Kỳ 1: Những bất cập hiện tại
Tại sao Ghost Walk là phim kinh dị không thể bỏ lỡ cuối tuần này? | |
Công nghệ số đã thay đổi điện ảnh truyền thống | |
Các tác phẩm điện ảnh phơi bày chân thực những mảng tối của xã hội Hàn Quốc |
Sau 12 năm triển khai và thi hành Luật Điện ảnh, đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện thực tế, khó thực thi. Các quy định của Luật Điện ảnh chưa thể hiện đầy đủ tính chất đặc thù của hoạt động điện ảnh.
Trung tâm chiếu phim quốc gia |
Nhiều điều khoản không còn phù hợp
Theo Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, trong khi trên thế giới, nền công nghiệp điện ảnh đã chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ số hóa thì một số quy định của Luật Điện ảnh vẫn đang điều chỉnh việc sản xuất, phát hành và phổ biến phim theo công nghệ 35mm hoặc video (Betacam hoặc VHS), dẫn đến tình trạng không phân biệt rõ sản phẩm nghe nhìn nào được xem là một tác phẩm điện ảnh hoặc không phải là tác phẩm điện ảnh, chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý việc phát hành và phổ biến phim trong môi trường số hóa, trên internet, phổ biến phim online và các phương tiện truyền thông khác.
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, qua 12 năm thực thi Luật, Điện ảnh Việt Nam đã thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào các lĩnh vực của hoạt động điện ảnh; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu phát triển điện ảnh… Các quy định về việc thành lập các cơ sở sản xuất phim, phát hành và phổ biến phim; việc tổ chức, tham gia Liên hoan phim, hội chợ phim đã đưa điện ảnh Việt vươn xa, hòa nhập vào dòng chảy điện ảnh quốc tế. Tuy nhiên, Luật Điện ảnh hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần có điều chỉnh phù hợp, qua đó hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh phát huy được vai trò và ý nghĩa chiến lược của mình. Chấp nhận quy luật tất yếu của cơ chế thị trường, các nhà điện ảnh trong nước cần có thêm nhiều chính sách mới để phim Việt không bị chèn ép bởi làn sóng phim ngoại nhập, phim mạng, cũng như của hệ thống rạp của các Công ty liên doanh nước ngoài… |
Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, một số chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh quy định tại Điều 5 Luật Điện ảnh chưa có tính khả thi cao, chưa được thực thi nghiêm túc: Chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động điện ảnh, chính sách đặc thù đối với các đội chiếu phim lưu động; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý hoạt động điện ảnh; chính sách tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, thiếu nhi, phục vụ nhiệm vụ chính trị trên thực tế chưa được thực hiện triệt để do chưa có nguồn kinh phí.
Chính sách về dành quỹ đất xây dựng rạp chiếu phim trong quá trình quy hoạch đô thị chưa được thực hiện, trong khi đó nhiều rạp chiếu phim của các cơ sở điện ảnh tại các địa phương bị sáp nhập hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng…Chỉ riêng vấn đề khai thác, phổ biến phim trên môi trường mạng Internet, xem phim trên các thiết bị di động cá nhân là những nội dung chưa được đề cập đầy đủ trong Luật Điện ảnh.
Cùng ý kiến với tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, tiến sĩ Ngô Phương Lan - nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh cũng khẳng định, thời điểm này việc ban hành Luật Điện ảnh (sửa đổi) là cần thiết, không còn gì phải bàn cãi. Tiến sĩ Ngô Phương Lan cho rằng, đề xuất bỏ quy định doanh nghiệp muốn nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim là rất quan trọng và cần phải tính đến phương án phát triển rạp chiếu của các công ty, đơn vị trong nước. Để làm được điều này, theo tiến sĩ Ngô Phương Lan, cần quan tâm đến việc ứng xử với các nhà đầu tư nội trong việc xây dựng rạp chiếu trong nước.
Tiến sĩ Ngô Phương Lan lấy ví dụ, ở Hàn Quốc thì 2 đơn vị phát hành hàng đầu của nước này đều là đơn vị trong nước (CGV, Lotte), chiếm tới 90% thị trường phát hành phim; trong khi đó con số hệ thống rạp chiếu nội địa ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20%. Ở một số nước lân cận trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Maylaysia… tỷ lệ hệ thống cụm rạp nội địa cũng áp đảo (trên 70%) so với cụm rạp nước ngoài.
Cần xem lại việc phát triển ồ ạt của các hãng phim tư nhân. Cụ thể đến cuối năm 2018 thì số lượng các hãng phim đã lên tới 500 hãng. Tuy nhiên trên thực tế thì chỉ có khoảng 20-30 hãng duy trì hoạt động sản xuất phim đều đặn, khoảng chục hãng sản xuất được 2-3 phim, còn lại 450 hãng không hề có phim. Vậy việc cấp phép thành lập hãng phim có cần thiết?
Sửa đổi phù hợp với thời công nghệ số
Hiện nay, mỗi năm, điện ảnh Việt Nam sản xuất khoảng trên dưới 40 phim, tăng gấp 2 lần so với năm 2012 (2012 là 16 phim, 2018 là 37 phim), chiếm khoảng 25 - 30% tổng số phim phát hành trong cả nước. Giá đầu tư trung bình để sản xuất một phim truyện Việt Nam có thời lượng từ 90 đến 100 phút là khoảng từ 12 đến 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi phát hành và phổ biến trong mạng lưới rạp chiếu phim chỉ có khoảng 10% phim thu hồi được vốn sản xuất, đa số các phim còn lại không thu hồi được vốn, đặc biệt là phim nghệ thuật.
Tiến sĩ Ngô Phương Lan cho rằng, điều cần thiết là phải tính đến phương tiện phát hành phổ biến phim ở thời đại kỹ thuật số này, nhất là khuyến khích phổ biến rộng rãi các phim có nội dung tốt, giá trị nhân văn và tính giáo dục cao.
“Ví dụ dễ thấy nhất hiện nay là đối với các loại phim đang phổ biến tràn lan trên mạng Internet, thường gọi là web drama, Luật không hề điều chỉnh, cơ quan quản lý cũng “bỏ ngoài vòng tay” trong khi không ít web drama có số lượng lượt xem lên đến hàng chục triệu, gấp nhiều lần phim chiếu rạp. Vì vậy, Luật Điện ảnh sửa đổi cần nghiên cứu sâu hơn và đề ra những chính sách vừa phù hợp, vừa có tác dụng dự báo để điều chỉnh các hình thức phát hành - phổ biến phim phi truyền thống”, tiến sĩ Ngô Phương Lan đề nghị.
Bà Ngô Phương Lan cũng đề xuất, nên đưa khái niệm thị trường điện ảnh vào Luật để tránh độc quyền, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Thời gian qua một số doanh nghiệp điện ảnh gửi đơn kiến nghị về sự chèn ép, độc quyền của doanh nghiệp nước ngoài khiến chúng ta gặp khó ngay trên sân nhà. Đánh giá tính khả thi của chính sách đặt hàng sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, theo nguyên Cục trưởng, bà ủng hộ chính sách này, nhưng cần xác định việc phát triển điện ảnh không thể trông chờ nhiều vào phim nhà nước đặt hàng.
“Nên khuyến khích các thành phần kinh tế, các nguồn vốn xã hội sản xuất những bộ phim theo mục tiêu nhà nước đặt ra, hoặc những dòng phim khó như phim lịch sử, phim giáo dục truyền thống yêu nước, phim góp phần xây dựng đạo đức cho thanh thiếu niên nhi đồng… Bù lại, nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách ưu đãi cho các nhà sản xuất phim này”, tiến sĩ Ngô Phương Lan nói.
Còn tiếp
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Điện ảnh 07/11/2024 22:07
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII
Điện ảnh 07/11/2024 21:24