Khi phát hiện trẻ tự kỷ: Điều trị càng sớm càng tái hòa nhập nhanh
Đừng than trách bản thân khi con bị tự kỷ | |
Người bị trầm cảm, tự kỷ và lo âu ở Việt Nam tăng nhanh |
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay hội chứng tự kỷ ảnh hưởng tới khoảng 70 triệu người trên toàn thế giới. Trung bình, cứ 160 người thì có 1 người tự kỷ. Việt Nam có khoảng 200.000 người tự kỷ và có khoảng 80% số người tự kỷ trưởng thành không có việc làm phải sống phụ thuộc do chưa được phát hiện và hỗ trợ sớm.
Mới đây, các bác sĩ của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã thăm khám và điều trị cho một cháu bé 2 tuổi (Cầu giấy, Hà Nội) bị mắc chứng tự kỷ. Cháu bé có nhiều biểu hiện bất thường như: ở nhà hay chơi một mình, không tương tác với bố mẹ (bố mẹ gọi, hoặc đi làm về không thể hiện cảm xúc vui mừng…).
Những trẻ mắc chứng tự kỷ khi nhận được sự quan tâm từ gia đình và xã hội sẽ tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn. |
Trẻ thích chơi những đồ chơi đơn giản nhưng không đúng chức năng, công dụng của đồ chơi. Trẻ cũng rất hứng thú với smart phone, tivi, Ipad…Khi đi lớp, cô giáo xếp cháu bé vào dạng “ngoan” vì chỉ ngồi im một góc, ít vận động, ít chơi cùng các bạn. Đáng lo ngại, bé phát triển ngôn ngữ rất chậm, đã gần 2 tuổi nhưng trẻ chưa nói được và cũng chưa biết đáp ứng những yêu cầu cá nhân hàng ngày.
Tại viện, qua thăm khám lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý theo thang đánh giá tự kỷ vủa Viện Sức khỏe tâm thần, cháu bé được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ ở mức độ vừa. May mắn, cháu bé được gia đình phát hiện và đưa đi bệnh viện sớm, nên chưa có rối loạn tâm lý kèm theo nên không phải sử dụng thuốc. Đối với trường hợp bệnh nhân trên, biện pháp điều trị là bác sĩ tâm lý kết hợp với giáo viên giáo dục đặc biệt.
Theo Ths.BS Lê Công Thiện, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai: Việc kết hợp bộ ba phương pháp bác sĩ – nhà tâm lý – giáo viên giáo dục đặc biệt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, sự sẻ chia, giúp đỡ từ gia đình và cộng đồng sẽ giúp cho những trẻ tự kỷ phát triển các giá trị bản thân từ đó tái hòa nhập cuộc sống nhanh hơn.
Theo các chuyên gia y tế, có một số dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ như: Giao tiếp xã hội và tương tác xã hộ suy yếu, kéo dài, không thể duy trì cuộc đối thoại, giảm chia sẻ hứng thú, cảm xúc; trẻ có biểu hiện bất bình thường trong tương tác bằng mắt và cơ thể; suy yếu trong hiểu biết và sử dụng các cử chỉ cho đến việc biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt và giao tiếp phi ngôn ngữ; các hoạt động vận động cơ, sử dụng đồ vật hoặc lời nói rập khuôn hoặc lặp lại; nhấn mạnh sự giống nhau, tuân thủ cứng nhắc lịch trình hoạt động. Những sở thích của trẻ tự kỷ bị giới hạn cao và có tính bất thường về cường độ hoặc mức tập trung. Điển hình như việc trẻ có sự gắn bó mạnh mẽ hay quan tâm với các đồ vật một cách không bình thường. Đặc biệt, trẻ phản ứng quá mức hoặc dưới mức bình thường, quan tâm đặc biệt đến khía cạnh môi trường. |
Bác sĩ Thiện cho biết: Rối loạn tự kỷ (từng được gọi là tự kỷ sớm ở trẻ nhỏ, tự kỷ Kanner). Đây là một rối loạn phát triển thần kinh phức tạp, biểu hiện là những khiếm khuyết hành vi, được đặc trưng bởi các triệu chứng từ ba nhóm sau: Những bất thường trong việc giao tiếp, những bất thường ở việc tương tác xã hội, các mô hình hành vi hoặc các mối quan tâm bị thu hẹp rập khuôn và lặp lại.
Người mắc chứng tự kỷ thường có những biểu hiện như: Những bất thường về tiếp xúc bằng mắt, biểu hiện nét mặt, sử dụng tư thế hoặc dáng điệu của cơ thể để điều hòa các tương tác; không tự tìm cách chia sẻ những thú vui, các mối quan tâm hoặc những thành công với người khác; không có khả năng thiết lập các mối quan hệ với bạn bè; Thiếu sự tương hỗ về mặt tình cảm – xã hội; có sự trậm trễ, hoặc mất hoàn toàn khả năng phát triển ngôn ngữ nói.
Theo các chuyên gia y tế, có khoảng 80 – 85% trẻ tự kỷ không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. 15 – 20% trẻ tự kỷ có tác nhân liên quan. Trong đó, nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ được nhấn mạnh là những rối loạn về gen từ trong thời kỳ bào thai do những tác động của môi trường xung quanh làm xuất hiện những đoạn gen bệnh.
Bởi vậy, các cha mẹ có kế hoạch sinh con cần chú ý bổi dường, giữ gìn sức khỏe, không tiếp xúc, làm nghề độc hại. Không tiếp xúc làm những nghề độc hại, hoặc các tác nhân có có hại cho sức khỏe như hóa chất, nhiệt độ cao, sóng từ trường của các thiết bị điện tử… để tránh rối loạn gen. Quan trọng là các thai phụ nên duy trì việc khám thai đầy đủ, sinh con và nuôi dưỡng con theo những phương pháp khoa học. Đặc biệt, các bậc phụ huynh phải luôn luôn quan tâm và chú ý tới trẻ.
Đồng thời, căn cứ những mốc phát triển của trẻ, nếu thấy con chậm phát triển hoặc rối loạn phát triển về các mặt quan hệ xã hội, ngôn ngữ, hành vi, sở thích…phải đưa trẻ đi khám càng sớm, càng tốt để được can thiệp sớm và điều trị kịp thời. Chính việc phát hiện và can thiệp sớm vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng vừa giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38