Quảng bá du lịch qua các hoạt động điện ảnh: Nên bắt tay nhau

(LĐTĐ) Cách đây hai năm, Cục Điện ảnh phối hợp với Tổng cục Du lịch đã xây dựng đề án “Quảng bá du lịch thông qua các hoạt động điện ảnh” mở ra một hướng đi mới cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, những hoạt động quảng bá du lịch thông qua các hoạt động điện ảnh vẫn chỉ hạn chế ở vài bộ phim tài liệu ngắn và một vài sự kiện điện ảnh quốc tế.
quang ba du lich qua cac hoat dong dien anh nen bat tay nhau “Kong” đã âm thầm thu về hơn 477 triệu USD
quang ba du lich qua cac hoat dong dien anh nen bat tay nhau Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển du lịch sau bom tấn Kong: Đảo đầu lâu

Phát hiện từ đạo diễn nước ngoài

Vào cuối năm 2016, lần đầu tiên công chúng được thưởng thức bộ phim của Pháp có tên gọi Đông Dương của đạo diễn Régis Wargnier – người từng đoạt giải “Phim ngoại ngữ hay nhất” Oscar lần thứ 65. Đông Dương không chỉ hay về nội dung, thông điệp mà còn là tuyệt phẩm về mặt hình ảnh đất nước Việt Nam với hàng loạt cảnh đẹp qua góc quay của người Pháp từ Vịnh Hạ Long tới Tam Điệp, Đình Bảng, Huế, Phát Diệm...

Khi đó, ông Trần Hùng Việt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM đã nói: “Đông Dương khi được trình chiếu ở Pháp và các nước châu Âu đã làm nhiều người ngạc nhiên. Khi đó, hình ảnh của một chiếc tàu buồm trên Vịnh Hạ Long xuất hiện lên màn ảnh và một làn sóng khách du lịch châu Âu đến Việt Nam để đi Hạ Long”. Trong niềm hân hoan ấy, ắt hẳn những nhà quản lý du lịch Việt Nam phải ngậm ngùi.

Một “cú hích” nữa đến với ngành du lịch Việt Nam nào năm 2017, khi bộ phim “Kong: Đảo đầu lâu” của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts chính thức ra rạp từ 10/3 trên khắp thế giới. “Kong: Đảo đầu lâu” được chú ý bởi hình ảnh thân thuộc của chú khỉ Kong khổng lồ, dàn diễn viên đình đám của Hollywood, đồng thời 70% hình ảnh của bộ phim được ghi hình tại những điểm du lịch nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Tràng An, Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam.

quang ba du lich qua cac hoat dong dien anh nen bat tay nhau
"Kong: Đảo đầu lâu" trở thành cú hích cho hoạt động quảng bá du lịch qua điện ảnh ở Việt Nam

Những hình ảnh về chú khỉ Kong cùng các nhân vật hiện lên trong phim với những góc quay rộng từ trên cao đã giúp khán giả trong và ngoài nước hoàn toàn ấn tượng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ và sự kết hợp của địa hình sông, đầm lầy, đồng cỏ và tổ hợp núi đá vôi... mà theo đạo diễn Vogt-Roberts “chỉ có ở Việt Nam”.

Với sức hút và sự lan tỏa của một tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của Hollywood như “Kong: Đảo đầu lâu”, nhiều người cho rằng đây là cơ hội lớn để Quảng Bình, Ninh Bình, TP. Hạ Long quảng bá hình ảnh để phát triển du lịch. Khi đó, đạo diễn – nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Hữu Phần đã từng hy vọng “Đây là một sự kiện quan trọng mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ quảng bá du lịch Việt Nam qua nghệ thuật điện ảnh”.

Đạo diễn Vogt-Roberts nói khi hoàn thành những cảnh quay từ bộ phim bom tấn: “Sứ mệnh quan trọng nhất chính là phải tìm ra được những quang cảnh đẹp ngoạn mục một cách chân thực để thực hiện bộ phim này”.

Còn với các nhà du lịch Việt Nam, ắt hẳn sứ mệnh của họ không chỉ là “ăn theo” những tác phẩm điện ảnh thế giới. Phải chăng chúng ta cần có cách quảng bá du lịch trên những tác phẩm điện ảnh thiết thực hơn việc ngồi nhìn những đạo diễn nước ngoài đến khai thác cảnh đẹp của Việt Nam rồi mới nảy ra ý tưởng quảng bá du lịch?

Bao giờ mới hết “ăn theo”?

Tại Việt Nam, du lịch và điện ảnh chưa có sự hợp tác chặt chẽ mà lâu nay vẫn mạnh ai nấy làm. Trước đây, tại một số Liên hoan phim (LHP) quốc tế, chỉ có đơn độc ngành điện ảnh tham dự.

Tuy nhiên, các hoạt động của điện ảnh chủ yếu là trình chiếu giới thiệu những bộ phim Việt Nam tới khán giả quốc tế, xúc tiến đầu tư hợp tác các dự án điện ảnh. Quy mô quảng bá điện ảnh cũng chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp.

Chỉ bắt đầu từ năm 2017, khi bộ phim “Kong: Đảo đầu lâu” của Hollywood quay tại Việt Nam được khởi chiếu thành công trên toàn thế giới thì sự bắt tay giữa điện ảnh và du lịch mới được chú ý đến.

quang ba du lich qua cac hoat dong dien anh nen bat tay nhau
Phim “Người bất tử” đạt về cả nội dung lẫn cảnh quay nhưng chỉ chiếu cho khán giả Việt xem.

Tham dự LHP quốc tế Cannes lần thứ 70, điện ảnh và du lịch Việt Nam lần đầu tiên có một sự đầu tư quảng bá quy mô và xuyên suốt tại liên hoan điện ảnh uy tín bậc nhất thế giới này.

Đoàn điện ảnh Việt Nam đẩy mạnh hoạt động quảng bá điện ảnh nước nhà với bạn bè quốc tế bằng thông điệp “Việt Nam - điểm đến mới của các bộ phim bom tấn”. Những hình ảnh tuyệt đẹp của quần thể danh thắng Việt Nam và logo giới thiệu LHP quốc tế Hà Nội đã được in trên tấm pano lớn đặt gần khu vực diễn ra LHP. Pano này do công ty của diễn viên Lý Nhã Kỳ - cựu đại sứ du lịch Việt Nam tài trợ.

Còn nhớ, LHP Cannes diễn ra tháng 5/2016, bên cạnh những sự kiện giao lưu, Phó thủ tướng Thái Lan và Bộ trưởng Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan đã công bố những kế hoạch ưu đãi của Chính phủ đối với các đoàn làm phim nước ngoài khi đến nước này quay phim.

Theo đó, từ tháng 1/2017, các tác phẩm điện ảnh nước ngoài dựng ở Thái Lan có kinh phí trên 1,5 triệu USD sẽ được hỗ trợ 15% kinh phí. Những bộ phim có diễn viên Thái Lan là nhân vật chính hoặc tham gia sẽ được hỗ trợ 3%. Các bộ phim đem lại những lợi ích đặc biệt trong việc thúc đẩy hình ảnh của Thái Lan sẽ được hỗ trợ 2%.

Còn Việt Nam, việc mở rộng các đầu mục quảng bá du lịch và điện ảnh có phần “khiêm tốn” hơn so với nước bạn, chỉ hạn chế ở những dự án phim tài liệu, đó cũng không thể gọi là “điện ảnh” được. Ví như năm 2016, Cục Điện ảnh phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện 2 bộ phim tài liệu “Phiên chợ vùng cao” và “Mũi Né - Vùng biển thức” dài 12 phút.

Cả 2 bộ phim tài liệu này đều có phụ đề song ngữ Anh - Pháp với nội dung quảng bá thương hiệu và sản phẩm du lịch Việt. Sau khi hoàn thành, 2 bộ phim tài liệu được trình chiếu tại tất cả các sự kiện chính thức của quốc gia về điện ảnh và du lịch trong nước và quốc tế như: Tuần phim Việt Nam tại Singapore, Tuần phim Việt Nam tại Hàn Quốc, Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 57... nhưng hiệu quả thì vô cùng khiêm tốn.

Khi đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn đã từng nói: “Đối với một tác phẩm thành công sẽ tạo ra cảm xúc và khơi gợi cho người xem những mong muốn được trải nghiệm như các nhân vật trong điện ảnh. Chính vì thế, nếu sử dụng tốt được công cụ điện ảnh trong việc quảng bá phát triển du lịch thì sẽ tạo thành công cụ rất hữu hiệu”.

Ngẫm lại câu nói của Viện trưởng Nguyễn Anh Tuấn, nhìn lại những gì chúng ta đã làm, ắt hẳn sẽ thấy, giữa điện ảnh và du lịch không chỉ là “phối hợp” mà phải là “2 trong 1” thì mới có thể gây ấn tượng với du khách quốc tế bằng chính nội dung của tác phẩm điện ảnh.

Ví như năm 2018, bộ phim “Người bất tử” của đạo diễn Victor Vũ đã lấy bối cảnh phim trải dài 3 miền Bắc - Trung - Nam, từ những ngôi làng xưa Bắc Bộ đến các hang động kỳ vĩ ở miền Trung và các biệt thự cổ kính ở Nam Bộ.

Cuộc đời Hùng (nhân vật chính do diễn viên Quách Ngọc Ngoan đóng) với hành trình trăm năm biến cố chính là câu chuyện giúp Victor Vũ thỏa sức khai thác vẻ đẹp của đất nước, đưa chúng trở thành chất liệu đặc biệt tạo nên sự ly kỳ, bí ẩn của phim.

Đạo diễn Victor Vũ chia sẻ: “Tôi thực sự ngỡ ngàng trước quang cảnh thiên nhiên Việt Nam, vì mỗi nơi tôi từng đi qua, mỗi vẻ đẹp mà tôi từng nhìn thấy trên đất nước đều rất khác biệt. Tôi luôn ghi dấu những cảnh đẹp vào 'bộ nhớ' của mình bởi tin rằng, sẽ có một ngày những địa danh này trở thành bối cảnh phù hợp với một tác phẩm của mình".

Nội dung hay, lạ, diễn xuất của diễn viên từ mặt tâm lý cho đến cảnh hành động đều không có chỗ chê, thế nhưng tiếc rằng “Người bất tử” lại không có cơ hội trình chiếu ở nước ngoài để khán giả quốc tế biết đến.

Nên chăng Du lịch và điện ảnh Việt Nam cần có cái bắt tay chặt hơn nữa để mục tiêu quảng bá du lịch không chỉ “qua các hoạt động điện ảnh”, mà còn “qua các tác phẩm điện ảnh”.

Đúng như Viện trưởng Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn đã từng nói: “Đối với một tác phẩm thành công sẽ tạo ra cảm xúc và khơi gợi cho người xem những mong muốn được trải nghiệm như các nhân vật trong điện ảnh”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động