữa cháy nghiệm thu. Các thành viên trong Ban Quản trị thường được bầu ra là một số cư dân đã về hưu, một số đang làm việc thì kiêm nhiệm nên chưa có bằng cấp, chuyên môn phù hợp để có thể đủ điều kiện đăng ký mô hình hoạt động theo quy định và thực hiện việc quản lý vận hành chung cư. Một số thành viên trong Ban Quản trị (kể cả Trưởng ban và Phó ban) sau khi hoạt động một thời gian ngắn đã có đơn xin miễn nhiệm hoặc bỏ vị trí trách nhiệm được phân công.

Ngoài ra, công tác thu chi tài chính, quy chế hoạt động của Ban Quản trị còn nhiều bất cập. Ban Quản trị như quy định hiện hành mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng lại không có tài sản độc lập để chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Sự chây ì của một số chủ đầu tư khi không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị, có 46 chung cư (11.7%)

Với công tác quản lý Nhà nước, chế tài xử phạt đối với vi phạm trật tự xây dựng, quy hoạch tại các khu chung cư. Bởi các quy định hiện hành chưa quy định cụ thể về trình tự thủ tục cưỡng chế bàn giao hoặc quy định xử lý trong trường hợp chủ đầu tư không còn tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc khi cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy, vi phạm xây dựng đối với phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ thể bị xử phạt là Ban quản trị không có nguồn kinh phí để nộp phạt vì Ban Quản trị gồm các cá nhân làm việc vì cộng đồng, chỉ có phụ cấp và không có tiền để nộp nếu có vi phạm đến mức phải xử lý.

Hệ thống chính trị (Chi bộ Đảng, Tổ dân phố, Ban Công tác mặt trận, các đoàn thể …) chậm được thành lập, kiện toàn, vai trò quản lý của chính quyền địa phương ở một số nơi chưa thực hiện tốt; Việc xử lý những vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư còn chậm, hiệu quả chưa cao; chưa xử lý, giải quyết dứt điểm vụ việc thuộc thẩm quyền.

Ông Đỗ Thanh Tùng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai: Vướng mắc trong việc thành lập Ban Quản trị chung cư:

"Trên địa bàn quận Hoàng Mai, nhiều nhà chung cư tuy đã có đủ điều kiện để thành lập Ban Quản trị nhưng chưa thành lập được do chưa thống nhất được các nội dung liên quan đến bàn giao hồ sơ nhà chung cư, bàn giao diện tích sử dụng chung, bàn giao kinh phí bảo trì phần sử dụng chung 2%, sửa chữa các hạng mục hư hỏng đối với một số nhà chung cư xây dựng trước Luật Nhà ở năm 2005 giữa các chủ sở hữu nhà chung cư và chủ đầu tư. Đặc biệt đối với một số tòa chung cư tái định cư, cư dân chưa thống nhất hợp tác trong công tác thành lập Ban Quản trị do còn vướng mắc về kinh phí bảo trì phần sử dụng chung (đa số các hộ dân đều thuộc diện kinh tế khó khăn, các tòa nhà này đa phần đều xây dựng trước Luật Nhà ở năm 2005 không có kinh phí bảo trì phần sở hữu chung hoặc nếu có thì đã sử dụng hết kinh phí bảo trì do thời gian đưa vào sử dụng đã lâu).

Về việc thực hiện kiểm tra hiện trạng các hạng mục xây dựng, thiết bị trước khi thực hiện bàn giao giữa Chủ đầu tư và Ban Quản trị: Trước khi bàn giao quản lý vận hành nhà chung cư giữa Ban quản trị và chủ đầu tư phần lớn đã thực hiện kiểm tra hiện trạng các hạng mục xây dựng, thiết bị. Tuy nhiên việc thống nhất sửa chữa hoàn thiện các trang thiết bị trước khi bàn giao chính thức chưa được chủ đầu tư thực hiện triệt để, nhiều chủ đầu tư chỉ sửa chữa một số trang thiết bị thiết yếu (như hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, cấp điện, hư hỏng kết cấu …) hoặc sửa chữa từng phần (như hệ thống thang máy), dẫn đến việc bàn giao công tác quản lý, vận hành chính thức toà nhà chưa thực hiện được. Tình trạng này xảy ra tại hầu khắp các toà nhà chung cư thương mại đã xây dựng trước Luật nhà ở do HUD làm chủ đầu tư...".

H.Duy

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa có khuyến cáo giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, trong thời điểm diễn ra hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt và chương trình chính thức, hạn chế phương tiện có trọng tải lớn, xe vận tải hành khách đường dài di chuyển trên quốc lộ 6, quốc lộ 279 và quốc lộ 12 từ Sơn La, Lai Châu đi Điện Biên và ngược lại.
Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Câu chuyện về “rác thải cồng kềnh” không phải bây giờ mới được nhắc đến, tuy nhiên, cùng với muôn vẻ đổi thay của đô thị, sự bất cập, lúng túng trong xử lý vấn đề này đang dần trở nên nổi cộm.
TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết 1/5 (làm bù vào ngày thứ Bảy 4/5). Thời gian nghỉ lễ kéo dài, đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình tổ chức ăn uống, vui chơi… tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong dịp nghỉ lễ.
Khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) "Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới sẽ kéo dài trong 5 ngày, trong thời gian này, thời tiết chủ đạo sẽ là nắng nóng bao trùm hầu hết các tỉnh thành trong cả nước", ông Nguyễn Hữu Thành, Phó trưởng Phòng Dự báo thời tiết - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định
Thời tiết ngày 23/4: Hà Nội nhiều mây, trưa chiều trời nắng

Thời tiết ngày 23/4: Hà Nội nhiều mây, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Hà Nội nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng; chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động