Kinh tế số - chìa khóa tăng trưởng- Kỳ 1: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp số
"Liều thuốc" nào cho các doanh nghiệp sống an toàn với dịch? Doanh nghiệp sốt sắng, lao động chưa vội |
Trong bối cảnh dịch Covid-19, khó khăn đặt ra đối với các hoạt động mua bán truyền thống càng làm rõ hơn vai trò của thương mại điện tử. Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành phương thức giao dịch được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, các hạn chế khi áp dụng giãn cách xã hội và sự sụt giảm của nền kinh tế đã tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại điện tử.
Kinh tế số, thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu. (Ảnh minh họa) |
Đứt gãy chuỗi vận chuyển
Tại Tọa đàm cấp cao “Kinh tế số - chìa khóa của tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới", ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, trong thời đại dịch, nhiều sàn thương mại điện tử đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong lưu thông, cung ứng hàng hóa phục vụ người dân khi thực hiện giãn cách xã hội. Đáng chú ý, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư này, nhiều sàn thương mại điện tử như Sendo, Shopee, Lazada, Tiki… đã đi đầu trong việc tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Trong thời gian vừa qua, các chuỗi của nền kinh tế bị đứt gãy, nhiều người cho rằng thương mại điện tử là một hoạt động được hỗ trợ, gặt hái được rất nhiều thành công, đóng góp một phần lớn làm cho hàng hóa lưu thông; tuy nhiên, khi hoạt động trong thời giãn cách đã có rất nhiều vấn đề đã phát sinh.
Theo ông Dũng, hiện các công ty thương mại điện tử cũng đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề, đặc biệt là các chính sách liên quan đến hạn chế hoạt động shiper đã khiến cho hàng hóa khó lưu thông, các hoạt động sôi nổi trên sàn thương mại điện tử bị hạn chế. Cho đến nay, nhiều địa phương cũng đã có các động thái mở cửa cho hoạt động của shiper, giúp cho hoạt động kinh doanh trôi chảy, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế.
“Thương mại điện tử trong những năm gần đây, với mức độ tăng trưởng từ 30-35%, tuy nhiên, trong thời gian sắp tới sẽ là một bức tranh hoàn toàn thay đổi. Những gì chúng ta dự đoán sẽ không còn là tính toán và mong muốn. Như việc họp trực tuyến, học online, các bà nội trợ đi chợ trực tuyến, dùng app để khai báo, dùng app để đi chợ, biết thế nào là mua hàng combo, biết thanh toán điện tử… tất cả mọi người sẽ cùng tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử và trong thời gian sắp tới, sau khi kiểm soát được dịch cùng các kế hoạch sống chung với dịch, chúng ta sẽ đón nhận làn sóng mới của thương mại điện tử. Chính điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách, thúc đẩy thị trường thương mại điện tử của các Bộ, ngành trung ương và địa phương”, ông Dũng khẳng định.
Theo bà Nguyễn Thị Hải Vân - Grab Việt Nam, muốn duy trì chuỗi cung ứng hay đẩy mạnh kinh tế số thì shiper cần được nhìn nhận vai trò trong chuỗi cung ứng. “Sau đợt dịch và giãn cách vừa qua, chúng tôi rất mừng khi đội ngũ shiper được nhìn nhận như một thành phần mắt xích quan trọng trọng toàn bộ chuỗi cung ứng. Một số tỉnh/thành đã có những chính sách ưu tiên shiper trong các hoạt động và tiêm vắc xin. Trong giai đoạn tiếp theo cần có cái nhìn nhất quán hơn để có những quy định, chính sách, để đội ngũ shiper có thể vận hành và hoạt động thông suốt hơn. Ở nhiều nước, trong quá trình chống dịch, đội ngũ này được xem như đội ngũ “tuyến đầu””, bà Nguyễn Thị Hải Vân cho biết.
Thách thức về logistics
Liên quan trực tiếp đến các hoạt động thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp số như Tiki, Lazada, Shopee… cũng gặp không ít khó khăn trong đại dịch liên quan đến vấn đề logistics (hậu cần).
Đại diện của Tiki - ông Nguyễn Thành Long cho rằng, doanh nghiệp số cần có 3 yếu tố chính để vận hành và phát triển, đó là chính sách, công nghệ, con người. Về mặt chính sách, kinh tế số đang phát triển rất nhanh, tuy nhiên các chính sách đưa ra chưa theo kịp, đặc biệt là các hướng dẫn khi ban hành chính sách. Chính vì vậy, các Bộ, ban, ngành cần có hướng dẫn kịp thời để các doanh nghiệp không “lạc lối” và không hiểu sai về mặt chính sách.
Ảnh minh họa |
Về mặt công nghệ, mặc dù là đơn vị luôn làm chủ về mặt công nghệ, áp dụng tất cả các công nghệ mới nhất như điện toán đám mây, AI, thậm chí đã thử nghiệm về công nghệ logistics với kho bãi của Tiki, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều hạn chế.
“Nói về logistics thì Tiki hiện có thể vận chuyển những đồ vật nặng như tủ lạnh... Tuy nhiên khi đại dịch tới, Tiki bán gấp 10 lần thực phẩm, lúc đó sẽ phát sinh một số vấn đề như: Nhập về một gói hành 20kg, chúng tôi phải chia ra thành các gói nhỏ từ 1 lạng tới nửa cân để bán cho người sử dụng, phải làm bằng tay. Tôi cho rằng, mình cần phải làm tốt về mặt công nghệ hơn để xử lý vấn đề này”, ông Long cho biết.
Riêng về yếu tố con người, Tiki cũng đang tiến hành những chiến dịch quan trọng như “từ trang trại đến bàn ăn” của khách hàng, được sự hỗ trợ của Sở Công thương Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, điều này sẽ cần đến việc áp dụng công nghệ từ bà con nông dân, tạo nên một nguồn lực chung cho toàn bộ nền kinh tế số. Ông Long hy vọng những “rào cản” này sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới.
Còn theo ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam, hiện nay, doanh nghiệp thương mại điện tử có cơ hội lớn, đó là sự thay đổi về cách tiếp cận của người mua cũng như người bán khiến cho thương mại điện tử không còn là một kênh bán hàng “có cũng được không có cũng được” nữa, mà nó là kênh bán hàng cần thiết và quan trọng. Ngay từ lúc đại dịch bắt đầu vào năm 2020, Shopee đã có chương trình hỗ trợ cho người bán.
“Thương mại điện tử, trên lý thuyết là bán hàng online, nhưng đối với các doanh nghiệp, các cửa hàng thì đó là một kỹ năng không đơn giản. Từ cách vận hành, cách làm, tiếp thị, quản lý sản phẩm, vận chuyển, kho bãi… còn tương đối mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp hầu như không có kinh nghiệm về thương mại điện tử, từ công nghệ đến cách vận hành. Sự thành bại của rất nhiều doanh nghiệp khi lên sàn thương mại điện tử phụ thuộc vào khả năng vận hành của chính họ. Vì vậy cần có những tháo gỡ về mặt vận hành, cần có những hướng dẫn rõ ràng đối với các doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử”, ông Trần Tuấn Anh cho biết.
Cũng như các doanh nghiệp thương mại điện tử khác, ông Trần Tuấn Anh nêu: “Sự thật là hiện tại có rất nhiều nhà kinh doanh đến với Shopee, nhưng chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc cung ứng tới người tiêu dùng do cầu nối đang bị đứt gãy nghiêm trọng. Hiện nay, ở một số thành phố đã có những chính sách tháo gỡ rồi, tuy nhiên tôi cho rằng, nên có những chính sách cho shiper hoạt động thuận lợi hơn, phù hợp với quy định phòng, chống dịch”.
(Còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tặng 1.000 vé xe cho công nhân, sinh viên về quê đón Tết
Doanh nghiệp 21/12/2024 08:42
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
Doanh nghiệp 20/12/2024 14:19
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu
Doanh nghiệp 15/12/2024 21:01
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Doanh nghiệp 15/12/2024 10:56
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Infographic 15/12/2024 10:53
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán
Doanh nghiệp 14/12/2024 10:31
Hộp quà Tết SONA - Thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp 12/12/2024 16:04
Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc với ưu đãi hấp dẫn
Doanh nghiệp 10/12/2024 09:58