Kích thích sản xuất, tiêu dùng bằng cách nào?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa hiện giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm do người dân thắt chặt chi tiêu hoặc tăng cường tích lũy. Vì vậy, cần các giải pháp kích thích sản xuất và tiêu dùng từ nay tới hết năm 2021.
Ngành bán lẻ Việt Nam phát triển Gỡ khó cho doanh nghiệp, tập trung nguồn lực phát triển thị trường
Kích thích sản xuất, tiêu dùng bằng cách nào?
Tổng mức bán lẻ hàng hóa của hầu hết nhóm hàng đều sụt giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Kh.Vũ

Doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm 3,4%

Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê để phân tích, có thể thấy rõ: Ngoài nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 5% và nhóm xăng dầu tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước (nhóm xăng dầu tăng chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao), còn lại tổng mức bán lẻ hàng hóa của hầu hết nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Dịch bệnh COVID-19 khiến các trường học không thể hoạt động bình thường, chuyển sang học online, nên nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm tới 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 10%; các chi phí cho nhóm hàng may mặc, cũng giảm 9,6%; nhóm phương tiện đi lại giảm 6,4%...

Như vậy, nhìn vào bức tranh tổng thể của tổng mức bán lẻ hàng hóa trong ¾ giai đoạn của năm 2021, có thể thấy người tiêu dùng chủ yếu dành chi tiêu cho nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, như: Lương thực, thực phẩm, nên nhóm hàng này vẫn duy trì ổn định.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng lưu ý: Doanh thu bán lẻ nhóm hàng này ổn định một phần nhờ giá lương thực tăng so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng 2021 giảm 22,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú giảm mạnh nhất tới 37,1%; doanh thu dịch vụ ăn uống giảm 20,7%. Doanh thu dịch vụ khác cũng giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói rằng, ngoài các nhóm hàng dịch vụ bị tác động bởi COVID-19 nên doanh thu giảm như du lịch, ăn uống, dịch vụ lưu trú, giao thông... thì nhiều nhóm hàng giảm chủ yếu do người dân đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu và tăng cường tích lũy để đối phó với dịch bệnh, cắt giảm những mặt hàng tiêu dùng chưa thực sự cần thiết.

Qua ghi nhận tại các chợ truyền thống, siêu thị và các cửa hàng tiện ích, phần lớn doanh thu trong thời gian gần đây đều đến từ nhóm lương thực, thực phẩm (chủ yếu là rau, củ, quả, thịt, gạo, đường, mắm, muối, dầu ăn...).

Các nhóm hàng khác như thời trang, điện tử, hàng gia dụng, mỹ phẩm, nước giải khát (bia, nước ngọt…) có doanh thu rất thấp.

Xu hướng tiêu dùng tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thiết yếu của người dân đã hình thành từ trước Tết, để tiết kiệm tối đa chi tiêu hằng ngày trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

“Doanh thu của siêu thị giảm nhiều, lượng khách đến siêu thị giảm tới 50% do ảnh hưởng của COVID-19” - bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết.

Tại nhiều siêu thị lớn khác như Big C, MM Mega Market Việt Nam, Vinmart, BRG Mart… để thu hút người dân mua sắm, hầu hết các siêu thị đều áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Trong đó, Saigon Co.opmart cùng với việc giảm giá nhiều mặt hàng, Saigon Co.opmart giảm giá thịt lợn đến 30%. MM Mega Market Việt Nam cũng giảm giá các sản phẩm tươi sống gồm: Thịt lợn xay giảm đến 16%; rau củ quả đến từ Đà Lạt như bắp cải trái tim, ớt chuông vàng, cà chua cherry, khoai lang tím… giảm 13%; trái cây như bưởi, dưa hấu, nhãn xuồng… giảm đến 17%; hải sản như cá diêu hồng giảm 15-20%...

Kích thích người dân "mở hầu bao"

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, tình trạng thắt chặt chi tiêu của người dân là dấu hiệu suy giảm tổng cầu do người dân phải thực hiện “tại chỗ” nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.

Nhằm kích thích tổng cầu tăng mạnh làm chỗ dựa đầu tư, điều đầu tiên là cần đẩy mạnh các biện pháp để dịch bệnh được kiểm soát sớm giờ nào hay giờ đó.

Để làm được điều này, cần tăng tốc tiêm chủng cho người dân. Đồng thời, cần dỡ bỏ các "rào cản" gây khó khăn cho việc di chuyển; thúc đẩy kết nối, sôi động hoá thị trường để tăng cầu sản xuất và tiêu dùng.

“Mở cửa rộng các địa phương an toàn, linh hoạt biện pháp theo hướng tạo điều kiện để sản xuất doanh nghiệp, hộ gia đình các nhu cầu cá nhân được phát huy. Các trường học cần chuyển sang học offline (tập trung), chợ, trung tâm, nhà hàng, điểm du lịch, khu vui chơi... cần khôi phục, cho hoạt động trở lại” - PGS TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng 2021

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng ước tính đạt 2.779,7 nghìn tỉ đồng. Trong đó:

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước tính đạt 977,7 nghìn tỉ đồng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các nhóm ngành hàng với 35,2.

Nhóm hàng may mặc ước tính đạt 142,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,1.

Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 337,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 12,1%.

Nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục ước tính đạt 32,9 nghìn tỉ đồng, chiếm 1,2%.

Nhóm phương tiện đi lại đạt 148,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,3.

Nhóm xăng dầu các loại đạt 313,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 11,3%.

Theo Vũ Long/laodong.vn

https://laodong.vn/kinh-te/kich-thich-san-xuat-tieu-dung-bang-cach-nao-968464.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức “Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024.
Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

(LĐTĐ) Năm 2024, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào các tháng 5, 7 và tháng 11. Trong đó, để kích cầu tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa… các sản phẩm tham gia chương trình sẽ được các doanh nghiệp áp dụng mức khuyến mại cao nhất lên đến 100%.
Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 7/3

Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 7/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 7/3, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 240 đồng, xăng RON 95 giảm 372 đồng; giá các loại dầu cũng giảm.
Giá vàng hôm nay (28/2): Vàng nhẫn tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (28/2): Vàng nhẫn tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Trong khi giá vàng thế giới đang có dấu hiệu tăng nhiệt, thì sáng nay (28/2) giá vàng trong nước vẫn biến động nhẹ so với hôm qua, duy trì mức 79 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên giá vàng nhẫn tăng mạnh 400.000 đồng mỗi lượng.
Cần kiểm soát giá để việc tăng lương thật sự có ý nghĩa

Cần kiểm soát giá để việc tăng lương thật sự có ý nghĩa

(LĐTĐ) Sau thời gian “lỗi hẹn” với cải cách tiền lương, từ ngày 1/7/2024, chính sách tiền lương mới sẽ được thực hiện. Hàng triệu người hưởng lương mừng song vẫn không khỏi băn khoăn: "Làm sao ghìm được giá"?
Siêu thị tăng khuyến mại để kích cầu tiêu dùng

Siêu thị tăng khuyến mại để kích cầu tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng khi vừa trở lại thành phố làm việc, ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Central Retail đã tung ra chương trình khuyến mại lớn “Giá luôn luôn rẻ”, với mức giảm giá trên 30%, giúp người tiêu dùng không lo về giá, mua sắm tiết kiệm.
Thị trường hoa ở TP.HCM vắng khách trước ngày lễ Tình nhân 14/2

Thị trường hoa ở TP.HCM vắng khách trước ngày lễ Tình nhân 14/2

(LĐTĐ) Các tiểu thương tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ cho biết, giá hoa năm nay không tăng, không có người mua trong những ngày cận kề ngày lễ tình nhân Valentine 14/2.
Người bán chọn ngày đẹp nhất để mở hàng - người mua có thực sự được lợi?

Người bán chọn ngày đẹp nhất để mở hàng - người mua có thực sự được lợi?

(LĐTĐ) Khám phá bí mật đằng sau việc chọn ngày đẹp mở hàng và những ưu đãi hấp dẫn từ các nhà bán lẻ. Liệu đây có phải là cơ hội vàng cho người tiêu dùng hay chỉ là chiêu thức marketing? Đọc ngay để biết cách mua sắm thông minh, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ trong mỗi giao dịch.
Xem thêm
Phiên bản di động