Kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Mỹ Đức
Phòng chống cháy nổ trong quá trình sử dụng gas | |
“Loạn” thực phẩm chay, khôn lường hậu họa! |
83% lao động có việc làm sau khi học nghề
Tại buổi làm việc, Đoàn kiểm tra đã nghe Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn huyện Mỹ Đức đồng thời tiến hành kiểm tra sổ sách, chứng từ, các hồ sơ liên quan.
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đã được quan tâm, chú trọng, chỉ đạo sát sao, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Việc tuyên truyền, tư vấn học nghề đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, giúp cho đông đảo người lao động nông thôn hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tích cực tham gia học nghề, có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Kết quả, năm 2019, huyện Mỹ Đức đã tổ chức được 48 lớp dạy nghề cho 1.680 lao động, trong đó có 1.015 lao động được học nghề nông nghiệp và 655 học viên học nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 83%.
“Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong toàn huyện đang triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu tạo nguồn lao động cho nhiệm vụ kinh tế – xã hội, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Bà con sau khi học nghề đã có thu nhập cao hơn”, Trưởng phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện Mỹ Đức Trần Ngọc Nghìn cho biết.
Đoàn kiểm tra làm việc với huyện Mỹ Đức. |
Bên cạnh đó, Trưởng phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện Mỹ Đức cũng chỉ ra rằng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện vẫn những hạn chế. Theo đó, công tác dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Số lao động nông thôn sau khi học nghề thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã còn ít. Một số bộ phận sau học nghề chưa áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế sản xuất kinh doanh.
Cần đào tạo nghề sát với thực tế
Chia sẻ với Đoàn kiểm tra, Phó Chủ tịch xã Tuy Lai Đinh Xuân Đàm cho biết thời gian qua, người dân trên địa bàn xã được học nghề mây giang đan. Bên cạnh có 573ha cấy lúa, và 11ha trồng cây dược liệu, việc phát triển nghề này mang lại hiệu quả cho các hộ, do đó cần thiết mở thêm các lớp cho người dân có việc làm chính đáng, làm giàu trên quê hương không để lao động dư thừa.
Đồng tình với kiến nghị xây dựng lớp đào tạo có hiệu quả, Phó Chủ tịch xã Hồng Sơn Trần Văn Duy cho hay, trước khi tiến hành đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần chủ động rà soát nhóm đối tượng cần đào tạo theo nhu cầu thực tế của địa phương. Xã Hồng Sơn năm 2019 đã tổ chức được 8 lớp cho lao động địa phương, năm 2020 đã có 7 lớp khai giảng. Từ thực tế của xã có đất nông nghiệp tốt, thời gian tới cần tiếp tục phát triển sản xuất lúa và chăn nuôi. Do đó xã mong muốn có lớp hướng dẫn đào tạo kĩ thuật trồng lúa sạch, lúa chất lượng cao cho bà con để tận dụng thế mạnh. Đặc biệt sau khi học viên học xong, cần có nơi bao tiêu sản phẩm.
Sau khi tiến hành các bước kiểm tra, kiểm chứng kết quả, các thành viên Đoàn kiểm tra Thành phố đã trao đổi ý kiến với huyện Mỹ Đức trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, giải đáp những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Hiện nay người lao động trên địa bàn huyện sau khi học xong chủ yếu tự tạo việc làm nông nghiệp tại chỗ, chưa tham gia và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra, bao tiêu sản phẩm còn hạn chế, việc đào tạo nghề chưa gắn với việc xây dựng chuỗi sản phẩm tại địa phương.
Từ những đóng góp của Đoàn kiểm tra và báo cáo của từng đơn vị, theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hậu, Mỹ Đức nằm trong vành đai xanh, tập trung phát triển nông nghiệp. Do đó trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần xem xét, bổ sung một số nghề phù hợp với địa phương như nuôi ong, dệt tơ sen, trồng và chế biến dược liệu…
Ủy ban nhân dân huyện cũng đề nghị điều chỉnh thời gian đào tạo giữa nghề phi nông nghiệp và nông nghiệp cho phù hợp với thực tế, hỗ trợ kinh phí thêm cho người học nghề.
Qua thực tế hiện nay trên địa bàn huyện, ông Nguyễn Văn Hậu cho biết khó khăn lớn nhất của người nông dân trên địa bàn sau khi học nghề là khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, huyện Mỹ Đức đề nghị Thành phố nghiên cứu chính sách mới đối với người học nghề và các chính sách khác có liên quan đảm bảo phù hợp với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và các cơ chế, chính sách xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56