"Không để lại ai phía sau"
Trong thập kỷ qua, 25 quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ trên toàn khu vực châu Á và Thái Bình Dương đã đưa ra một loạt các luật, pháp lệnh bảo vệ, thông qua nhiều bản án hỗ trợ và đi tiên phong trong quá trình cải cách hiến pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia và bao gồm của những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới và liên giới tính (LGBTI).
Một trong những phát hiện quan trọng từ báo cáo sắp được công bố “Không để lại ai phía sau: Thúc đẩy phát triển xã hội, hòa nhập kinh tế, văn hóa và chính trị của người LGBTI ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương” đã nêu bật những tiến bộ và thành tựu đã đạt được này.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Đại sứ quán Thụy Điển tại Bangkok và Cơ quan phát triển quốc tế của chính phủ Mỹ (USAID) đã công bố Báo cáo tóm tắt nhằm chia sẻ những phát hiện chính và khuyến nghị của báo cáo.
Báo cáo tóm tắt đã đề cập đến và nêu bật những phạm vi của các biện pháp nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của người LGBTI được thực hiện ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Báo cáo cũng nhấn mạnh sự phát triển và tiến bộ trong các lĩnh vực quan trọng khác như bảo vệ người LGBTI khỏi bạo lực; tăng cường tiếp cận giáo dục, y tế, việc làm; hỗ trợ giải quyết các vấn đề gia đình; công nhận giới tính pháp lý và tham gia chính trị; cũng như ghi nhận những trở ngại hiện tại để tiến bộ hơn nữa.
"Báo cáo khu vực lần này được công bố vào một thời điểm quan trọng trong lịch sử Liên Hợp Quốc với việc thông qua các Mục tiêu phát triển bền vững gần đây. Các Mục tiêu phát triển bền vững sẽ cung cấp một mô hình mới trong phát triển quốc tế.
Các mục tiêu này được xây dựng và phát triển dựa trên các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, các mục tiêu mới này cũng tìm cách để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của sự bất bình đẳng, bị loại trừ và đói nghèo" Tiến sĩ Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết. "Nhiều quốc gia trong khu vực đã bắt đầu chứng tỏ khả năng đi đầu trong việc bảo vệ và bao gồm người LGBTI".
Mặc dù đã có những tiến bộ trong khu vực, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng những người LGBTI tiếp tục đại diện là một trong những nhóm đối tượng bị thiệt thòi nhất. Sự đồng thuận quan hệ tình dục đồng tính giữa những nam giới trưởng thành tiếp tục được coi là tội phạm ở ít nhất 19 quốc gia trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Báo cáo tiếp tục cho thấy thời kỳ thuộc địa này, cách tiếp cận mang tính trừng phạt đến hành vi quan hệ tình dục đồng tính đã hợp pháp hóa sự thành kiến, góp phần ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe tâm thần, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, và đẩy nhiều người LGBTI rơi vào tình trạng bị những người ghét bỏ tấn công, bị lạm dụng bởi cảnh sát, bị tra tấn và bạo lực gia đình.
"Báo cáo Không để lại ai phía sau chỉ ra nhiều cơ hội cho sự hợp tác và trở ngại nằm trong con đường hướng tới sự bình đẳng thực sự và tôn trọng các quyền con người của người LGBTI trong khu vực" theo Ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết. "Báo cáo cung cấp cho chúng ta một lộ trình rõ ràng, là kim chỉ nam để vượt qua những trở ngại và do đó nó là một công cụ vô cùng quý giá cho các Chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và các bên đối tác phát triển khác. Báo cáo sẽ giúp tất cả chúng ta tham gia bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người LGBTI".
Báo cáo tóm tắt cung cấp 39 khuyến nghị cho các Chính phủ và các đối tác phát triển về sự bao gồm của người LGBTI và các Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015. Những khuyến nghị hỗ trợ cho lập luận rằng sự bao gồm của người LGBTI trong các mục tiêu phát triển rộng và sâu hơn là điều cần thiết nếu các Quốc gia muốn đạt được và hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững.
"Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng sự thành công của tất cả các nỗ lực phát triển nằm trong sự bao gồm tất cả mọi người. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự của cộng đồng LGBTI và Liên Hợp Quốc để đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững cho tất cả mọi người" theo Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho biết. "Cùng nhau chúng ta có thể đảm bảo rằng các quyền con người sẽ được tôn trọng bất kể giới tính, khuynh hướng tình dục, tình trạng liên giới tính hoặc bất kỳ thuộc tính khác."
Báo cáo này được phát triển bởi chương trình 'Being LGBTI in Asia' (tạm dịch là “Là người LGBTI ở khu vực châu Á). Sáng kiến khu vực này được hỗ trợ bởi UNDP, Đại sứ quán Thụy Điển tại Bangkok và Cơ quan USAID, cũng như làm việc chặt chẽ với các tổ chức xã hội dân sự vận động cho cộng đồng LGBTI, các Chính phủ và các cơ quan nhân quyền nhằm tăng cường năng lực, thúc đẩy quyền con người và hòa nhập của người LGBTI trong các nỗ lực phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21