Kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính: Để hoạt động công vụ hiệu quả

Một trong những hoạt động nhằm kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thành phố Hà Nội thực hiện trong thời gian qua là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã ban hành kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC, làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch kiểm tra tại đơn vị mình.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo Đối thoại để gỡ vướng thủ tục hành chính

Nâng cao mức độ hài lòng của người dân

Tại huyện Hoài Đức, công tác kiểm tra công vụ, kiểm tra công tác cải cách hành chính, việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy, Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 22/12/2022 của Chủ tịch UBND Thành phố, văn bản số 1259/UBND-TH ngày 27/4/2023 của UBND Thành phố được huyện thực hiện nghiêm túc. Trong năm 2023, Hội đồng nhân dân huyện đã giám sát việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2023 đối với UBND huyện và 6 xã, thị trấn (Trạm Trôi, Đức Thượng, An Khánh, Dương Liễu, Vân Côn, Song Phương).

Kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính: Để hoạt động công vụ hiệu quả
Bộ phận một cửa phường Phú Lãm, quận Hà Đông giải quyết TTHC cho người dân.

Bà Đồng Thị Nga, Chánh Văn phòng UBND huyện cho biết, UBND huyện đã tiến hành 80 lượt kiểm tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính, kiểm tra chuyên đề đối với các đơn vị thuộc huyện. Trong đó kiểm tra đột xuất 7 lượt; kiểm tra có báo trước 41 lượt (gồm kiểm tra cải cách hành chính, việc thực hiện Đề án 06, Quy tắc ứng xử, việc thực hiện công tác PAPI…) và kiểm tra cải cách hành chính qua báo cáo với 32 đơn vị.

Kết quả kiểm tra cho thấy, cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị luôn chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành nội quy, quy định về thời gian làm việc; cán bộ, công chức, viên chức có trang phục, tác phong văn minh, lịch sự, ứng xử đúng mực, niềm nở phục vụ nhân dân, giải quyết hồ sơ TTHC đúng và trước hạn.

Qua kiểm tra, huyện đã nhắc nhở, chấn chỉnh các đơn vị khắc phục ngay các hạn chế, thiếu sót, góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức cũng như các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Năm 2023, quận Hà Đông đề ra 29 nhiệm vụ trong công tác cải cách hành chính cần thực hiện. Tính đến hết tháng 9/2023, 100% các nhiệm vụ quận đã hoàn thành, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành đạt kết quả cao, như công tác sơ kết Chương trình 01-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2021-2025; sơ kết thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị; ủy quyền giải quyết TTHC; xây dựng quy trình nội bộ ngoài TTHC; công tác kiểm tra công vụ...

Quận Hà Đông cũng đã kiểm tra công vụ đột xuất 12 phòng chuyên môn, 17 UBND phường; kiểm tra công tác kiểm soát TTHC và thực hiện quy trình nội bộ ngoài TTHC với 1 phòng chuyên môn và 2 UBND phường; kiểm tra kiểm soát TTHC kết hợp kiểm tra quy trình nội bộ 2 phòng, 5 phường. Đồng thời, tổ chức lấy phiếu đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ hành chính năm 2023 của UBND quận và các phường thông qua quét mã QR-code. Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được tổ chức hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, quận đã thực hiện rà soát, ban hành 38 Quyết định ủy quyền trong giải quyết TTHC theo các phương án ủy quyền được phê duyệt tại Quyết định số 4610/QĐ-UBND của UBND Thành phố. Rà soát, xây dựng quy trình giải quyết TTHC theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đối với 87 thủ tục được ủy quyền từ UBND Thành phố và các sở về UBND quận…

Chú trọng kiểm tra đột xuất, tái kiểm tra

Tại huyện Thường Tín, thời gian qua, lãnh đạo huyện đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn. Theo Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh, tính đến giữa tháng 11/2023, UBND huyện đã kiểm tra đột xuất hoạt động kiểm soát TTHC với 14/29 xã, thị trấn và cơ quan trên địa bàn kết hợp với kiểm tra thực thi công vụ.

Qua đó, kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện các quy định liên quan đến một số nội dung giúp tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách TTHC, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Việc kiểm tra đột xuất đã giúp hoạt động ở Bộ phận “Một cửa”, đội ngũ cán bộ đầu mối, cán bộ tham gia thực hiện kiểm soát TTHC của huyện và 29 xã, thị trấn từng bước nâng cao năng lực trình độ. Đồng thời, UBND huyện cũng đã chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và 29 xã, thị trấn thường xuyên tiến hành rà soát, kịp thời cập nhật các bộ TTHC mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung.

Trong thời gian tới, huyện Thường Tín xác định sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, địa phương nâng cao hơn nữa vai trò người đứng đầu đơn vị trong thực hiện kiểm soát TTHC, lấy đây là chỉ số điểm đánh giá thi đua hằng tháng của cán bộ, địa phương; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn trong việc thực hiện, triển khai công tác kiểm soát TTHC; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC; đẩy mạnh hoạt động truyền thông để người dân, tổ chức kịp thời nắm bắt và giám sát việc giải quyết TTHC của cơ quan Nhà nước…

Thực tiễn quản lý của các cơ quan, đơn vị cho thấy, thông qua công tác kiểm tra, đã kịp thời phát hiện các vi phạm, thiếu sót trong hoạt động kiểm soát TTHC, đồng thời kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như biểu dương, nhân rộng các cách làm hay, có hiệu quả.

Báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố tại Kỳ họp thứ 14 đang diễn ra, UBND Thành phố cho biết, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách hành chính năm 2024 là tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính, chú trọng kiểm tra đột xuất, tái kiểm tra việc khắc phục tồn tại, hạn chế được chỉ ra từ đợt kiểm tra trước đây. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật và trách nhiệm thực thi công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy.

UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 5758/QĐ-UBND về việc phê duyệt các quy trình nội bộ giải quyết TTHC lĩnh vực Luật sư, Công chứng, Hộ tịch, Lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.

Theo đó, phê duyệt kèm theo Quyết định quy trình giải quyết 44 thủ tục, gồm 7 thủ tục thuộc thẩm quyền cấp Thành phố; 17 thủ tục thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; 17 thủ tục thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã; 3 thủ tục liên thông. UBND Thành phố giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, căn cứ Quyết định xây dựng quy trình điện tử giải quyết TTHC để phục vụ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động