Không thể để người lao động ở trong nhà trọ mấy m2, điều kiện rất khó khăn!
Đề xuất các gói chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế Hiến kế các giải pháp tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững |
Việc làm và thu nhập
Trên đây là kiến nghị của ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững.
Chủ tịch VCCI nhìn nhận, đại dịch Covid-19 thực tế đã là một đại họa về y tế, kinh tế, đã lấy đi sinh mệnh của hơn 5 triệu người trên thế giới trong đó có hơn 2 vạn người ở Việt Nam. Giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã thể hiện tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội cũng như sự kiên cường khi vừa đóng góp cho xã hội hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho công cuộc chống dịch, đồng thời chăm lo cho người lao động của mình. Các DN đã hỗ trợ, chia sẻ với người lao động cả về việc làm, chia sẻ về đời sống, chăm lo y tế.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững. |
Đặc biệt, có những DN phải áp dụng “3 tại chỗ”, chi phí tăng lên rất nhiều, nhưng đã chấp nhận duy trì sản xuất mặc dù không còn lợi nhuận, nhiều chủ DN đã làm việc với các cơ sở cho thuê nhà để giảm bớt chi phí cho người lao động, cung ứng thực phẩm, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân…
Chủ tịch VCCI cho rằng, người lao động cần nhất là việc làm và thu nhập. DN phải phục hồi và đón công nhân trở lại làm việc, đào tạo lại, bảo đảm an toàn sức khoẻ, lo lắng vắc xin và chăm sóc y tế cho người lao động. Nếu không người lao động không thể an tâm làm việc.
“Đây là hai yêu cầu trước mắt, ngắn hạn, còn lâu dài, phải hướng đến mục tiêu như ông cha ta từng nói, là an cư mới lạc nghiệp. Không thể để cho người lao động ở trong những nhà trọ mấy mét vuông, điều kiện rất khó khăn. Rõ ràng nếu xảy ra dịch bệnh thì người lao động ở những khu vực này sẽ bỏ đi hết”.
Theo ông Phạm Tấn Công, để hướng đến mục tiêu Đại hội XIII đề ra đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển thì không thể chấp nhận người lao động sống như vậy. “Ngay từ ngày hôm nay, chúng ta nhân dịp này phải xúc tiến chương trình bảo đảm chỗ ở cho người lao động an cư, có an cư mới an tâm, có an cư mới không xảy ra tình trạng hàng triệu người rời bỏ các địa phương như vừa rồi. Đây là chương trình hết sức quan trọng. DN sẵn sàng làm, nhưng cần cơ chế, chính sách của Nhà nước, tạo quỹ đất, chính sách ưu đãi để DN làm”, Chủ tịch VCCI nói.
Cũng theo ông Phạm Tấn Công, lạc nghiệp là phải có một việc làm ổn định thu nhập tốt và kéo theo là phải có một chương trình quốc gia để đào tạo kỹ năng nghề cho công nhân, giúp DN dịch chuyển chuỗi giá trị sản xuất để tạo thu nhập cao hơn cho người lao động. Để làm được điều này, cần cơ cấu lại tổng thể lực lượng lao động ở Việt Nam, dần hạ thấp tỷ lệ lao động phổ thông, dịch chuyển sang lao động ở bậc cao hơn, đồng thời quy hoạch kinh tế - xã hội cần hướng đến lao động tại chỗ để tránh việc dịch chuyển lao động quá lớn như vừa qua.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công (bên trái) đề xuất xúc tiến chương trình bảo đảm chỗ ở cho người lao động. |
Chủ tịch VCCI cũng nhìn nhận, đây là cơ hội lịch sử, cơ hội vàng để đột phá thể chế. Vậy nên, ngoài các gói hỗ trợ mà Chính phủ, Quốc hội đang tính toán, cần có các gói cải cách thể chế. Gói hỗ trợ có thể giúp kinh tế phục hồi, nhưng để phát triển bền vững thì cần những động lực từ thể chế. Gói thể chế này cần được coi là một phần trong chương trình phục hồi và phát triển bền vững. “Tôi cho rằng đây mới là gói cứu trợ mà cộng đồng DN mong mỏi nhất”, ông Phạm Tấn Công nhận định.
Xem xét thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở
Cùng quan tâm đến vấn đề nhà ở cho người lao động, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang Phạm Văn Thịnh đề xuất: “Quốc hội và Chính phủ cần xem xét thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để huy động vốn đầu tư nhà ở xã hội, tránh áp lực phải cấp vốn từ ngân sách như hiện nay; đồng thời giao cho Ngân hàng chính sách xã hội quản lý, vận hành quỹ này”.
Bắc Giang từng là tâm dịch Covid-19 trong làn sóng dịch bùng phát lần thứ 4. Thế nhưng, vượt qua đại dịch, ông Phạm Văn Thịnh cho hay, tăng trưởng GRDP 2021 của Bắc Giang ước đạt 7,82%; tổng thu ngân sách ước đạt 15.745 tỷ đồng, tăng 26,9% so với năm 2020, vượt 56,1% dự toán. “Điều đó cho thấy bài toán khôi phục và phát triển sản xuất, trong đó có các vấn đề về lao động đã được tỉnh Bắc Giang giải quyết linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, ông Phạm Văn Thịnh chia sẻ.
Các đại biểu dự Diễn đàn thảo luận chuyên đề về an sinh xã hội. |
Theo ông Phạm Văn Thịnh, lao động tại các khu công nghiệp là yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển kinh tế của đất nước, song người lao động chưa có được chỗ ở tốt, đa số ở trong các nhà trọ không bảo đảm vệ sinh, môi trường, sức khỏe. Từ thực trạng này, ông Phạm Văn Thịnh đề nghị trong Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội tới đây, Quốc hội và Chính phủ nên thiết kế chính sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khu vực đô thị và khu công nghiệp, khuyến khích DN xây dựng ký túc xá cho công nhân trong khu công nghiệp.
“Cản trở lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn vốn cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng như người lao động vay, hiện chỉ trông chờ vào nguồn cấp từ ngân sách nên rất khó khăn. Vì vậy, Quốc hội và Chính phủ nên xem xét 2 giải pháp.
Một là, tăng tỷ lệ diện tích sàn thương mại hoặc đất ở thương mại từ 20% lên 30-40% để dự án nhà xã hội có thêm nguồn cân đối giảm giá nhà cho người thu nhập thấp (sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định 49/2021/NĐ-CP) và nâng cao chất lượng công trình, hạ tầng, cộng đồng dân cư nơi có quỹ nhà ở xã hội.
Hai là, thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để huy động nguồn vốn cho đầu tư nhà ở xã hội, tránh áp lực phải cấp vốn từ ngân sách như hiện nay và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý, vận hành. Nguồn tiền gửi của quỹ là từ các DN sử dụng lao động (với yêu cầu bắt buộc) và nguồn gửi từ người lao động (có nhu cầu mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội - khuyến khích, không bắt buộc)”, ông Phạm Văn Thịnh đề xuất.
Cũng theo ông Phạm Văn Thịnh, một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là có nhiều DN, nhất là các DN sử dụng nhiều lao động, có nhu cầu thuê, mua quỹ nhà ở xã hội hoặc xây dựng ký túc xá cho công nhân mình ở nhưng pháp luật chưa cho phép. Cho rằng đây là nhu cầu hết sức chính đáng và hợp lý, ông Phạm Văn Thịnh đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần sửa đổi Luật Nhà ở và bổ sung các chính sách để tạo thuận lợi cho DN được thuê, mua lại hoặc tự xây ký túc xá cho công nhân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16
Infographic: Hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 15:44
Năm 2025, LĐLĐ quận Long Biên tận tâm chăm lo đoàn viên, phát triển tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 08:14