Cú hích cho phim Nhà nước đặt hàng

(LĐTĐ) “Đào, phở và piano” - bộ phim lấy bối cảnh cuộc chiến đấu của những người con quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh giữa lòng Hà Nội kéo dài hơn 60 ngày đêm cuối 1946 đầu 1947 vừa trở thành “hiện tượng” của điện ảnh Việt Nam Tết năm nay. Bộ phim đã cho thấy hướng đi mới của phim Nhà nước đặt hàng trong việc tìm lại chỗ đứng và chinh phục công chúng yêu điện ảnh.
Phim "Mai" đạt doanh thu 500 tỉ đồng "Mình yêu nhau, bình yên thôi" mở màn cho khung phim Việt 20h00 trên VTV3

Thời gian qua, công chúng đang dành sự quan tâm đặc biệt cho “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn. Đáng nói là trong nhiều năm trở lại đây, hiếm có bộ phim Việt nào do Nhà nước đặt hàng mà khi công chiếu lại “cháy vé” và tạo nên sự háo hức trông đợi của khán giả lớn đến như vậy.

Ngay sau khi bộ phim kết thúc, ở nhiều rạp, khán giả đã dành cho bộ phim những tràng pháo tay không ngớt, thậm chí có nhiều bạn trẻ đã xúc động rơi nước mắt khi xem phim. Đây là một điều hiếm gặp đối với phim Việt, đặc biệt là những bộ phim do Nhà nước đặt hàng.

Cú hích cho phim Nhà nước đặt hàng
Một cảnh trong “Đào, phở và piano”.

Bạn trẻ Minh Ngọc đến từ Hà Nội chia sẻ: “Em đã phải xếp hàng từ nhiều hôm trước để có được cặp vé xem phim. Khi những cảnh cuối cùng của phim vừa chấm dứt, phần lớn khán giả trẻ trong rạp đồng loạt vỗ tay không ngớt dù không phải buổi ra mắt phim, không phải trong liên hoan phim. Điều đó khẳng định không phải lớp trẻ không quan tâm đến lịch sử hay không còn giữ được tinh thần yêu nước giống cha ông ngày xưa. Mà bởi hiếm có điều khơi dậy để chúng em được thể hiện lòng yêu nước đó”.

Lâu nay, công chúng mặc định rằng cứ phim Nhà nước đặt hàng, phim tuyên truyền, phim chiến tranh chỉ chiếu trong các đợt kỷ niệm, dịp lễ lớn rồi “cất kho”. Khán giả đang dần xóa bỏ định kiến này để cởi lòng đón những tác phẩm có giá trị thực sự. Đặc biệt là nhà làm phim cũng đã có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận vấn đề, xây dựng nhân vật để cho ra đời những bộ phim khai thác đề tài chiến tranh và người lính gần gũi với khán giả. Ở đó, các nhà làm phim chú trọng hơn đến yếu tố con người, mang màu sắc lãng mạn, nhân văn, đa chiều và dễ tiếp cận với khán giả hơn.

“Đào, phở và piano” đã cho thấy hướng đi mới của phim Nhà nước đặt hàng trong việc tìm lại chỗ đứng và chinh phục khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ cho những tác phẩm điện ảnh Việt về đề tài chiến tranh.

Điều cuốn hút ở phim là tinh thần lãng mạn thời chiến của người Hà Nội, đặc biệt là lớp thanh niên và trí thức. Nhân vật trong phim chỉ có hai người có tên, còn lại là họa sĩ, mục sư, bác bán phở… những nhân vật đại diện cho những người con Hà Nội không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo, ở họ đều có phong nhã trong lối sống, nhưng kiên gan bất khuất, can trường sẵn sàng đứng lên bảo vệ Thủ đô khi nguy biến. Hình ảnh một người họa sĩ già đại diện cho lớp trí thức (NSND Trần Lực đóng) hết màu vẽ đã dùng máu của mình tô lên lá cờ Tổ quốc đã truyền niềm rung cảm mạnh mẽ đến người xem. Ở họ có một tâm hồn luôn khát khao tự do và cái đẹp.

Ngay cái tên khá lạ của bộ phim cũng thể hiện ý đồ của đạo diễn. NSƯT Phi Tiến Sơn cho biết, là người sinh ra, lớn lên và gắn bó cả đời ở Hà Nội, từ lâu ông đã mong muốn làm một bộ phim để nói về những điều hay và đặc trưng của mảnh đất này. Hoa đào, phở hay piano chính là những đặc trưng không thể thiếu của Hà Nội xưa. Hoa đào không thể thiếu trong các dịp Tết, phở là món ăn thân quen của người Hà Nội. Còn tiếng đàn piano thánh thót chính là thứ thanh âm đáng nhớ luôn vang lên trong các khu phố tĩnh lặng của Hà Nội.

Điện ảnh Việt Nam những năm gần đây đã có sự chuyển mình mạnh mẽ khi cơ chế, chính sách dành cho điện ảnh cũng dần hoàn thiện. Luật Điện ảnh được Quốc hội thông qua vào năm 2022 chính là hành lang pháp lý quan trọng để điện ảnh Việt Nam có cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.

Chia sẻ góc nhìn về phim “Đào, phở và piano”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cho rằng, sự quan tâm của xã hội tới phim Nhà nước, những câu hỏi được đặt ra từ cơn sốt “Đào, phở và piano” là cú hích quan trọng để tạo ra sự thay đổi với phim do Nhà nước đặt hàng.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, các phim do Nhà nước đầu tư kinh phí sản xuất nhưng không có kinh phí phát hành. Trong khi phim muốn chiếu trên toàn quốc cần có quy định về tỷ lệ phần trăm cho nhà phát hành. Ngay cả phim “Đào, phở và piano”, hiện nay đã có thêm 2 đơn vị phát hành tư nhân nhận chiếu phim này nhưng là làm miễn phí, phi lợi nhuận, tức là bao nhiêu tiền vé đều trả về ngân sách Nhà nước…

Để tháo gỡ khó khăn cho phim đặt hàng Nhà nước, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, Nhà nước cần thay đổi chính sách, quy định về điện ảnh, cả trực tiếp liên quan và gián tiếp (như về thuế, phí, quản lý, sử dụng tài sản công) để tạo ra sự linh hoạt nhiều hơn, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong quá trình sản xuất và phát hành phim. Cần lưu ý nhiều hơn đến việc sản xuất những bộ phim chất lượng bằng cách hợp tác với các đạo diễn, biên kịch và diễn viên tài năng, có thương hiệu.

Bên cạnh đó, sử dụng tốt hơn các nền tảng truyền thông xã hội, kế hoạch tiếp thị và quảng bá hiệu quả để đảm bảo rằng, các dự án phim Nhà nước được biết đến rộng rãi, thu hút khán giả. Cuối cùng là tạo ra nội dung phim mang tính cảm hứng và phản ánh gần gũi, chân thực về đời sống xã hội, từ đó tạo ra sự quan tâm và kích thích phản hồi từ khán giả.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động