Không gian văn hoá hội quán Quảng Đông giữa phố cổ Hà Nội
(LĐTĐ) Với diện tích lên tới 1.800 m2, được ví như viên ngọc giấu kín nằm ngay giữa lòng phố cổ, hội quán Quảng Đông mới được phục dựng là một quần thể kiến trúc cổ kính, độc đáo, thể hiện nỗ lực bảo tồn di tích văn hóa có giá trị quan trọng của Hà Nội.
Hà Nội ghi nhận thêm gần 30.000 ca Covid-19 chỉ trong 24 giờ Hà Nội: Giải quyết việc làm cho trên 10.500 lao động trong tháng 2/2022 |
![]() |
Được hình thành từ khoảng 400 năm trước, hội quán Quảng Đông từng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và cộng đồng của những người gốc Hoa từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang định cư tại phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương (nay là các phố Hàng Ngang, Hàng Buồm, Lãn Ông). |
![]() |
Kiến trúc cổ này được tôn tạo từ cuối năm 2018, hoàn thiện vào cuối năm 2021 và trở thành một trung tâm triển lãm nghệ thuật. Đến nay, công tác tu bổ, tôn tạo di tích cơ bản đã hoàn thành. Tên gọi chính thức hiện tại là Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm. Nơi đây sẽ trở thành điểm văn hóa, du lịch mới trong khu phố cổ Hà Nội, sẽ là nơi tổ chức các hoạt động phục vụ lợi ích cộng đồng. |
![]() |
Mặc dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, nhưng các hạng mục gốc cấu thành di tích về cơ bản vẫn được giữ nguyên theo kiến trúc ban đầu. |
![]() |
Hội quán vẫn giữ nguyên lối kiến trúc điển hình phổ biến của các hội quán nói chung, với bốn dãy nhà bố cục hợp thành chữ “Khẩu” với thiên tĩnh ở giữa để lấy thoáng, lưu thông không khí và ánh sáng. |
![]() |
Những phù điêu gốm nhiều màu sắc trên tường tiền đường được thực hiện vào lần trùng tu năm 1920. |
![]() |
Hội quán Quảng Đông không chỉ là một giao lộ tiếp điểm đơn thuần giữa hai dòng văn hóa, mà còn là một ngã ba tiếp xúc giữa 3 văn hóa Việt - Hoa - Pháp. |
![]() |
Một số yếu tố kiến trúc ảnh hưởng phương Tây của hội quán. Khi bước vào, kiến trúc sảnh chính của hội quán gợi cho người xem cảm giác như bước vào một nhà thờ chính tòa phương Tây với gian giữa rộng kéo dài cùng với hai chái. Sự kết hợp giữa hai phong cách kiến trúc, do đó, góp phần tạo nên cảnh quan không gian yên tĩnh, trầm mặc, cổ kính nhưng không kém phần trang nghiêm. |
![]() |
Hình ảnh toàn bộ quá trình phục dựng hội quán Quảng Đông. |
![]() |
Những kỷ vật về hội quán Quảng Đông được trưng bày tại "Không gian ký ức 22 Hàng Buồm". |
![]() |
Sau 1975, không gian hội quán Quảng Đông được trưng dụng để làm trường mẫu giáo (vào năm 1978). Năm 2018, trường Mẫu giáo Tuổi Thơ được chuyển về số 88 Hàng Buồm, trả lại mặt bằng cho hoạt động tu bổ tôn tạo. Tại hội quán hiện nay vẫn lưu giữ những bức ảnh của ngôi trường này. |
![]() |
Nét hoài cổ của nơi đây phù hợp để các nghệ sĩ thỏa sức bố trí các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo. |
![]() |
Một phần của hội quán được sử dụng để tổ chức triển lãm. Hiện trung tâm triển lãm đang mở cửa tự do cho khách tham quan. Đã có những buổi triển lãm nghệ thuật với tên gọi "Phiêu diêu", "Ký họa phố cổ 2021", "Hà Nội là...", "Không gian ký ức 22 Hàng Buồm" được tổ chức tại đây. |
![]() |
![]() |
Các không gian trưng bày tại hội quán. |
![]() |
Nhiều bạn trẻ đã tới đây vào dịp cuối tuần. |
![]() |
Việc tôn tạo và phục dựng hội quán Quảng Đông đã là một dấu ấn thành công trong nỗ lực bảo tồn di tích văn hóa và gìn giữ những dấu tích lịch sử có giá trị quan trọng của Hà Nội. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?
(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều vấn đề nóng ...

Tiền có mua được sức khỏe?
(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, ...

Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San
(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, Nhìu Cồ San - ngọn núi cao thứ 9 tại Việt Nam trở thành điểm đến thu hút du khách đam mê chinh phục. “Cuối ...

Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh
(LĐTĐ) Sau hơn một tháng toàn Thành phố ra quân triển khai thiết lập trật tự đô thị, nhìn chung đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để ...

Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất
(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, hiện nhiều trẻ em mắc lao nhưng không được phát hiện kịp thời. Trong khi, nguy cơ biến chứng của bệnh lao không được ...

Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với nhau, ...

Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH
(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, một trong những điểm mới của công tác thanh tra liên ngành đối với đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã ...
Tin khác

Tiền có mua được sức khỏe?
Xã hội 28/03/2023 08:12
(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, y tá với người nhà. Chợt, phòng bệnh đối diện có tiếng nói to, riết róng vọng sang: “Tôi không động vào tiền thăm ốm của ông. Tất cả tôi cất nguyên ở đây, bao giờ khỏi ốm ông về mà đếm”. Tôi xoay bước, tâm trĩu nặng với câu hỏi: Tiền có mua được sức khỏe?

Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”
Văn hóa 26/03/2023 09:49
(LĐTĐ) Tôi luôn cho rằng, tản văn thực sự là một thể loại văn học dễ đọc mà không dễ viết. Tác giả Vy Anh là một cây viết đã “đóng đinh” tên tuổi của mình với những trang tản văn nhẹ nhàng trên báo Pháp luật & Xã hội (nay là báo Kinh tế & Đô thị), các tác phẩm của chị cũng đã được in chung trong nhiều tập sách. May mắn được là đồng nghiệp với chị, nên tôi hiểu rõ, tác giả Vy Anh đến với chuyên mục tản văn của tờ báo như là một cơ duyên cùng nghề báo, để rồi cứ thế, nghiệp văn chương như “dính” lấy Vy Anh cho đến tận bây giờ…

Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
Văn hóa 25/03/2023 22:23
(LĐTĐ) Chiều 25/3, tại Chùa Quán Sứ đã diễn ra lễ Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Triển lãm trưng bày 75 bức tranh hoa Sen của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I
Văn hóa 24/03/2023 10:22
(LĐTĐ) Sáng nay (24/3), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2023, thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023; trả lời các vấn đề nóng mà báo chí quan tâm trong các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”
Văn hóa 23/03/2023 17:24
(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn khi mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
Văn hóa 23/03/2023 17:10
(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” vào ngày 25/3 tới tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân
Xã hội 23/03/2023 11:54
(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nhìn lại năm tháng thanh xuân của đời mình? Mỗi người một cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, tất cả chúng ta đều cất trong ngăn ký ức một khoảng thời gian tràn đầy ước vọng cùng những kỷ niệm sôi động của một thời tuổi trẻ.

Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023
Văn hóa 22/03/2023 13:39
(LĐTĐ) Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023 với sự tham gia của 25/30 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, diễn ra từ ngày 21-27/3.

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô
Văn hóa 21/03/2023 22:22
(LĐTĐ) Tham luận tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, việc phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế vùng Thủ đô không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.

Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa
Văn hóa 21/03/2023 22:22
(LĐTĐ) Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội chưa tạo dựng được sự cân bằng, khái quát được tiềm năng tài nguyên văn hoá. Do đó, Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hoá.