Khởi động chiến dịch “Yêu mới khó - phòng ngừa HIV có ngại gì”
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong dịch Covid-19 Bắt đối tượng tàng trữ ma túy có nhiều tiền án, tiền sự và nhiễm HIV 6 chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/7 |
Vừa qua, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC US), Chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về HIV/AIDS (PEPFAR), Tổ chức Hợp tác phát triển y tế Việt Nam (HAIVN) chính thức khởi động chiến dịch về dự phòng HIV tại Việt Nam với chủ đề "Yêu mới khó - phòng ngừa HIV có ngại gì". Chương trình được tổ chức theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS thông tin tại sự kiện. |
Thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số người nhiễm HIV hiện còn sống tại nước ta là 212.769 trường hợp. Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 10.925 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV, có 84,8% là nam giới, độ tuổi chủ yếu là từ 16 đến 29 (chiếm 46%) và 30 đến 39 (chiếm 29%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (chiếm 79,1%) và qua đường máu (chiếm 9,9%).
Cũng từ đầu năm 2021 đến nay, nước ta ghi nhận 1.528 trường hợp HIV dương tính tử vong. Ước tính đến hết năm 2021, cả nước phát hiện khoảng 13.000 trường hợp HIV dương tính và 2.000 trường hợp tử vong.
Chiến dịch dự phòng HIV tại Việt Nam lần này được triển khai từ ngày 17/11 đến ngày 15/12/2021 nhằm nâng cao nhận thức về dự phòng HIV và loại bỏ những kỳ thị liên quan đến HIV, hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2021.
Chiến dịch sẽ tạo ra những đóng góp vào nỗ lực đạt được mục tiêu quốc gia về kết thúc đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030. Bên cạnh đó, chiến dịch sẽ quảng bá các biện pháp dự phòng HIV mới nhất, thúc đẩy nhận thức rằng "không có lý do gì để e ngại khi biết về tình trạng HIV của một ai đó".
Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, chiến dịch hướng đến những người trẻ, đặc biệt là những người đang có nguy cơ cao đối với HIV. Đồng thời, truyền đi thông điệp về việc phòng ngừa, điều trị HIV bằng thuốc kháng vi rút (ARV) là an toàn và hiệu quả, mọi người có nhu cầu cần tiếp cận dịch vụ này càng sớm càng tốt để được tư vấn và nhận dịch vụ.
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Nhàn, Trưởng Phòng Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS trả lời báo chí tại sự kiện. |
Với một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV, khi đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện, sẽ không làm lây truyền vi rút HIV sang cho bạn tình của họ. Đây chính là nội dung thông điệp "Không phát hiện = Không lây truyền" (K=K). Chiến dịch cũng kêu gọi chăm sóc y tế dành cho mọi người một cách bình đẳng, tạo điều kiện cho các chăm sóc không kỳ thị dành cho cả người có H lẫn không có H.
Liên quan tới nguy cơ mắc và tử vong do Covid-19 ở người nhiễm HIV, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Nhàn, Trưởng Phòng Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS khẳng định, so với người bình thường, người nhiễm HIV có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn khoảng 30%. Cùng với đó, tỷ lệ phải nhập viện cũng cao hơn so với người không nhiễm HIV. Chính vì vậy, Việt Nam đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người nhiễm HIV/AIDS.
"Người nhiễm HIV là một trong những đối tượng ưu tiên cần được tiêm vắc xin Covid-19. Hiện nay, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang xây dựng các cách tiếp cận để tăng cường việc tiêm vắc xin cho người nhiễm HIV. Dù chưa có thống kê cụ thể, tuy nhiên, tại cơ sở y tế đã ghi nhận người nhiễm HIV mắc Covid-19 tử vong" - bác sĩ Nhàn thông tin thêm.
Nhằm ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch Covid-19. Trong đó, có xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: Hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online; hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV; hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh mang về và điều trị ARV (thuốc kháng vi rút HIV)... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00