Công nghệ số đã thay đổi điện ảnh truyền thống
Công nghệ số sẽ làm thay đổi thị trường bán lẻ ra sao? | |
Công nghệ số đang làm thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu |
Tại cuộc hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào lĩnh vực điện ảnh”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho rằng, công nghệ số đã thay đổi gần như hoàn toàn điện ảnh truyền thống. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ không ngừng của công nghệ điện ảnh trên nền tảng kỹ thuật số như hiện nay, ngành văn hóa nói chung và ngành điện ảnh nước ta nói riêng cần phải làm gì để phát huy tối đa các lợi thế và hạn chế về mức tối thiểu các khó khăn, thách thức khi tiếp cận các công nghệ mới đó?
Theo ông Tạ Quang Đông, điện ảnh là một trong những ngành có tính xã hội hóa và khả năng quốc tế hóa cao. Với sự phát triển mạnh của công nghệ truyền dẫn có dây và không dây tốc độ cao như đường truyền internet băng thông rộng, truyền hình bằng cáp quang, vệ tinh, mạng 3G, 4G, 5G...; thiết bị thông minh với khả năng trình chiếu, hiển thị chất lượng cao 2K, 4K, 8K, 3D... âm thanh lập thể 5.1, 7.1,.. có thể mang một "rạp chiếu phim" đến tận ngôi nhà của chúng ta. Công nghệ đã làm thay đổi cơ bản phương thức truyền thông cũng như hình thức tiếp nhận thông tin, tác phẩm điện ảnh của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.
Việt Nam tăng cường tham gia vào các hoạt động điện ảnh quốc tế. |
Còn tiến sĩ Từ Mạnh Lương, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cũng cho rằng hiện nay điện ảnh được xem là ngành công nghiệp văn hóa. Mục tiêu của ngành điện ảnh là đến năm 2020 đạt khoảng 150 triệu USD, trong đó phim Việt Nam đạt 50 triệu USD; đến năm 2030 đạt 125 triệu USD, phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu phát triển điện ảnh trong tình hình mới, việc cập nhật, hoàn thiện thể chế, chế định pháp luật để phát triển điện ảnh trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là điều cần được nghiên cứu cẩn trọng.
“Nhà nước cần tạo điều kiện về chính sách để doanh nghiệp ngoài nhà nước được tham gia vào hoạt động điện ảnh, nhất là trong sản xuất phim ứng dụng, chuyển giao công nghệ điện ảnh; hợp tác công – tư trong xây dựng các trung tâm chiếu phim hiện đại; xây dựng tác phẩm điện ảnh lớn sử dụng kỹ xảo; lưu trữ và phổ biến phim bằng công nghệ cao. Quan trọng là Nhà nước cần đẩy mạnh đào tạo ở nước ngoài các tài năng, nhân lực của ngành điện ảnh trong việc ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy sáng tạo trong quá trình xây dựng tác phẩm điện ảnh…”, Tiến sỹ Từ Mạnh Lương đưa ra ý kiến.
Là người tiếp cận trực tiếp với những khán giả điện ảnh, ông Nguyễn Mạnh Cường (Trung tâm Chiếu phim quốc gia) chia sẻ, các cụm rạp do tập đoàn nước ngoài, công ty tư nhân đầu tư do có kinh phí lớn, thủ tục không rườm rà, nên việc chuyển đổi, đầu tư công nghệ nhanh chóng, dễ dàng hơn. Một loạt các cụm rạp hiện đại, thi công lắp đặt nhanh lại gần Trung tâm Chiếu phim quốc gia đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho trung tâm.
Việc chuyển đổi quá nhanh từ phim nhựa sang công nghệ số trong vài năm đã khiến loạt máy chiếu phim truyện nhựa còn tốt nay phải xếp kho vì không còn phim nhựa để chiếu. Nếu Trung tâm Chiếu phim quốc gia cũng như các rạp chiếu khác của nhà nước không nhanh chóng chuyển đổi sang công nghệ số thì sẽ không có phim chiếu, đồng nghĩa với việc không thể tồn tại. Theo ông Cường, chuyển đổi công nghệ cũng phải gắn với việc đào tạo lại kỹ thuật viên máy chiếu; đầu tư hệ thống bán vé hiện đại, thanh toán online… đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, thuận tiện của công chúng.
Đánh giá về xu hướng phát hành và phổ biến phim của cuộc cách mạng 4.0, ông Đỗ Duy Anh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho rằng, trong công nghệ điện ảnh 4.0, người xem có thể vừa là quan sát viên, vừa là người tham gia trực tiếp vào các sự kiện bên trong phim. Vì thế, rạp chiếu phim không chỉ phải thay đổi về công nghệ mà còn phải thay đổi về kiến trúc cho phù hợp. Những rạp chiếu phim được xây dựng theo hình mẫu được số hóa, có thể gọi là một trong những công nghệ tạo nên công nghệ điện ảnh 4.0. "Công nghệ điện ảnh 4.0 đang tạo nên những thay đổi to lớn trong công nghiệp điện ảnh. Tuy nhiên, cho dù công nghệ số hóa có sức mạnh vượt trội của các mẫu thức trong sản xuất, phát hành và phố biến phim, thì vai trò của con người, những nhà sáng tạo, những tác giả của mỗi bộ phim vẫn là lực lượng nòng cốt mà không một công nghệ nào có thể thay thế được...”, ông Đỗ Duy Anh nói.
Cũng tại hội thảo, một số đại biểu đã đưa ra nhận định về tương lai điện ảnh Việt Nam ở thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đưa ra nhiều giải pháp để điện ảnh thay đổi không chỉ nhiều hơn về số lượng mà có chiều sâu về chất lượng. Trong đó có đề cập tới việc nhà nước cần tạo điều kiện về chính sách để doanh nghiệp ngoài nhà nước được tham gia vào hoạt động điện ảnh, nhất là trong sản xuất phim ứng dụng, chuyển giao công nghệ điện ảnh; hợp tác công - tư trong xây dựng các trung tâm chiếu phim hiện đại; xây dựng tác phẩm điện ảnh lớn sử dụng kỹ xảo; lưu trữ và phổ biến phim bằng công nghệ cao. Nhà nước cần đẩy mạnh đào tạo ở nước ngoài các các tài năng, nhân lực trong việc ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy sáng tạo trong quá trình xây dựng tác phẩm điện ảnh…
Hiện nay, điện ảnh thế giới đã khai thác tiềm năng, lợi thế của cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam cũng cần nằm vững xu thế này để thay đổi tư duy, hành động để tìm ra cách thức riêng chinh phục thị hiếu người xem, làm cho điện ảnh đến gần hơn với công chúng, tác động tích cực vào công chúng và chiếm được thị phần lớn hơn, tạo nguồn lực từng bước xây dựng nền điện ảnh Việt Nam hiện đại, nhân văn, mang bản sắc dân tộc…
Thạc sỹ Trần Anh Tuấn, Xưởng phim Én bạc, Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) nhìn nhận, ngày nay, khi nền công nghiệp điện ảnh thế giới đã bước sang giai đoạn 4.0 thì điện ảnh việt Nam vẫn còn khá lúng túng trong việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới cho các tác phẩm của mình. “Một bộ phim "bom tấn" không chỉ còn trông chờ vào nguồn kinh phí lớn, các diễn viên kinh nghiệm trong diễn xuất mà còn trông chờ phần lớn vào kỹ xảo hình ảnh. Một bộ phim với chất lượng hình ảnh mượt, kỹ xảo đẹp và xuất sắc thì coi như bộ phim đó đã gần như giành chiến thắng. Đó cũng chính là thách thức đặt ra cho điện ảnh trong kỷ nguyên số 4.0 này...”, ông Trần Anh Tuấn chia sẻ.
Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, các chuyên gia, các nghệ sỹ cần chung tay đánh giá tác động, thuận lợi, thách thức khi ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực điện ảnh trong nước như các ứng dụng công nghệ, hoạt động chuyển đổi số để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, hoạt động thống kê; công nghệ điện ảnh trong sản xuất, phát hành, lưu trữ phim kỹ thuật số; vấn đề quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh trên môi trường số.... Việc chuẩn bị nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính để một ngành có tính quốc tế hóa cao về ứng dụng công nghệ như điện ảnh có thể tiếp cận thành công và phát huy hiệu quả các thuận lợi mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Tin khác
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Điện ảnh 07/11/2024 22:07
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII
Điện ảnh 07/11/2024 21:24