Không nên “nới” quy định về uống rượu, bia!

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Một nội dung đang được dư luận rất quan tâm là dự án Luật đưa ra 28 nhóm hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông, trong có hành vi "điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".
Hết cửa cho thói ép người khác uống bia, rượu Xử thật nghiêm việc uống bia, rượu vẫn… lái xe!

Cấm tuyệt đối có quá nghiêm khắc?

Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Vì, quy định này quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.

Không nên “nới” quy định về uống rượu, bia!
Công an thành phố Hà Nội xử lý vi phạm giao thông. Ảnh Văn Huế

Đồng thời, đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại phương tiện và bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.

Một số ý kiến khác nhất trí với quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, vì cho rằng nội dung này đã được quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thực tiễn thực hiện đã chứng minh tính hiệu quả.

Bên cạnh đó, còn có ý kiến đề nghị bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm như: Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm; khi có điều kiện mà cố ý không cấp cứu, giúp đỡ người bị tai nạn giao thông; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn giao thông…

Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu các ý kiến trên để tiếp thu cho phù hợp; tiếp tục rà soát, sắp xếp các quy định cấm, liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ để bảo đảm tính thống nhất, logic, tránh trùng lặp với những quy định khác trong dự thảo Luật hoặc trùng lặp với quy định của luật chuyên ngành.

Đề xuất có mức giới hạn tỷ lệ nồng độ cồn nhất định

Thảo luận tổ về dự án Luật, một số đại biểu Quốc hội đề xuất nên có mức giới hạn tỷ lệ nồng độ cồn nhất định, không nhất thiết cứ có nồng độ cồn là bị xử phạt. Theo đại biểu Phạm Như Hiệp (Đoàn tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng, nếu quy định như dự thảo Luật có thể không khả thi, nhất là với người sử dụng xe thô sơ như xe đạp, xích lô, xe kéo. Đại biểu cho biết rất băn khoăn khi buổi tối người dân uống rượu, sáng hôm sau đi làm trong máu có nồng độ cồn vẫn bị xử phạt. Vì vậy, nên quy định người tham gia giao thông uống rượu bia có ngưỡng nồng độ cồn ở mức nào thì bị phạt.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn tỉnh Bình Dương) cho biết, ở Phần Lan, lái xe được khuyến cáo trước khi tham gia giao thông nếu uống một chai bia phải nghỉ trong một tiếng, hai chai phải nghỉ ba tiếng… Sau thời gian đó, lượng chất kích thích chưa đủ để tác động đến thần kinh và họ vẫn đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Đại biểu cũng cho rằng, quy định quá chặt về việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn khiến ngành công nghiệp rượu bia bị ảnh hưởng, dù không khuyến khích ngành công nghiệp rượu bia, nhưng đây cũng là nguồn thu nhập cho lao động nhóm phi chính thức.

Cho biết các nước trên thế giới về cơ bản đều quy định người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng đồ uống có cồn đến tỷ lệ nhất định nào đó thì bị xử phạt, đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội) đề xuất nên tham khảo quy định của các nước, nghiên cứu một tỷ lệ nhất định để giới hạn nồng độ cồn cho phép trong khí thở và trong máu, mà không nhất thiết cứ có nồng độ cồn là bị xử phạt.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cũng đề nghị, quy định rõ “có nồng độ cồn” hay “có nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép” trong dự án Luật. Theo đại biểu, quy định này cần có sự hợp lý, có lộ trình cụ thể để người dân dần hạn chế, tiến tới không sử dụng rượu bia trước khi lái xe”.

Đại biểu Cao Thị Xuân (Đoàn tỉnh Thanh Hóa) cho biết, quy định hành vi cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được luật hóa từ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Như vậy, tất cả trường hợp tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều là vi phạm và bị xử phạt.

Đại biểu Cao Thị Xuân đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá lại, đánh giá tác động việc thực hiện nghị định này trong thời gian qua, bởi quy định này có ảnh hưởng, tác động xã hội rất lớn. Theo đại biểu, nên quy định các hành vi cấm với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo “tỷ lệ” cụ thể nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, như vậy sẽ phù hợp với thực tiễn.

Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Vũ Xuân Hùng (Đoàn tỉnh Thanh Hóa) đồng tình với quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Theo đại biểu, qua quá trình thẩm tra dự án Luật, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về quy định các hành vi bị cấm với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Cụ thể, luồng ý kiến thứ nhất đề nghị quy định như Nghị định số 100/2019/NĐ-CP là yêu cầu nồng độ cồn bằng 0. Điều này có mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông. Quy định này được đa số ý kiến nhất trí, đồng tình. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, nên quy định các hành vi bị cấm với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là quy định theo tỷ lệ nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

Đại biểu Vũ Xuân Hùng cho biết, qua khảo sát của 177 nước trên thế giới về quy định phòng chống tác hại rượu, bia, có 25 nước quy định nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở bằng 0. Như vậy, cứ uống rượu bia vào, có nồng độ cồn trong hơi thở là vi phạm. Các nước còn lại có những quy định khác nhau về các hành vi bị cấm với tỷ lệ nồng độ cồn trong máu và hơi thở khác nhau…

Chi phí rất lớn nếu tất cả các xe cơ giới phải gắn thiết bị giám sát hành trình

Điều 33 dự thảo Luật Trật tư, an toàn giao thông đường bộ quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn tỉnh Nghệ An), cơ quan soạn thảo có nêu Chính phủ sẽ quy định rõ trường hợp nào gắn thiết bị giám sát hành trình, trường hợp nào không. Tuy nhiên, dự thảo Luật dường như đang quy định “cứng” là tất cả các phương tiện xe cơ giới, kể cả xe cá nhân đều phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

Đại biểu đề nghị cân nhắc về chi phí thực hiện, vì nếu gắn thiết bị giám sát hành trình với tất cả các xe cơ giới thì chi phí xã hội bỏ ra rất lớn. Mặt khác, quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của cá nhân có gắn giám sát hành trình, ảnh hưởng đến quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân. Do vậy, chỉ nên cân nhắc gắn thiết bị giám sát hành trình với xe kinh doanh dịch vụ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, góp phần phục vụ thành công chuỗi sự kiện quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, xã hội. Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy.
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024

Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024), sáng ngày 19/12, Công ty Điện lực Thường Tín (PC Thường Tín) đã long trọng tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024. Tham dự Hội nghị có sự góp mặt của lãnh đạo PC Thường Tín và đại diện các doanh nghiệp là khách hàng trên địa bàn huyện.
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Chương trình khai mạc hoành tráng, ấn tượng, với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ, nghệ sĩ, diễn viên...
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 9275/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tập trung tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1, quy mô gần 10.000 tỷ đồng.
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

(LĐTĐ) Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu Trung ương kết nối với 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh mong muốn Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm bố trí kinh phí triển khai hoạt động Đề án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân...
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa diễn ra, đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, trong đó nổi bật là những chính sách về an sinh xã hội.
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

(LĐTĐ) Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế sau hơn 10 năm thực hiện. Trong đó, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu cần có giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng phù hợp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hạn chế tiêu cực đến trẻ em.
Xem thêm
Phiên bản di động