BID “gà” đẻ trứng vàng

Trong tiến trình phát triển và hội nhập, Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn để cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa thông qua mô hình Khu phát triển thương mại, văn hóa (BID). Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua, mở ra hướng đi mới cho việc huy động nguồn lực xã hội phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa tại những khu vực có lợi thế.
Bài 1: Thúc đẩy các khu BID: Hướng đi mới cho đô thị Hà Nội Bài 2: Kinh nghiệm thành công từ các đô thị lớn: Đề xuất cho Thủ đô

Điểm sáng trong triển khai mô hình BID

Khu phát triển thương mại và văn hóa (Business Improvement District - BID) đang nổi lên như một mô hình quản lý đô thị hiệu quả, mang đến tiềm năng lớn cho sự phát triển của Hà Nội. Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng gia tăng, mô hình này hứa hẹn tạo ra những không gian đô thị sôi động, vừa thúc đẩy kinh tế vừa bảo tồn văn hóa thông qua sự kết hợp giữa nguồn lực tư nhân và sự hỗ trợ của chính quyền.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang - Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam, cho biết, BID về bản chất là mối quan hệ đối tác công tư với yếu tố tự quản cộng đồng. Tại các khu vực này, các doanh nghiệp hợp tác với nhau và với chính quyền sở tại để tạo ra một khu vực đặc biệt về an ninh, vệ sinh và cảnh quan đường phố, thuận tiện cho khách bộ hành. Mô hình này không chỉ thúc đẩy phát triển thương mại mà còn là động lực cho sự phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa và gìn giữ môi trường sống cho khu vực xung quanh.

BID “gà” đẻ trứng vàng
Các hoạt động thuộc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 thu hút giới trẻ tham gia.

Còn PGS.TS Đinh Hồng Hải - Trưởng Bộ môn Nhân học Văn hóa (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) bổ sung thêm, BID là nơi các doanh nghiệp liên kết để tài trợ cho các dự án trong ranh giới của quận, với nguồn tài chính đến từ cả khu vực công và tư. Các dịch vụ do BID cung cấp bổ sung cho những dịch vụ sẵn có của chính quyền thành phố, tạo nên một hệ sinh thái dịch vụ toàn diện cho cộng đồng.

Tại Hà Nội, nơi hội tụ giữa truyền thống nghìn năm và xu hướng hiện đại, việc phát triển BID đang đối mặt với nhiều thách thức. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang chỉ ra rằng khái niệm về các Khu thúc đẩy thương mại, văn hóa vẫn còn sơ khai, thiếu đánh giá khoa học chi tiết. Các quy định pháp lý chưa đầy đủ, quy trình từ quy hoạch đến giám sát chưa chặt chẽ, và chưa có cơ chế chính sách đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư.

Tuy vậy, những nỗ lực ban đầu đã cho thấy những kết quả khả quan. Quận Hoàn Kiếm - trái tim của Hà Nội, với diện tích 5,34km2 và dân số khoảng 157.800 người, đang là điểm sáng trong việc triển khai mô hình này. Quận được chia thành 4 khu vực đặc trưng: Khu phố cổ, khu phố cũ, khu hồ Gươm và vùng phụ cận, và khu ngoài đê sông Hồng. Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Phạm Tuấn Long, quận đã thực hiện một cuộc "cách mạng" trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản với 22 di tích được trùng tu, 24 ngôi nhà cổ được bảo tồn và 14 lễ hội truyền thống được khôi phục.Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Toàn Thắng - Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm nhận định, các phố "Hàng" và phố ẩm thực như: Tống Duy Tân, Cấm Chỉ, Tạ Hiện có điều kiện thuận lợi để phát triển thành các khu thương mại văn hóa. Thành công của phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm là minh chứng rõ nét cho tiềm năng này.

Kết quả bước đầu đã được phản ánh qua những con số ấn tượng. Theo Thạc sĩ Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Hoàn Kiếm, mỗi ngày cuối tuần có khoảng 20 nghìn lượt khách đến với không gian phố đi bộ. Lượng khách lưu trú qua đêm tăng từ 625.604 lượt năm 2021 lên 1,6 triệu lượt năm 2023. Doanh thu ngành lưu trú và ăn uống cũng tăng mạnh từ 1.571 tỷ đồng lên 6.012 tỷ đồng, trong khi doanh thu du lịch tăng từ 189 tỷ đồng lên 3.975 tỷ đồng trong cùng thời kỳ. Quận cũng là đơn vị tiên phong trong phát triển kinh tế đêm với việc ban hành Nghị quyết số 120 ngày 20/6/2023. Từ năm 2004, các hoạt động như chợ đêm Đồng Xuân, phố đi bộ khu Phố cổ và hồ Hoàn Kiếm, các tuyến phố ẩm thực đã tạo nên sức sống mới cho khu vực trung tâm Thủ đô.

Hướng tới tương lai, quận Hoàn Kiếm đang triển khai nhiều dự án tham vọng như mở rộng không gian đi bộ tới Quảng trường Cách mạng tháng Tám, khu vực Nhà hát Lớn - phố Tràng Tiền và quảng trường trước Nhà thờ Lớn. Sự kết hợp hài hòa giữa các không gian đi bộ, phố cổ được bảo tồn và khu vực thương mại hiện đại đang tạo nên một hệ sinh thái đô thị độc đáo, nơi du khách có thể trải nghiệm sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại.

Thành công của mô hình phát triển khu thương mại - văn hóa tại Hoàn Kiếm không chỉ góp phần vào mục tiêu đón 25,5 triệu lượt khách trong năm 2024 của Thủ đô mà còn có thể trở thành hình mẫu cho các đô thị khác trong khu vực, minh chứng cho khả năng hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản.

Nguồn lực sống động cho sự phát triển của Thủ đô

Để phát triển bền vững các khu BID, Hà Nội cần có chiến lược tổng thể và giải pháp sáng tạo, cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế. Theo Đề án "Phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội", thành phố đặt mục tiêu tăng đóng góp của kinh tế khu vực đô thị vào GRDP lên 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030, đồng thời đa dạng hóa các loại hình du lịch và hoạt động văn hóa.

Nhiều năm trở lại đây, những quyết tâm chính trị cho thấy, Hà Nội luôn nỗ lực để trở thành trung tâm văn hóa của cả nước, do đó, đầu tư cho văn hóa Hà Nội luôn là một chủ trương nhận được nhiều sự ưu tiên. Việc trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam gia nhập mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO, hay việc Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cùng rất nhiều kế hoạch hành động cho phát triển văn hóa chính là sự cụ thể hóa chủ trương này. Nhờ có sự thông thoáng trong chính sách và môi trường phát triển văn hóa, sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội đã thực sự được tạo động lực phát triển và đã lan tỏa tích cực sang các lĩnh vực khác.

Tham gia mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO, Hà Nội đã mở ra cơ hội to lớn để phát huy tiềm năng sáng tạo, đồng thời biến sáng tạo trở thành nguồn lực phát triển của Thành phố. Kể từ khi tham gia năm 2019, nhiều khởi sắc trong các hoạt động văn hóa đã được ghi nhận ở Thủ đô. Các tuần lễ sáng tạo, lễ hội thiết kế sáng tạo, và sự bùng nổ của các không gian sáng tạo đang trở thành những điểm nhấn quan trọng, thể hiện khí thế sáng tạo đang lan tỏa đến từng góc phố, căn nhà và người dân Hà Nội.

Ví như thành công của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội những năm gần đây là tiếng chuông ngân cho một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên mà những “báu vật văn hóa” không còn là những hiện vật trưng bày im lìm, mà trở thành những nguồn lực sống động cho sự phát triển của Thủ đô. Bước sang kỳ thứ 4, đánh dấu 5 năm kể từ khi Hà Nội trở thành thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO, Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024 chủ đề “Giao lộ sáng tạo” đã được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội và được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu như kiến trúc, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo… Điểm nhấn là các diễu hành cộng đồng sáng tạo, công trình biểu tượng, sắp đặt không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm - trưng bày, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, các tọa đàm hội thảo quốc tế và trong nước.

Bên cạnh đó, gần 50 hoạt động sáng tạo hưởng ứng từ các không gian sáng tạo đã mang lại không khí tưng bừng của Lễ hội Thiết kế sáng tạo trên toàn Thành phố.Với những con số ấn tượng: 4,7 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội; hơn 30 vạn lượt khách trực tiếp tham gia; trung bình 60 nghìn người/ngày cuối tuần. Đây là minh chứng sống động cho thành công của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

BID “gà” đẻ trứng vàng
Phố ẩm thực Tống Duy Tân với nhiều quán cà phê và nhà hàng.

Qua mô hình BID, Hà Nội đang chứng minh rằng, trong mỗi viên gạch cũ là một câu chuyện mới đang chờ được kể, trong mỗi không gian xưa là một tương lai đang chờ được khám phá. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội, một trong những sáng kiến mà Hà Nội cam kết thực hiện, là minh chứng điển hình cho thấy sự thành công của thành phố trong việc hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Thủ đô sáng tạo của Việt Nam. Thông qua quan hệ đối tác công - tư góp phần thúc đẩy một ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo vô cùng năng động và hướng đến giới trẻ, Hà Nội đã chứng minh văn hóa có thể được coi là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội khi huy động nguồn năng lượng trẻ dồi dào để đổi mới và biến thành phố thành một nơi chốn tốt đẹp hơn cho mọi công dân của mình.

Đánh giá về việc triển khai các khu BID tại Thủ đô, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định: "Cùng với việc triển khai Luật Thủ đô 2024, Hà Nội, với bề dày lịch sử hơn một nghìn năm, đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển BID. Đây là hướng đi mới mẻ và đầy tiềm năng, mang tính đột phá để khai thác và phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa của thành phố. Lợi ích của BID đối với Hà Nội có thể thấy qua việc BID sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách tạo ra các điểm mua sắm, ẩm thực, và giải trí hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Về lợi ích văn hóa, với các khu văn hóa, Hà Nội có thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đa dạng, độc đáo của mình, tạo nên các không gian văn hóa sống động, đồng thời mang lại nguồn thu nhập từ du lịch văn hóa.

Thêm vào đó, việc phát triển BID tạo cơ hội nâng cấp cơ sở hạ tầng, từ đó cải thiện chất lượng sống của cư dân và nâng cao trải nghiệm của du khách. BID còn có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó tạo ra nhiều việc làm mới và thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc triển khai BID cũng không chỉ toàn màu hồng, mà còn có nhiều thách thức. Để phát triển BID hiệu quả, Hà Nội cần có quy hoạch và quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng phát triển manh mún và không đồng đều. Cần đầu tư hơn nữa vào hạ tầng giao thông, viễn thông và dịch vụ công để hỗ trợ sự phát triển của BID. Bên cạnh đó, phát triển BID cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan, để Hà Nội không chỉ phát triển mà còn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh Hòa sắp có tiểu đô thị sinh thái núi rừng

Khánh Hòa sắp có tiểu đô thị sinh thái núi rừng

UBND huyện Khánh Sơn vừa tổ chức công bố đồ án quy hoạch vùng huyện Khánh Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quyết định, quy hoạch phân huyện Khánh Sơn thành 3 tiểu vùng.
Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Ngày 29/3, tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Cổ Loa (huyện Đông Anh) đã diễn ra chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các trường đại học, cao đẳng danh tiếng cùng hơn 2.000 học sinh THPT.
Khánh Hòa: Cảnh báo ma túy “núp bóng” thực phẩm, xâm nhập giới trẻ

Khánh Hòa: Cảnh báo ma túy “núp bóng” thực phẩm, xâm nhập giới trẻ

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - Nguyễn Tấn Tuân vừa có chỉ thị số 03/CT-UBND về việc tăng cường rà soát, phát hiện, quản lý người nghiện ma túy.
Google phát hành bản bảo mật khẩn cấp cho Chrome để xử lý lỗ hổng zero-day

Google phát hành bản bảo mật khẩn cấp cho Chrome để xử lý lỗ hổng zero-day

Google đã phát hành một bản cập nhật bảo mật khẩn cấp cho trình duyệt Chrome nhằm khắc phục lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đầu tiên trong năm 2025 - một lỗ hổng zero-day đang bị tin tặc khai thác tích cực.
Nghệ An: Xe chở học sinh tai nạn trên đường cao tốc

Nghệ An: Xe chở học sinh tai nạn trên đường cao tốc

Sự việc xảy ra vào khoảng hơn 7 giờ sáng 29/3, trên tuyến cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, qua huyện Diễn Châu xảy ra vụ tai nạn giữa xe tải trọng lớn và xe ô tô 16 chỗ ngồi
Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025

Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Dưới đây là một số chính sách nổi bật.
U17 Việt Nam tiếp tục đánh bại U17 Oman: Sẵn sàng chinh phục sân chơi châu lục

U17 Việt Nam tiếp tục đánh bại U17 Oman: Sẵn sàng chinh phục sân chơi châu lục

Rạng sáng 29/3 (giờ Việt Nam), đội tuyển U17 Việt Nam đã kết thúc đợt tập huấn tại Oman bằng chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội chủ nhà U17 Oman trong trận tái đấu giao hữu, khép lại hành trình chuẩn bị đầy tích cực trước thềm Vòng chung kết U17 châu Á 2025.

Tin khác

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Tập đoàn DEKKO, mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do hành vi không báo cáo tình hình tài chính, thông tin liên quan trái phiếu của công ty.
Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) khẳng định không liên quan đến các hoạt động thao túng giá chứng khoán.
Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải hiện nay chính là nguồn vốn để đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào ngân hàng thì sẽ không đủ và chắc chắn với tính chất vốn của ngân hàng cũng không thể đảm đương được tất cả nhu cầu vốn.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút vốn FDI

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút vốn FDI

Nhận định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, thành phố Hà Nội đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để có thể thu hút được các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI, theo các chuyên gia, Hà Nội cần tiếp tục chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp...
Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sau hơn 6 năm hoạt động, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức được giải thể theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ. Chức năng quản lý vốn nhà nước được chuyển giao về Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên mới.
Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ

Trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử là một yêu cầu cấp thiết. Các cam kết về thương mại điện tử được quy định trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nữ làm chủ mở rộng thị trường, nâng cao năng lực xuất khẩu và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động