Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng!
Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Hãy trân quý Tiếng Việt! Phải khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc |
Từ nhìn sang các nước nghĩ đến cách “dùng chữ” của ta...
Mọi so sánh đều khập khiễng. Trong sâu thẳm mỗi người dân Việt Nam ai cũng yêu Tổ quốc mình, song phải thừa nhận một điều, nếu có dịp sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Lào… họ rất đỗi trân quý tiếng nước họ. Đi trên các con phố, ngắm những đô thị, tòa nhà cao chọc trời… đâu đâu cũng thấy đề tiếng nước họ. Nếu có đề tiếng Anh thì bao giờ cũng nhỏ hơn tiếng mẹ đẻ.
Những chung cư, khu đô thị mới ở Hà Nội thường sử dụng tiếng Anh. (Ảnh minh họa: Phương Linh) |
Cũng có có thể liên quan đến vấn đề đặt tên, các nước họ cũng đã luật hóa, song trên bình diện văn hóa chính là mỗi doanh nghiệp, đơn vị, hộ kinh doanh các nước kể trên họ luôn đề cao tinh thần dân tộc, văn hóa dân tộc, trong đó có sử dụng chữ viết.
Còn ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng không khó để thấy trên các tuyến phố, biển hiệu đa số là sử dụng tiếng Anh. Từ những quán ăn cho đến cửa hàng quần áo, từ các ngóc ngách nhỏ đến các con phố lớn như Tạ Hiện, Hàng Bè… các con phố ở các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm... ngập tràn tiếng Anh và tiếng Hàn.
Tương tự, các khu chung cư đời mới, các khu đô thị ở bất kỳ đâu trên địa bàn Thủ đô phần lớn đều sử dụng tiếng Anh với những cái tên rất mỹ miều như Mandarin Garden trên đường Hoàng Minh Giám, Gold Tower trên đường Nguyễn Trãi... Hay các nhà nghỉ lớn nhỏ cũng lấy tên Tây…
Thậm chí vào mạng cũng thấy quảng cáo rầm rộ các dự án sẽ triển khai, đang triển khai toàn mang tên Tây. Ban đêm đi giữa đất trời Thủ đô lộng gió, nhìn những khu đô thị hiện đại lung linh ánh đèn cảm giác thật xốn xang, mừng cho Thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, nhưng cũng chính những ánh đèn “lung linh” hiện các “con chữ Tây” gợi cho ta thoáng suy tư, sống giữa Thủ đô hơn ngàn năm tuổi, tại sao chúng ta cứ “sính” chữ Tây đến vậy?!
Nên nhớ sử dụng chữ không chỉ tôn trọng tiếng mẹ đẻ mà cũng là để thể hiện tinh thần của một dân tộc. Ví khi một du khách bước xuống Sân bay Nội Bài lên xe vào Thành phố, đi trên đường, nhìn qua cửa kính ngắm phố phường, sẽ tuyệt biết bao nếu những khu đô thị, khu chung cư, tuyến phố được đặt tên biển bằng tiếng Việt. Cho dù họ không hiểu, song sẽ gợi cho họ rằng, chắc chắn đó là tiếng Việt, do người Việt xây dựng mà nên. Tự hào lắm thay!
...Đến vì sao lại có tình trạng “sính” chữ Tây?
Biết và phải biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế là chuyện đương nhiên. Không biết tiếng Anh, không giỏi ngoại ngữ là thiệt thòi lớn không những trên phương diện tìm kiếm cơ hội việc làm mà còn bất lợi trong đàm phán, kinh doanh.
Ngoại ngữ quan trọng là vậy, song sử dụng tiếng Tây thế nào lại là vấn đề khác. Vì sao các biển hiệu cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, chung cư đời mới, các khu đô thị lại “sính” tiếng Tây là vấn đề cần bàn.
Những cửa hàng, cửa hiệu cũng hay sử dụng tiếng Tây. (Ảnh minh họa: Phương Linh) |
Trao đổi với chúng tôi, một số người cho rằng, đối với những tuyến phố sầm uất (như phố cổ) các biển hiệu sử dụng tiếng Tây, chủ yếu là tiếng Anh nhằm phục vụ du khách tốt hơn. Vì trên các phố này, đa số phục vụ khách du lịch. Còn các tuyến phố có đông người Hàn sinh sống như ở quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm là để phục vụ người Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, một số người cũng cho rằng đấy chỉ là những lý do mang hơi thở “quán tính”, còn thực chất việc “sính” sử dụng chữ Tây là để phục vụ mốt “thời thượng” của khách hàng. Ví dụ, cũng một loại quần, áo do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nếu để tiếng Việt bán không chạy, thậm chí bị chê hàng “quê”, nhưng khi sử dụng tiếng Anh thì thương hiệu và đẳng cấp sẽ được nhân lên gấp bội. Tương tự, các quán, các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn cũng phải thế.
Thế còn các khu chung cư, khu đô thị mới tại sao chủ đầu tư vẫn cứ thích “thêu hoa, dệt gấm” những tên Tây? Về vấn đề này một số người cho rằng, đặt tên Tây giá trị thương hiệu của khu chung cư, khu đô thị sẽ cao hơn. Nói thẳng ra giá bán sẽ cao hơn, người mua sẽ thích hơn!
Cách đặt vấn đề này chưa hẳn đúng. Khác với hệ thống nhà hàng, khách sạn, cửa hàng có thể biện minh việc đặt tiếng Tây để thu hút khách “Tây”, song bất động sản là phụ thuộc vào cung cầu, chất lượng sản phẩm, giá trị về vị trí địa lý. Ví dụ, một khu chung cư cao cấp nếu nằm ở các quận nội đô, tuyến phố chính như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình chẳng cần đặt tên Tây giá một mét vuông cũng được các chủ đầu tư rao bán với giá từ 40 triệu đồng đến 100 triệu đồng .
Nhũng dự án đã và sẽ "trình làng" cũng sử dụng tiếng Tây, (Ảnh chụp qua website) |
Anh Nguyễn Văn Thọ (một chuyên gia tài chính) làm phép so sánh: Nếu trên cùng một trục đường, một khu chung cư mang thương hiệu Tây bán với giá khá cao, song không có không gian (diện tích khuôn viên ở dưới) so với một khu tuy mang tiếng Việt, giá cũng ngang bằng nhưng có đầy đủ bể bơi, khuôn viên rộng rãi, vườn cây… chắc chắc người mua sẽ chọn khu chung cư tiếng Việt. Xét về mặt giá trị khu đề tiếng Tây với tiếng ta chẳng có gì khác biệt. Người mua bao giờ cũng chỉ quan tâm đến chất lượng, giá thành và sự tiện ích mà thôi.
Viết đến đây lại nhớ có lần đi dự một sự kiện khai trương khu chung cư đời mới, chủ một doanh nghiệp dõng dạc nói: “Một dân tộc đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông; đánh đổ chế độ thực dân Pháp để giải phóng dân tộc; đánh đuổi sự can thiệp của đế quốc Mỹ thống nhất đất nước. Ông cha ta vĩ đại là thế. Vì vậy, chúng ta hiện nay phải thắp nên “ngọn lửa” tự hào dân tộc để làm nên kỳ tích trên bình diện kinh tế”. Nghe rất đúng! “Khơi dậy lòng tự tôn dân tộc”, nhưng hầu hết khu chung cư của doanh nhân này cũng đều đặt tên Tây!
Vẫn biết, doanh nhân là người làm nên của cải vật chất cho xã hội, tạo việc làm cho người lao động, đóng thuế cho Nhà nước, là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế. Sự hưng thịnh của quốc gia ngoài sự lãnh đạo của Đảng, các cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ, của hệ thống chính quyền và toàn thể hệ thống chính trị, người dân thì đội ngũ doanh nhân góp phần rất quan trọng.
Trong “huyết quản” của mỗi doanh nhân Việt đều thấm nhuần tình yêu đất nước và tinh thần tự tôn dân tộc mãnh liệt, song có lẽ vì lý do kinh tế hoặc sự “vô tư” của chủ đầu tư hiểu theo hướng đơn thuần cứ “sử dụng” tiếng Tây cho sang mà vô tình ảnh hưởng đến việc giữ gìn “sự trong sáng của tiếng Việt” mà cha ông bao đời gìn giữ, bảo tồn.
Tiến sĩ Lê Thanh Tâm cho rằng, cần phải có những giải pháp nhất định để giữ cho tiếng Việt ngày càng trở nên trong sáng và giàu đẹp. (Ảnh: Phương Linh) |
Hãy nhìn sang các nước như đã đề cập hoặc nhìn vào những thương hiệu mà các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam đa số đều sử dụng tiếng nước họ. Xe hơi Hàn đề tiếng Hàn, xe hơi Nhật đề tiếng Nhật; siêu thị do người Nhật đầu tư đề tiếng Nhật; chung cư do người Hàn làm chủ đầu tư đề tiếng Hàn… Họ không đề tiếng Tây mà sản phẩm vẫn đắt như “tôm tươi”! Lòng tự tôn dân tộc, tự hào dân tộc hơn nhau là chỗ đó. Và đây cũng chính là sức mạnh “nội sinh” về văn hóa để tạo nên sức mạnh của dân tộc. Chỉ phạm trù nhỏ về ngôn từ tưởng chừng không quan trọng nhưng mang ý nghĩa lớn cho công cuộc dựng xây đất nước. Đặc biệt là lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta có thể có tất cả, nào tài nguyên, nào nguồn nhân lực nhưng thiếu đi lòng tự hào dân tộc thì sẽ khó có động lực để tiến lên. Ngôn ngữ cũng là bộ phận cấu thành lòng tự tôn dân tộc.
Trao đổi thêm về nguyên nhân khiến cho người Việt “sính” tiếng Tây, tiến sĩ Lê Thị Thanh Tâm, (Phó Trưởng Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Hệ quả nặng nề nhất và có sức công phá kín đáo nhất của sự pha tạp cực đoan, thiếu trí tuệ là làm mất đi sự chuẩn mực của ngôn ngữ mẹ đẻ, xói mòn văn hoá (ngôn ngữ là một tấm gương soi văn hoá). Cạnh đó, tạo ra một xu thế lệch chuẩn trong ngôn ngữ mạng, khẩu ngữ “chiếm sóng” và lược bỏ sự tinh tế, sâu sắc vốn có và cần có trong tiếng Việt, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tư duy (nhất là tư duy đại cục, tư duy hệ thống, tư duy phân tích). Có một điều rất cần lưu tâm, tư duy thế nào thì ngôn ngữ biểu thị thế ấy. Ngôn ngữ có vấn đề nghĩa là tư duy đang bị thế nào đó. Tư duy của cả một nhóm người, một thế hệ, một xu thế thì lại càng phải nghĩ.
“Đứng trước hệ quả nặng nề nhất đó là mất đi sự chuẩn mực của ngôn ngữ mẹ đẻ, cần phải có những giải pháp nhất định để giữ cho tiếng Việt ngày càng trở nên trong sáng và giàu đẹp. Đó là cả một quá trình lâu dài và cần sự chung tay của tất cả mọi người”, tiến sĩ Thanh Tâm cảnh báo.
P.Linh - L.Hà
(Còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52