Gương Bí thư Chi bộ trong phòng, chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Với nhiều cách làm sáng tạo, ông Nguyễn Tiến Hưng – Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố số 5 phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã dành nhiều tâm huyết cùng cán bộ và nhân dân trên địa bàn làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Những việc làm của ông luôn được người dân trong tổ dân phố đánh giá cao và đồng tình ủng hộ.
“Cánh tay nối dài” trong phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội: Tăng cường tuyên truyền, xử lý vi phạm phòng, chống dịch Covid-19

Ăn Tết trong trạng thái “trực chiến”

Thời gian qua, công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả của Việt Nam đã nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao của dư luận quốc tế, nhiều bài viết đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam. Để đạt được những kết quả như vậy, cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng đều đang dồn toàn lực để chống dịch. Trong đó, việc phát huy vai trò chống dịch ở từng khu phố, từng ngõ xóm đã cho thấy nhiều cách làm hay, sáng tạo từ cơ sở.

Gương Bí thư Chi bộ trong phòng, chống dịch Covid-19
Ông Nguyễn Tiến Hưng – Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố số 5 luôn nhiệt tình trong công tác tập thể (Ảnh: K.Tiến)

Đơn cử, tại Tổ dân phố số 5 phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), ông Nguyễn Tiến Hưng - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố số 5 đã nhiệt tình, có nhiều cách làm mới mẻ, giúp người dân nhận thức đúng và cùng hành động để tạo nên những hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ngay khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác phòng, chống dịch tại Tổ dân phố số 5, phường Xuân Phương đã được triển khai thực hiện quyết liệt. Trong đó, nổi bật là công tác truy vết những người từng đến các vùng dịch trở về được tổ dân phố thực hiện kịp thời, bài bản.

Một trong những nguyên nhân có được kết quả này là nhờ sáng kiến thành lập nhóm trên ứng dụng Zalo để triển khai công việc. Thông qua việc tận dụng công nghệ thông tin từ nhóm Zalo, thành viên là người dân khu phố đã liên tục được cập nhật tình hình dịch bệnh, diễn biến mới nhất hay những chỉ đạo cụ thể từ Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và phường Xuân Phương… Ngoài việc giúp người dân nắm vững tình hình, ông Hưng liên tục tuyên truyền, nhắc nhở người dân tích cực triển khai các biện pháp phòng dịch, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Ông Hưng nhớ lại, cuối tháng 1/2021, chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, người dân phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) vô cùng lo lắng khi trên địa bàn xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên. Đó là bệnh nhân N.Q.M, nam, 40 tuổi, nghề nghiệp là bộ đội (số 479 đường Phúc Diễn, tổ 1, phường Xuân Phương). Trên cương vị là Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố, ông Hưng đã cùng lực lượng chức năng phường “gõ cửa từng nhà”, vừa để trấn an, vừa điều tra truy vết đối tượng. “Ngay trong đêm 29/1, chúng tôi đã điều tra hết những người tiếp xúc đến F2, F3 với mục tiêu không để lọt đối tượng. Cũng trong quá trình rà soát, chúng tôi phát hiện 1 trường hợp là học sinh lớp 3, không học cùng với con trai bệnh nhân N.Q.M nhưng lại có tiếp xúc gần trong thời gian ăn bán trú tại trường. Lập tức, tổ dân phố phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành cách ly, giám sát các hộ có liên quan”, ông Hưng chia sẻ.

Nhờ những hành động quyết liệt từ tổ dân phố mà những ngày sau đó, khi 5 người trong gia đình bệnh nhân N.Q.M tiếp tục ghi nhận mắc Covid-19 thì các đối tượng F2, F3 trước đó đã được cách ly kịp thời, công tác truy vết của cơ quan chức năng cũng trở nên đơn giản hơn. Nhớ về Tết năm vừa rồi, ông Hưng cho biết, đây là năm đầu tiên ông ăn Tết trong trạng thái “trực chiến”, bởi có thể bị gọi bất cứ lúc nào. Không giống như các năm trước, năm nay ông hạn chế đi thăm, chúc Tết họ hàng mà dành phần nhiều thời gian để tuyên truyền, truy vết những người từ vùng khác về địa phương.

Ba ngày Tết Tân Sửu, ngày nào ông cũng phải đi kiểm tra, rà soát sự biến động của dân cư trên địa bàn. Đặc biệt, tại các nhà trọ, ông đã giao nhiệm vụ cho các chủ nhà trọ theo dõi, ghi lại danh sách di chuyển của những người trong khu trọ. Hằng ngày, ông đều trực tiếp đến kiểm tra tận nơi. Cũng chính vì vậy, ông Hưng đã phát hiện ra một số đối tượng đi về Hải Dương ăn Tết nhưng không khai báo, vận động người này tự khai báo, cách ly, đi xét nghiệm. Bên cạnh đó, tại Tổ dân phố số 5 cũng đã tổng hợp được 249 người tại các tỉnh đi về quê ăn Tết, trong đó có 1 số công dân Hải Dương lên trước ngày tỉnh này thực hiện cách ly xã hội…

Nỗ lực xây dựng tổ dân phố văn minh, đoàn kết

Hiện nay, khi dịch Covid-19 tại Hà Nội đã cơ bản được kiểm soát, ông Hưng vẫn không quên “nhiệm vụ”. Hằng ngày, ông vẫn theo dõi, yêu cầu các tổ, nhóm theo dõi sát sao tình hình trên địa bàn; tuyên truyền người dân tích cực tham gia phòng, chống dịch, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, nơi công cộng…

Không chỉ tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong mọi hoạt động khác của tổ dân phố ông cũng được mọi người dân đánh giá là nhiệt tình. Những công việc như vệ sinh môi trường, làm căn cước công dân hay việc thăm hỏi gia đình có hoàn cảnh khó khăn... đều được ông thông báo, tổ chức, vận động người dân tham gia. Do vậy, mọi người dân trên địa bàn phường đều nghiêm túc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Không khí đoàn kết, nhất trí cùng đóng góp công sức xây dựng cộng đồng văn minh từ đó lan tỏa mạnh mẽ tại địa bàn.

Năm nay đã gần 60 tuổi, nhưng những năm tháng phục vụ trong quân đội khiến ông Hưng luôn giữ tác phong hòa đồng, thân thiện, làm việc hết mình, tích cực, chủ động đưa ra những giải pháp để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Tham gia công tác tại thôn, sau đó là tổ dân phố đã gần 20 năm, ông Hưng luôn dành sự quan tâm cho công tác xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh môi trường. Trước thực tế ở một số nơi xuất hiện tụ điểm rác thải gây ô nhiễm môi trường, ông đã cùng cán bộ tổ dân phố nắm rõ các trường hợp vi phạm, trực tiếp tới tận nhà tuyên truyền, nhắc nhở để người dân không tái phạm. Để duy trì kết quả đạt được, ông đã đi đầu cùng các tổ chức đoàn thể và người dân trong tổ dân phố quét dọn, thu gom rác thải tại các ngõ, phố vào mỗi sáng; trực tiếp tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn môi trường chung.

Nói về ông Nguyễn Tiến Hưng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Xuân Phương Nguyễn Xuân Vinh cho biết, ông Hưng là người Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng nhiệt huyết, gần dân, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động. Ông đã góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác tại Tổ dân phố số 5 nói riêng cũng như của phường Xuân Phương nói chung. Đặc biệt, thời gian qua, nhờ có những Tổ trưởng Tổ dân phố tâm huyết như ông Hưng đã góp phần giúp địa phương chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động