Kịp thời đưa ngư dân bị đột quỵ từ Trường Sa về đất liền
Theo đó, khoảng 5h ngày 5/3, nam bệnh nhân H.B ( 71 tuổi, quê tỉnh Quảng Nam) khi đang khai thác hải sản trên biển thì đột nhiên bị ngã, sau đó bị liệt nửa người phải, không giao tiếp được. Các ngư dân nhanh chóng đưa bệnh nhân vào Bệnh xá đảo Song Tử Tây vào lúc 20h50 cùng ngày.
Sau khi được đưa vào cấp cứu, đội ngũ y, bác sĩ trực thuộc đảo Song tử Tây đã tiến hành khám, hội chẩn với Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 và Bệnh viện Quân y 175 chẩn đoán thông qua điện thoại.
Tổ cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với Binh đoàn 18 đưa bệnh nhân từ Trường Sa về đất liền điều trị. Ảnh: Bệnh viện 175 cung cấp. |
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ xác định bệnh nhân gọi mở mắt nhưng không tiếp xúc, Glasgow 10 điểm, liệt hoàn toàn nửa người bên phải, sức cơ 0/5, kèm theo nôn ói, huyết áp cao khó kiểm soát, huyết áp tối đa 170-180 mmHg có lúc > 200mmHg. Các bác sỹ chẩn đoán, bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải nghi do đột quỵ não và đề nghị đưa bệnh nhân vào bờ càng sớm càng tốt.
Ngay sau khi nhận được tin, Binh đoàn 18 thuộc Bộ Quốc phòng nhanh chóng điều động trực thăng EC 225 số hiệu VN-8622 phối hợp với Tổ cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 do Thượng uý, bác sĩ Tạ Văn Bạch làm tổ trưởng xuất phát tại sân bay Tân Sân Nhất.
Tổ cấp cứu tích cực cấp cứu cho bệnh nhân trong suốt chuyến bay. Ảnh: Bệnh viện 175 cung cấp. |
Chuyến bay đã đáp xuống nóc tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quân y 175 an toàn vào lúc 19 giờ 10 ngày 6/3. Đội ngũ các y, bác sĩ khẩn trương đưa bệnh nhân vào Trung tâm cấp cứu Bệnh viện Quân y 175.
Thượng uý, bác sĩ Tạ Văn Bạch chia sẻ, do đảo Song Tử Tây có khoảng cách xa với đất liền nhất trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa nên thời gian bay mất từ 4-5 giờ đồng hồ, cộng thêm bệnh nhân có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ trong suốt quá trình bay nên chuyến bay cấp cứu lâu hơn bình thường.
"Sau khi lên trực thăng, áp lực nội sọ sẽ tăng làm nặng thêm tình trạng bệnh nên chúng tôi cần phối hợp với tổ bay để bay thấp nhất có thể, do đó thời gian bay về càng chậm. Bệnh nhân có những thời điểm huyết áp rất cao, chúng tôi phải dùng phương pháp hạ áp bằng thuốc đường tĩnh mạch”, bác sĩ Tạ Văn Bạch cho biết.
Sau cấp cứu, đến sáng 7/3, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, đội ngũ y, bác sỹ đang tiếp tục áp dụng các phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30