Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Chủ tịch UBND xã Trung Giã: "Tất nhiên là có ô nhiễm"

Tại khu vực cảng Hòa Bình (xã Trung Giã, Sóc Sơn), bên cạnh sự tồn tại của các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng (than, cát, sỏi, đá…) không phép, ngay sát khu vực này là sự tồn tại của 2 trạm trộn bê tông không phép.

Theo ghi nhận của chúng tôi tại các thời điểm ngày 10/10, 28/10 và 13/11/2024 cho thấy, 2 trạm trộn bê tông này không chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ từ các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng do chính mình lập ra, mà còn cung cấp bê tông và các thành phẩm khác cho các công trình thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn và các vùng phụ cận. Đáng nói, với tuyến đường tỉnh 296 (từ xã Sóc Sơn sang huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), hàng ngày, nhiều xe tải trọng lớn, xe bồn chở bê tông di chuyển trên đường và ra vào vận chuyển bê tông tấp nập, điều này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng đến vấn đề môi trường...

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn ngang nhiên hoạt động không phép tại khu vực thoát lũ thôn Hòa Bình, xã Trung Giã.

Một người dân ở xã Trung Giã thông tin, 2 trạm trộn bê tông tại khu vực thôn Hòa Bình, xã Trung Giã thường được mọi người gọi là trạm trộn bê tông Phong Sơn và An Phát; 2 trạm trộn này đều thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn, do hộ gia đình ông Vũ Trung Hiếu quản lý. Đáng nói, 2 trạm trộn này có diện tích rất lớn khoảng hơn 10.000m2 và bám sát mặt sông Cầu.

“Kể từ khi hoạt động đến nay, 2 trạm trộn bê tông thương phẩm này hoạt động tấp nập, xe bồn chở bê tông ra vào thường xuyên kéo theo đất, cát gây bụi mù mịt trên QL3, đường tỉnh 296 thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn, nước thải được xả thẳng ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước xung quanh”, một người dân tại thôn Trung Giã nói.

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
2 trạm trộn bê tông "chui" của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn chỉ cách nhau 200- 300m và có dấu hiệu xả thải trực tiếp ra sông Cầu.

Trao đổi về sự tồn tại của 2 trạm trộn bê tông này, ông Khổng Văn Hoàn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Trung Giã cho biết, trạm trộn bê tông là của ông Vũ Trung Hiếu (cá nhân cũng có bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép trên địa bàn thôn Hòa Bình - PV). Khi chúng tôi hỏi, trạm trộn này là của cá nhân hộ gia đình ông Hiếu nhưng sao hoạt động lại là Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn? Ông Hoàn cho hay, không biết được vì khi đăng ký với xã thì là hộ gia đình, nhưng khi hoạt động thì lại là doanh nghiệp?!

Trong khi đó, đề cập đến việc các trạm trộn này có giấy phép hoạt động hay không? Ông Hoàn cho biết: “Khu vực này chưa làm hồ sơ thuê được đất thì làm sao có giấy phép”. Khẳng định không có giấy phép hoạt động, nhưng khi chúng tôi đặt câu hỏi, vậy vấn đề đảm bảo môi trường sẽ xử lý như thế nào, vì theo ghi nhận của chúng tôi, các trạm trộn bê tông này xây dựng rãnh thoát nước đổ thẳng nước thải ra sông Cầu, thì Chủ tịch UBND xã Trung Giã “vòng vo” lảng tránh và cho rằng, không có việc thải ra sông; nhưng ngay sau đó, lại cho biết: “Tất nhiên là có ô nhiễm, nhưng đảm bảo 100% thì không có đơn vị nào làm được”.

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Khu vực trạm trộn bê tông "chui" của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn đào rãnh thoát nước xả thải ra khu vực xung quanh và ra sông Cầu.

Không giấy phép hoạt động, gây ô nhiễm môi trường, thế nhưng không hiểu vì sao 2 trạm trộn bê tông lớn của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn, lại được “tự do” hoạt động tại địa bàn xã Trung Giã, phải chăng phía sau doanh nghiệp này có một thế lực chống đỡ?

Lòng vòng “né” trách nhiệm?

Để làm rõ công tác quản lý cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương khi để 2 trạm trộn bê tông “khủng” hoạt động không phép tại khu vực thôn Hòa Bình, cũng như việc các trạm trộn bê tông này có được phép hoạt động, có đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay không? Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Toàn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Sóc Sơn, và được ông Toàn cho biết: “Trạm trộn bê tông đang treo biển thanh lý, nói thật nó đã dừng lâu lắm rồi, hiện nay có hoạt động nữa đâu?”.

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
2 trạm trộn bê tông "chui" của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn nằm xen lẫn các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép và được xây dựng đường bê tông kiên cố xung quanh.

Trước câu trả lời của ông Toàn, chúng tôi đã cung cấp nội dung thông tin, hình ảnh, video ghi nhận tại hiện trường 2 trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn, để chứng minh việc các trạm trộn bê tông mà ông Toàn nói “đã dừng hoạt động”, nhưng thực tế vẫn đang hoạt động rầm rộ… thì vị Trưởng phòng TN&MT huyện “lờ đi” và nói sẽ kiểm tra lại vấn đề này. Thế nhưng, khi nào kiểm tra và kiểm tra rồi có xử lý được hay không, đó là câu chuyện “hồi sau sẽ rõ”.

Trong khi đó, đề cập nội dung xử lý vi phạm tại khu vực này, ông Toàn cho rằng, không thể mãi đi xử lý những “vi phạm cũ”. “Trên địa bàn cả nước này, nếu xử lý các vi phạm từ giai đoạn 2014 trở về trước, thì có mà cứ ăn rồi đi xử lý cũng không xong”, ông Toàn nói...

Từ nội dung chia sẻ của Trưởng phòng TN&MT huyện Sóc Sơn, cũng như của Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho thấy, dường như lãnh đạo địa phương đang “cố tình” đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi để các vi phạm này tồn tại trong một thời gian dài. Bởi khi trao đổi với chúng tôi, đại diện UBND xã Trung Giã cho rằng đã báo cáo huyện nhiều lần; trong khi đó, đại diện Phòng TN&MT huyện Sóc Sơn lại cho biết, huyện đang “chờ” phương án xử lý “hợp lý” từ Sở TN&MT Hà Nội, sau khi Sở TN&MT Hà Nội đã về tiến hành thanh tra tại khu vực vi phạm sau thời điểm cơn bão số 3 diễn ra…

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Khu vực vi phạm mới ngay sát trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn - phóng viên ghi nhận trong ngày 13/11/2024, nhưng chính quyền địa phương dường như "không biết".

Trước vấn đề này dư luận đặt câu hỏi, phải chăng đang có sự “bảo kê” cho vi phạm tồn tại trên địa bàn xã Trung Giã? Thực tế cho thấy, trong khi hàng loạt các công trình vi phạm cũ “chưa kịp” xử lý, thì trong ngày 12/11/2024, theo ghi nhận của chúng tôi tiếp tục có những vi phạm mới diễn ra ngay sát trạm trộn bê tông An Phát, khi các cá nhân ngang nhiên cho đổ đất san lấp, lấn chiếm lòng sông Cầu nhưng không hề có cơ quan chức năng địa phương nào phát hiện và xử lý.

Tháng 3/2023, tại khu vực cảng Hoà Bình đã xảy ra tình trạng tàu chở lưu huỳnh tập kết lên bãi, sau khi được các cơ quan báo chí phản ánh và có sự chỉ đạo từ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý vi phạm; đồng thời, UBND huyện Sóc Sơn ngay lập tức ban hành Quyết định số 1706/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường với chủ bãi tập kết nguyên liệu với số tiền xử phạt là 44 triệu đồng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm… Tuy nhiên, đến thời điểm này các vấn đề vi phạm xung quanh khu vực cảng Hòa Bình vẫn tồn tại, thậm chí còn hoạt động rầm rộ và biến tướng hơn trước.
Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (14/12): Đồng USD ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (14/12): Đồng USD ổn định

(LĐTĐ) Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giữ nguyên, hiện ở mức 106,95.
Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024

Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024

(LĐTĐ) Chiều 13/12, kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 33 (OLP’24), PROCON và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia Hanoi 2024 đã chính thức khép lại. Kết quả chung cuộc, sinh viên Nguyễn Đức Thắng, đến từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã xuất sắc đoạt chức Vô địch Siêu CUP OLP’24.
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024.
Giá vàng hôm nay (14/12): Tiếp tục đi xuống

Giá vàng hôm nay (14/12): Tiếp tục đi xuống

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày tăng giá, giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh, với giá vàng miếng giảm mạnh nhất 1 triệu đồng/lượng.
Lãi suất huy động tiếp tục tăng

Lãi suất huy động tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Theo thống kê đã có tới 10 ngân hàng tăng lãi suất huy động từ đầu tháng 12 gồm: CB, Dong A Bank, VPBank, VIB, OCB, MSB, GPBank, TPBank, ABBank, và IVB. Trong đó ABBank là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất hai lần trong tháng.
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán

Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán

(LĐTĐ) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, 2 doanh nghiệp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hơn 330 triệu đồng.
"Chạy" phí trước bạ, doanh số bán ô tô tăng đột biến

"Chạy" phí trước bạ, doanh số bán ô tô tăng đột biến

(LĐTĐ) Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số tháng 11 tăng đáng kể do đây là tháng cuối cùng thị trường được hưởng các ưu đãi của chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

Tin khác

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xem thêm
Phiên bản di động