Kịp thời đưa ngư dân gặp nạn từ Trường Sa về đất liền điều trị
Bệnh nhân là anh Hoàng Văn Đ. (sinh năm 1972, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là thuyền viên tàu cá QNg 96-293 TS. Trong quá trình lặn sâu ở độ sâu 35 mét và lên mặt nước đột ngột nên bị đau ngực trái, khó thở nhẹ, yếu hai chi dưới. Sau đó, anh Đ. được chuyển vào Trung tâm y tế Thị trấn Trường Sa lúc 12h05 ngày 23/3.
Sau khi đưa vào cấp cứu, đội ngũ y, bác sỹ Trung tâm y tế Thị trấn Trường Sa nhanh chóng khám và xác định tình trạng bệnh nhân tiếp xúc tốt, đau tức ngục trái, yếu 2 chi dưới, sức cơ chân phải 3/5, chân trái 4/5, rối loạn cơ vòng, bí tiểu.
Hội chẩn với Bệnh viện quân y 175, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hội chứng giảm áp do lặn sâu giờ thứ 23. Do đó, các bác sĩ quyết định điều trị tại Trung tâm y tế Thị trấn Trường Sa, cho thở oxy nồng độ cao, chống đông, bù dịch, đặt thông tiểu, kháng sinh dự phòng theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.
Trực thăng đưa bệnh nhân từ Trường Sa về đất liền điều trị. Ảnh: BVCC |
Tuy nhiên trong quá trình điều trị, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, các triệu chứng không giảm, hội chẩn qua Telemedicine với Bệnh Quân y 175, các bác sỹ đã khẩn cấp đề nghị cấp trên đưa bệnh nhân vào đất liền điều trị.
Khoảng 18h30 ngày 24/3, Binh đoàn 18 điều động máy bay trực thăng EC 225 cùng Tổ Cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 do Đại úy Đinh Văn Hồng làm Tổ trưởng Tổ Cấp cứu đường không xuất phát tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Đến 0h55 ngày 25/3 chuyến bay đáp xuống nóc tòa nhà Viện Chấn Thương chỉnh hình an toàn, nhanh chóng đưa bệnh nhân vào trung tâm cấp cứu và tiến hành điều trị tiếp theo.
Kíp cấp cứu túc trực bên bệnh nhân trong quá trình từ Trường Sa vào đất liền. Ảnh: BVCC |
Đại úy Đinh Văn Hồng chia sẻ, đối với bệnh nhân hội chứng giảm áp mức độ nặng, vấn đề đưa bệnh nhân vận chuyển bằng trực thăng về đất liền là một cân nhắc cực kỳ quan trọng, khi đưa bệnh nhân lên máy bay, các nguy cơ của hội chứng giảm áp sẽ diễn biến nặng, có thể bệnh nhân sẽ diễn tiến suy hô hấp nguy kịch, thuyên tắc phổi và ngừng tim.
"Khi đưa bệnh nhân lên máy bay kíp cấp cứu tiến hành cho bệnh nhân thở oxy nồng độ cao, theo dõi sát sinh hiệu bệnh nhân, nếu bệnh nhân diễn biến nặng phải xử lý ngay trong quá trình bay. Tổ Cấp cứu cũng luôn phối hợp cùng tổ bay, duy trì bay ở tầm bay thấp nhất có thể (từ 800-1.000m) đồng thời đảm bảo an toàn bay cho chuyến bay và bệnh nhân”, Đại úy Đinh Văn Hồng cho biết.
Đến sáng 25/3, sau khi được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân hiện đã có cải thiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00