Phát huy vai trò Chi bộ Đảng tại các tổ dân phố trong nhịp sống đô thị:

Kỳ 1: Đổi mới để thích ứng với tình hình mới

(LĐTĐ) Trong nhịp sống đô thị hối hả, đối mặt với tình trạng dân số tăng nhanh, đảng viên ít và ngày càng có xu hướng già hóa, các chi bộ khu dân cư đang nỗ lực tìm giải pháp để đưa chi bộ vượt qua khó khăn, phát triển phù hợp với tình hình mới.
Góp phần xây dựng khu dân cư văn hóa Gương Bí thư Chi bộ trong phòng, chống dịch Covid-19 Bí thư Chi bộ tận tâm, trách nhiệm

Đảng viên đi trước

Những năm qua, việc triển khai sát nhập tổ dân phố và sắp xếp lại chi bộ theo Đề án số 21-ĐA/TU của Ban Thường vụ Thành ủy ngày 16/9/2019 về "sắp xếp bố trí các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội" đã tác động không nhỏ tới cơ cấu, tổ chức của các chi bộ dân phố. Dù phải kiêm nhiệm thêm chức vụ, khối lượng công việc tăng, thế nhưng, tại nhiều khu dân cư đã xuất hiện những tấm gương tiêu biểu, gương mẫu xung phong đảm nhiệm các vị trí khó, giúp chi bộ và tổ dân phố hoạt động một cách quy củ, có hiệu quả.

Sau nhiều lần chia tách, đến nay, tổ dân phố số 5, phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang quản lý gần 1.000 hộ gia đình với hơn 2.800 nhân khẩu. Không chỉ đông, cơ cấu dân số của tổ dân phố số 5 cũng vô cùng đặc biệt khi có tới 90% người dân là đồng bào công giáo.

Là Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 5, nhiều năm qua, ông Trương Đình Quý (65 tuổi) vẫn luôn trăn trở với việc làm sao có thể đoàn kết nhân dân, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội… Đặc biệt là trong điều kiện đặc thù dân cư có phần khác biệt do quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, các khu đô thị mới mọc lên ngày một nhiều.

Kỳ 1:  Đổi mới để thích ứng với tình hình mới
Đảng viên Chi bộ tổ dân phố số 5 ủng hộ vật tư y tế cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Gần 7 năm qua, từ khi tham gia công tác tại địa phương, ông Quý luôn luôn thấm nhuần lời dạy của Bác “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên tốt; mỗi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt là Đảng được mạnh thêm một phần”. Vì vậy, với vai trò của người đứng đầu chi bộ, ông Quý thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng Đảng vững mạnh. Ông luôn tự mình nghiên cứu tìm hiểu các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của các cấp, đổi mới nội dung và hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Cụ thể, do địa bàn mà ông lãnh đạo có phần đặc thù, để làm tốt nhiệm vụ là “cánh tay nối dài” giữa Đảng với nhân dân, ngoài kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Công tác Mặt trận theo quy định ông Quý còn xung phong đảm nhận các nhiệm vụ khác như Trưởng ban Dân vận tổ dân phố số 5, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường... Theo ông Quý, việc kiêm nhiệm nhiều chức vụ, sẽ giúp ông có thể đóng nhiều vai, từ đó vận động, thuyết phục người dân tốt hơn.

Cùng với việc xung phong, đi đầu, đảm nhiệm nhiều chức vụ, ông Quý còn cùng các đồng chí của mình bám sát địa bàn cơ sở, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành tốt các quy định về quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường và thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Ông Quý cho hay: Bác Hồ đã dạy “Một trăm lời nói hay không bằng một việc làm tốt”. Vì thế ông luôn tâm niệm trước hết bản thân phải gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động để quy tụ sự đoàn kết trong Chi bộ, sự đồng thuận trong nhân dân.

Với cách làm linh hoạt nhưng không kém phần quyết đoán của mình, ông Quý đã kêu gọi người dân thực hiện tốt nếp sống văn minh, giữ cho đường đường phố luôn sạch đẹp, cải tạo không gian sống, đảm bảo không vi phạm quy định trật tự xây dựng…

Kỳ 1:  Đổi mới để thích ứng với tình hình mới
Với những cống hiến trong quá trình công tác, ông Trương Đình Quý được Thành phố tặng Bằng khen điển hình dân vận khéo năm 2020.

Trong thời gian dịch Covid-19 xuất hiện, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, ông Quý cũng là người tiên phong, đi đầu tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch; tham gia rà soát, lập danh sách hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh; kêu gọi nhân dân ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19; tham gia trực tại các chốt phòng, chống dịch, giải thích và yêu cầu người dân chấp hành nghiêm túc quy định của Thành phố…

Đặc biệt hơn, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2016, với sự tâm huyết, linh hoạt trong cách làm, ông Quý đã cùng với các chức sắc tôn giáo trên địa bàn tuyên truyền đến tận mỗi người dân về quyền, nghĩa vụ và tầm quan trọng của của việc đi bỏ phiếu. Kết quả gần 100% người dân của tổ dân phố số 5 đều tham gia bỏ phiếu bầu cử. Nhân dân đồng bào công giáo cũng rất đồng tình, ủng hộ và bày tỏ sự phấn khởi khi được tự tay thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình…

Xung phong đảm nhận việc khó

Có thể thấy, hiện nay, sinh hoạt tại các khu dân cư chủ yếu là đảng viên lớn tuổi. Đây là lực lượng đã được tôi luyện và rèn dũa qua nhiều năm, am hiểu các chủ trương chính sách của Đảng và có lập trường tư tưởng vững vàng. Với hiện trạng của chi bộ dân cư hiện nay, các đảng viên lớn tuổi chính là nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng cũng như các phong trào khác tại địa phương. Đặc biệt là trong thời điểm, Thành phố thực hiện sáp nhập, chia tách các tổ dân phố và Đề án số 21-ĐA/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.

Kỳ 1:  Đổi mới để thích ứng với tình hình mới
Ông Nguyễn Đức Hậu tập huấn kỹ năng kiểm phiếu cho các đảng viên, tổ viên Tổ bầu cử số 1 phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). (Ảnh chụp thời điểm dịch Covid-19 chưa diễn biến phức tạp)

Sau khi thực hiện việc sáp nhập tổ dân phố và đề án số 21-ĐA/TU, dân số và đảng viên của mỗi tổ đều tăng lên dẫn đến khối lượng công việc của các Bí thư chi bộ cũng vì thế mà nhân lên gấp bội. Điều này, khiến cho một số người tìm cách thoái thác, không muốn nhận trách nhiệm. Thế nhưng, tại Chi bộ khu dân cư số 1, phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), ông Nguyễn Đức Hậu (72 tuổi) ngoài việc là Bí thư chi bộ, ông còn xung phong đảm nhiệm thêm chức vụ Tổ trưởng tổ dân phố, trở thành ngọn cờ đầu trong việc kết nối đảng viên trong chi bộ và người dân địa phương.

Được biết, sau khi sáp nhập, phạm vi địa bàn của tổ dân phố 1 trải dài dọc phố Bà Triệu với hơn 250 hộ dân. Dù địa bàn rộng, dân số đông nhưng người dân ở đây chủ yếu là các chủ hộ kinh doanh, những người thuê mặt bằng để buôn bán khiến công tác vận động người dân thực hiện các phong trào của địa phương gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, ông Hậu đã đưa Chi bộ 1 trở thành đơn vị đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Tương tự, tại phường Láng Hạ (quận Đống Đa, Hà Nội), cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong xung phong đảm nhận nhiệm vụ khó. Nổi bật trong số đó là bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (71 tuổi). Bà Lan chính là người đã đứng ra “gánh” cả 2 chức vụ Bí thư chi bộ 5, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi sáp nhập địa bàn và đưa phong trào của khu dân cư phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.

Nhận xét về bà Lan, ông Nguyễn Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy phường Láng Hạ cho biết, theo chủ trương chung, từ cuối tháng 6, đầu tháng 7, một số tổ dân phố trên địa bàn sắp xếp lại, điển hình là khu dân cư số 5 gộp 4 tổ dân phố khu tập thể cũ và nhà liền kề.

Có những người xin thôi tham gia do sức khỏe yếu, có những người tâm tư vì phong trào địa bàn. Thời điểm họp chi ủy khu dân cư khi sáp nhập, do yêu cầu 3 chức danh (Bí thư, Tổ trưởng, Trưởng ban Công tác Mặt trận) theo Đề án 21-ĐA/TU chỉ có 2 người và công việc Tổ trưởng “khá nặng” nhưng bà Lan đã xung phong, gương mẫu đảm nhiệm vị trí Tổ trưởng và được người dân tín nhiệm bầu.

Tổ dân phố mới lên tới 331 hộ, gấp 4 lần trước đây nên nhiệm vụ vừa làm Bí thư chi bộ, vừa làm Tổ trưởng là thách thức không nhỏ.

Ông Nam cũng cho hay, với đặc thù chi bộ dân phố chủ yếu là các đảng viên lớn tuổi, vì vậy để phát triển, xây dựng được Chi bộ Đảng vững mạnh, việc có những người tâm huyết với công việc như bà Lan là điều hết sức đáng trân trọng.

(Còn nữa)

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Hiểu rõ tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã triển khai hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Đặc biệt, LĐLĐ thị xã cũng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn, từ đó đưa các phong trào và hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn đi vào chiều sâu.
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Năm 2024, bám sát sự lãnh đạo của Huyện ủy Phúc Thọ và sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các cấp Công đoàn huyện Phúc Thọ đã không ngừng nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn trên địa bàn huyện.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

(LĐTĐ) Để nâng chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đào tạo ngoại ngữ cần đào tạo vị thế của người lao động, cố gắng để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ nhẹ nhàng khi có kiến thức, có vị thế, sẽ làm việc trong môi trường tốt nhất, thu nhập ổn nhất.
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

(LĐTĐ) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang từng bước ổn định và phát triển lành mạnh. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

(LĐTĐ) Với tầm nhìn đến 2050 Thủ đô Hà Nội trở thành “Nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến”, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mang đến những tư duy hành động mới với quan điểm cốt lõi “con người là trung tâm của sự phát triển”. Từ tâm thế này, đô thị Hà Nội với mô hình chùm đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô cũng đã được định hình theo các nhiệm vụ, chức năng đặc thù nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế riêng.
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thanh Trì đã tổ chức gắn biển công trình “Tuyến đường hoa nhân dân” tại thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp. “Tuyến đường hoa nhân dân” là một trong những mô hình mới làm đẹp đô thị tại huyện Thanh Trì.

Tin khác

Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

(LĐTĐ) Với tầm nhìn đến 2050 Thủ đô Hà Nội trở thành “Nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến”, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mang đến những tư duy hành động mới với quan điểm cốt lõi “con người là trung tâm của sự phát triển”. Từ tâm thế này, đô thị Hà Nội với mô hình chùm đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô cũng đã được định hình theo các nhiệm vụ, chức năng đặc thù nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế riêng.
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thanh Trì đã tổ chức gắn biển công trình “Tuyến đường hoa nhân dân” tại thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp. “Tuyến đường hoa nhân dân” là một trong những mô hình mới làm đẹp đô thị tại huyện Thanh Trì.
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

(LĐTĐ) Tại hội nghị, có 4 tập thể, 3 cá nhận được nhận Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội; 17 tập thể, 15 cá nhân được Ủy ban nhân dân quận tặng giấy khen...
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

(LĐTĐ) Việc chuyển đổi sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển vận tải hành khách công cộng. Thông qua đó, sẽ thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông đô thị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, chỉ có định hướng là chưa đủ, doanh nghiệp vẫn cần thêm những chính sách hỗ trợ để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động