Điện ảnh cách mạng: “Cuốn sách” lịch sử sống động

Kỳ 1: Bám sát từng cuộc chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, tiếng đạn bom đã chìm vào dĩ vãng… nhưng những bộ phim về đề tài chiến tranh của Điện ảnh cách mạng Việt Nam vẫn khiến người xem nhớ mãi không nguôi. Đó là những thước phim vừa mang giá trị lịch sử, vừa mang giá trị nghệ thuật và thấm đẫm niềm tự hào của nhiều thế hệ.
ky 1 bam sat tung cuoc chien dau cua dan toc Quảng bá du lịch qua các hoạt động điện ảnh: Nên bắt tay nhau
ky 1 bam sat tung cuoc chien dau cua dan toc Quảng bá Phong Nha - Kẻ Bàng tại kinh đô điện ảnh Hollywood

Nói về đặc trưng của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, có thể khẳng định là hiếm có nền điện ảnh nào khác trên thế giới có thể bám sát từng bước đi, thậm chí ở trong lòng lịch sử của dân tộc như vậy. Trong những năm chiến tranh, điện ảnh trở thành một cuốn sách lịch sử sống động ghi dấu ấn đặc biệt khó quên trong lòng mỗi người dân.

Ngày 15/3/1953 tại Ðồi Cọ, bản Bắc, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, điện ảnh của cách mạng Việt Nam đã từng bước phát triển, đóng góp vào công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

ky 1 bam sat tung cuoc chien dau cua dan toc

Phim cách mạng đầu tiên của Việt Nam: Chung một dòng sông

Trước đó, nhóm điện ảnh Khu 8, Khu 7 ở Nam Bộ đã cho ra đời những bộ phim thời sự tài liệu đầu tiên như Trận Mộc Hóa (năm 1948), Chiến dịch Bến Tre, Chiến dịch Trà Vinh, Chiến dịch La Ban - Cầu Kè (1950), Chiến dịch Bến Cát, Trận Bùng Binh, Trận Trảng Bàng, Trận Trảng Bom… Ðây là những tiền đề rất quý của nền điện ảnh cách mạng. Sau khi có Sắc lệnh 147/SL, các hoạt động điện ảnh trở nên hết sức năng động, đặc biệt là ở khu vực phổ biến phim. Những đội chiếu phim lưu động mang phim của các nước xã hội chủ nghĩa, phim tài liệu, thời sự sản xuất trong nước đi phục vụ bộ đội, nhân dân ở khắp các mặt trận, ở các vùng tự do.

Mốc quan trọng của phim truyện cách mạng Việt Nam là sự ra đời của bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông năm 1959 gắn với sự hình thành của Xưởng phim truyện Việt Nam. Nhiều bộ phim giai đoạn này cũng có sự chuẩn mực của mỗi khuôn hình, sức biểu cảm của hình ảnh và cách dàn dựng hợp lý và thuyết phục như Vợ chồng A Phủ, Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu, Đường về quê mẹ, Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm, Em bé Hà Nội... Bên cạnh các phim về chiến tranh, một số phim thành công với đề tài xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa như: Chuyện vợ chồng anh Lực, Đến hẹn lại lên... Mỗi bộ phim ra đời đều được người xem chào đón nồng nhiệt.

Hoàn cảnh lịch sử cũng đã tạo điều kiện cho sự thành công của thể loại phim tài liệu với hàng chục bộ phim được giải thưởng Vàng tại các Liên hoan phim quốc tế như Đầu sóng ngọn gió, Du kích Củ Chi, Đường ra phía trước, Những cô gái Ngư Thủy, Trận địa mặt đường, Luỹ thép Vĩnh Linh, Những người săn thú trên núi Đắc Sao, Làng nhỏ ven sông Trà... Thực tế cuộc sống đòi hỏi người làm phim tài liệu không chỉ phản ánh kịp thời và trung thực những sự kiện lịch sử như thời chiến mà phải đi sâu phân tích hiện thực, phát hiện những vấn đề xã hội... nhưng không phải nhà làm phim nào cũng có thể làm được.

Mốc quan trọng của phim truyện cách mạng Việt Nam là sự ra đời của bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông năm 1959 gắn với sự hình thành của Xưởng phim truyện Việt Nam. Nhiều bộ phim giai đoạn này cũng có sự chuẩn mực của mỗi khuôn hình, sức biểu cảm của hình ảnh và cách dàn dựng hợp lý và thuyết phục như Vợ chồng A Phủ, Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu, Đường về quê mẹ, Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm, Em bé Hà Nội... Bên cạnh các phim về chiến tranh, một số phim thành công với đề tài xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa như Chuyện vợ chồng anh Lực, Đến hẹn lại lên... Mỗi bộ phim ra đời đều được người xem chào đón nồng nhiệt.

Bên cạnh đó, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của phim hoạt hình Việt Nam là những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt: Từ 1965 đến 1975. Trong hoàn cảnh khó khăn dưới những mái lá nơi sơ tán, các nhà làm phim hoạt hình vẫn cho ra đời những tác phẩm trở thành đỉnh cao của hoạt hình Việt Nam như Chuyện ông Gióng, Mèo con, Con sáo biết nói, Kặm Phạ Nàng Ngà, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con khỉ lạc loài...

Đề tài lịch sử cách mạng được xây dựng công phu trong Sao tháng Tám, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán được đưa lên màn ảnh trong Chị Dậu và Làng Vũ Đại ngày ấy, cuộc sống Sài Gòn được thể hiện mạnh bạo trong Mối tình đầu, Tội lỗi cuối cùng.

Đối với đề tài chiến tranh, các tác giả dường như đã có đủ thời gian đánh giá, suy ngẫm về những cái cao cả, thiêng liêng, anh hùng, nhìn nhận lại cuộc chiến một cách sâu sắc hơn. Một số phim có tính hình tượng, tính khái quát cao đã ra đời như Cánh đồng hoang, Mẹ vắng nhà, Bao giờ cho đến tháng Mười, Chuyện cổ tích cho tuổi 17…

30 năm sau, tính từ ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bộ phim “Ngày Độc lập 2/9/1945” do Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Kỳ Nam đạo diễn được sản xuất và công chiếu, trong đó có 5 phút phim tư liệu quý và bí ẩn. Hay vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2005, người dân Hà Nội mới được xem lại những thước phim tư liệu từ 60 năm trước về ngày 1/1/1955 - phim “Ngày lịch sử” của đạo diễn người Nga Vladimir Echourine. Phim có nhiều hình ảnh tư liệu về Hà Nội đỏ rực cờ hoa, cổng chào, biểu ngữ, hàng chục vạn người dân như nước chảy đổ về Quảng trường Ba Đình lịch sử, đón chào Chính phủ kháng chiến trở về ra mắt quần chúng thủ đô và quốc dân đồng bào cả nước. Vào năm 2010, Hãng phim truyền hình TFS (TP. Hồ Chí Minh) sản xuất phim tài liệu “Quốc kỳ Việt Nam” tái hiện lịch sử ra đời của lá cờ đỏ sao vàng.

Năm 2011, Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự của VTV sản xuất phim “Tết độc lập...Năm 2012, công chúng Việt Nam qua VTV được xem thêm phim tài liệu điện ảnh “Lời khát vọng dân tộc” cũng của đạo diễn Nga Vladimir Echourine. Phim khắc họa lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta với những bản Tuyên ngôn độc lập từ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt đến “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và đặc biệt, khắc ghi hình ảnh bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945, thể hiện khát vọng độc lập của người Việt Nam từ nghìn xưa cho đến nghìn sau.

Dù sớm hay muộn, dù trong cuộc chiến hay sau cuộc chiến, những bộ phim cách mạng đã trở thành những “cuốn sách” lưu lại những phần lịch sử hào hùng và chân thật nhất của dân tộc, để cho đến ngày nay, đó vẫn là những dấu ấn khó phai trong lòng công chúng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch) tổ chức Tuần phim đặc biệt với chuỗi hoạt động từ Cao Bằng đến khắp cả nước, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm văn hóa nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa.
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

(LĐTĐ) Sau khi kết thúc bộ phim "Hoa sữa về trong gió", bắt đầu từ hôm nay (25/11), bộ phim "Không thời gian" sẽ được phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam).
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động