Khu nhà gỗ tại phường Chương Dương: Mòn mỏi chờ di dời

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, người dân sống trong các khu nhà gỗ thuộc địa bàn phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, luôn thấp thỏm, lo lắng khi hàng ngày phải sinh hoạt trong căn nhà gỗ đã xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí có thể sập bất cứ lúc nào. Chính quyền và nhân dân địa phương vẫn đang mong chờ các cơ quan chức năng của Thành phố sớm có phương án đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Rốt ráo cải tạo xây dựng lại chung cư cũ Sớm ngăn chặn các hành vi tự ý cải tạo, phá dỡ biệt thự cổ

Những căn nhà gỗ “cổ”... chờ sập

Những ngày đầu tháng 9, theo chân cán bộ địa chính phường Chương Dương và ông Đinh Văn Hưởng - Tổ trưởng tổ dân phố số 4, chúng tôi đã đi khảo sát hiện trạng một số khu nhà gỗ trên địa bàn phường. Được biết, những khu nhà gỗ trên địa bàn phường Chương Dương được xây dựng từ những năm 1950, đến nay đều đã xuống cấp nghiêm trọng.

Khu nhà gỗ tại phường Chương Dương: Mòn mỏi chờ di dời
Ông Đinh Văn Hưởng - Tổ trưởng tổ dân phố số 4, phường Chương Dương, tại hiện trường khu nhà gỗ số 11

Dẫn chúng tôi đến khu nhà gỗ số 11, ông Hưởng chỉ những hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng tại đây. Khu nhà tập thể gỗ 2 tầng nằm lọt thỏm trong cụm dân cư đông đúc tại ngõ phố Vọng Hà. Dưới tầng 1, các căn phòng đều khóa trái, những ổ khóa đã hoen rỉ do lâu ngày không có người sử dụng. Bậc cầu thang dẫn lên tầng 2 của khu nhà ọp ẹp, chắp vá bằng những thanh gỗ mục tạm bợ. Dãy hành lang được gia cố bằng đủ thứ, từ ván ép, tôn rách và phủ lên bằng bìa các tông. Bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy hầu hết các cây cột gỗ đã bị mọt ăn rỗng. Thậm chí, chúng tôi còn không dám đi lại bình thường vì cảm giác lo sợ sập hành lang bất cứ lúc nào và dò dẫm bước vào những điểm chắc chắn hơn do ông tổ trưởng tổ dân phố chỉ dẫn…

Ông Đinh Văn Hưởng cho biết, cách đây vài năm, có đơn vị về hỗ trợ dựng lên các trụ sắt bọc ngoài các cột gỗ để gia cố nhưng cũng không biết những căn nhà gỗ tồi tàn này sẽ chống chọi được bao lâu. Theo ông Hưởng, hầu hết các căn phòng tại khu tập thể này đều có diện tích từ 10-25m2, đa phần nhiều thế hệ cùng chung sống. Cá biệt có những hộ gia đình 8 người, 3 thế hệ cùng sinh hoạt chung trong căn phòng chưa đầy 20m2. Không ít gia đình ở đây đều đã di chuyển đến nơi khác sinh sống để đảm bảo an toàn, vì họ không biết căn nhà này có thể sập lúc nào.

Do nhu sinh hoạt, người dân ở đây đã cơi nới chuồng cọp để tận dụng thêm không gian rộng. Khu nhà gỗ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao bởi tất cả hệ thống dây điện đều nằm trên đường xà tầng 2. Chỉ cần một đường điện nào đó yếu, gây chập cháy thì lập tức cả khu sẽ cháy rụi.

Trong căn phòng rộng chưa đầy15m2, ẩm thấp và thiếu ánh sáng, chị N.V.T, sống tại khu tập thể nhà gỗ số 11 chia sẻ, do khó khăn về kinh tế nên chị vẫn phải chấp nhận ở một mình trong căn phòng này mà không biết chuyển đi đâu. Chỉ tay lên khu vực trần làm bằng cót ép đã có tuổi đời nhiều hơn cả tuổi mình, chị T nói: “Mấy trận mưa to vừa qua, mái nhà bị thấm dột. Cả căn phòng lênh láng nước, bao nhiêu xô chậu trong phòng đều được trưng dụng hứng nước mưa. Khi trời nắng to thì chúng tôi lại lo về hoả hoạn”.

Ngay gần khu tập thể nhà gỗ số 11 là khu tập thể nhà gỗ 10. Giữa trưa nắng, nhưng căn phòng của bà H.T.O (62 tuổi) dường như chẳng bao giờ nhận được ánh sáng mặt trời. 4 bức vách chằng chịt những miếng vá tạm bằng những tấm nhựa đã lão hóa theo thời gian. Mối mọt, chật chội, không nhà vệ sinh... là thực trạng đã diễn ra rất lâu tại đây.

Bà H.T.O cho biết, đối với những người sống tại các căn nhà tập thể bằng gỗ, nỗi ám ảnh không chỉ là chỗ ở chật chội mà chính là thiếu nhà vệ sinh. Khu tập thể có diện tích khoảng 1.300m2, 2 tầng cùng 24 gian đều không có nhà vệ sinh hay khu bếp riêng. Chính vì thế, các gia đình phải tự xoay xở, có nhà thì tận dụng diện tích cơi nới phía trước để đặt bếp than tổ ong, có nhà dùng bếp từ, bếp điện, nấu xong thì cất gọn đi. Còn muốn đi vệ sinh hay tắm rửa thì các hộ dân phải xuống khu vệ sinh chung ở tầng 1, tuy nhiên khu nhà vệ sinh này bốc mùi rất khó chịu. Chính vì điều kiện sống quá vất vả nên các con, cháu bà lần lượt phải chuyển đi thuê nhà ở nơi khác để sinh sống, đến nay chỉ còn hai ông bà sống tại đây.

Cần sớm di dời

Qua tìm hiểu, trước đây, trên địa bàn phường Chương Dương có 17 nhà tập thể bằng gỗ đều được xây dựng từ cuối năm 1950, thuộc sở hữu Nhà nước. Năm 2003, 17 nhà này đã xuống cấp nghiêm trọng, UBND Thành phố phải thuê đơn vị tư vấn độc lập để khảo sát, đánh giá mức độ nguy hiểm. Kết quả đánh giá ở mức độ cực kỳ nguy hiểm, buộc phải phá dỡ. Thành phố đã đồng ý chủ trương di chuyển khẩn cấp, giải phóng mặt bằng tại các khu nhà gỗ này và sẽ sử dụng vào các mục đích khác nhau của quận Hoàn Kiếm (như làm trường học, chợ, công trình dân sinh…). Sau đó, có 2 nhà bị cháy là nhà gỗ C8 (bị cháy năm 2012) và nhà gỗ 13 (bị cháy năm 2007), Thành phố đã giao UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Đến thời điểm hiện tại, nhà 13 đã giải phóng mặt bằng xong khu nhà gỗ nguyên thủy; nhà C8 đã giải phóng mặt bằng xong và kết hợp với diện tích nhà gỗ số 7 để lập dự án xây dựng trường học. Hiện trạng 2 khu nhà gỗ này là đất trống và đã được quây tôn bảo vệ… Hiện tại trên địa bàn phường còn 8 khu tập thể nhà gỗ với khoảng 400 hộ dân.

Khu nhà gỗ tại phường Chương Dương: Mòn mỏi chờ di dời
Những hạng mục ở khu nhà gỗ đã xuống cấp nghiêm trọng

Đối với 8 nhà gỗ ( số 7, 9, 10, 11, 14, 16, 17 và 1A), năm 2015, UBND thành phố Hà Nội có công văn giao UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư và đã có thông báo thu hồi đất, tổ chức kiểm tra hiện trạng, điều tra, khảo sát, đo đạc kiểm đếm, đã được UBND Thành phố bố trí quỹ nhà tái định cư tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, ban hành giá đất làm căn cứ bồi thường hỗ trợ và chấp thuận cho phép lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đang sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước, tương tự trường hợp các hộ đã được UBND Thành phố cho mua nhà theo Nghị định 61/NĐ-CP (nay là Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ) và khấu trừ tiền bán nhà, giá trị tiền sử dụng đất theo quy định…

Tới thời điểm hiện tại, UBND quận Hoàn Kiếm đã phối hợp Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan lập hồ sơ pháp lý về hiện trạng nhà, hồ sơ miễn giảm, kiểm tra hiện trạng xác định tỷ lệ chất lượng nhà còn lại để làm cơ sở tính tiền bán nhà, tiền sử dụng đất theo quy định. Do giá đất cụ thể đã phê duyệt không phù hợp với thời điểm hiện tại, nên UBND quận Hoàn Kiếm đã tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND Thành phố và các sở, ban, ngành xem xét, cho phép được lập chứng thư xác định lại giá đất cụ thể để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ thực hiện dự án thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân tại khu nhà gỗ số 7,9,10,11,14,16,17 phường Chương Dương và đã được UBND Thành phố chấp thuận.

Có thể thấy, nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của Thành phố đã nhanh chóng vào cuộc để sớm có biện pháp di dời người dân đang sống trong những căn nhà gỗ xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều hộ dân vẫn đang nơm nớp lo lắng khi sống trong những căn nhà gỗ bởi họ không có khả năng tự di dời./.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Việt Hưng - Phó Chủ tịch UBND phường Chương Dương, cho biết, việc di dời dân còn đang sinh sống trong những khu nhà gỗ đến nơi ở an toàn không chỉ là mong mỏi của người dân mà cũng là trăn trở của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, hiện nay còn có một số vướng mắc liên quan đến công tác đền bù. Phường và quận đã có đề xuất UBND Thành phố tăng mức giá đền bù và tạo điều kiện cho người dân có thể mua nhà tại khu ở mới.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động