Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngoài thẩm quyền đầu tư theo quy định của pháp luật, Điều 43 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đẩy mạnh phân quyền cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong đó, phân quyền cho Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20 nghìn tỷ đồng.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ những nét riêng có của văn hóa Thủ đô Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): “Bệ phóng” giúp giao thông Thủ đô xanh, thông minh, hiện đại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Huy động nguồn lực xã hội từ phương thức nhượng quyền kinh doanh

Quy định về thẩm quyền đầu tư tại Điều 43, Chương IV Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) thể hiện rõ: Dự án trọng điểm của Thủ đô là dự án có quy mô lớn, có vai trò tạo động lực, sức lan tỏa, kết nối để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, vùng Thủ đô và cả nước. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định Danh mục dự án trọng điểm của Thủ đô.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công và quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án: đường sắt đô thị; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20 nghìn tỷ đồng (trừ dự án đường sắt đô thị); dự án sử dụng ngân sách trung ương, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài giao thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư; dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước kết hợp với nguồn vốn ngoài ngân sách; dự án đầu tư công liên tỉnh nằm trong vùng Thủ đô. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án trên.

Cùng với đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao và các dự án: đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 500ha hoặc quy mô dân số từ 50 nghìn người trở lên; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án này.

Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng
Dự án trọng điểm của Thủ đô là dự án có quy mô lớn, có vai trò tạo động lực, sức lan tỏa, kết nối để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. (Ảnh minh họa)

Dự thảo cũng quy định, Hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Đầu tư công và dự án đầu tư công nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ các dự án: dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh không sử dụng nguồn ngân sách địa phương; dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thuộc thành phố Hà Nội, bao gồm: Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50 nghìn gười; Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án quy định tại khoản này.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc tế và quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá trong các lĩnh vực, phương thức thanh toán khác quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.

Góp ý về nội dung tăng thẩm quyền cho Hà Nội trong lĩnh vực đầu tư tại Điều 43 của Dự thảo Luật, ông Dương Khắc Mai (Đoàn đại biểu Đắk Nông) nhận định, các quy định tại Điều này đã tăng thẩm quyền mạnh mẽ cho Hà Nội về đầu tư công và đầu tư tư nhân so với quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư.

Đặc biệt, việc giao thẩm quyền cho Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư dự án trên 10 nghìn tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo Luật Đầu tư công; trong đó dự án đường sắt đô thị không bị giới hạn mức vốn, còn đối với các loại dự án khác là không vượt quá 20 nghìn tỷ đồng.

Theo ông Dương Khắc Mai, đây là quy định rất cần thiết, trao quyền chủ động tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Hà Nội. Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, việc giới hạn 20 nghìn tỷ đồng đối với các dự án khác là chưa rõ về cơ sở lựa chọn mức này.

“Tôi cũng mong sau khi sửa đổi Luật này thì Hà Nội sẽ có một bước tiến mới bứt phá để thực sự xứng đáng là Thủ đô của cả nước, Thủ đô hòa bình của cả thế giới được bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới ngưỡng mộ”, đại biểu Dương Khắc Mai nói.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao (chiếm 95,06%). Với 9 nhóm chính sách mới đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố, Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để gỡ vướng các bất cập hiện nay, giúp Thủ đô phát triển.
Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

(LĐTĐ) Đối với nhà chung cư cũ trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch đô thị và yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị đối với cả khu chung cư.
Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải cải thiện môi trường sống cho dân cư

Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải cải thiện môi trường sống cho dân cư

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định khá cụ thể về cải tạo, chỉnh trang đô thị, với nhiều cơ chế, chính sách mới đặc thù.
Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thử nghiệm có kiểm soát được miễn trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước khi đã tuân thủ đúng và đầy đủ nội dung quy định trong quy chế thử nghiệm có kiểm soát.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Xem thêm
Phiên bản di động