Khát vọng trên thung lũng mộng mơ Mà Sa Phìn

(LĐTĐ) Nằm cách thị trấn Văn Bàn 50 km, men con đường nhỏ trơn dốc, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực thẳm, chúng tôi đến với thung lũng Mà Sa Phìn, nơi được coi là nghèo và giá rét nhất huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Đây là địa bàn hẻo lánh từ lâu đã biết tới với nhiều cái không: không đường, không điện, không chợ, không trạm y tế... Vàng, thuốc phiện một thời biến vùng đất này trở thành vùng chết. Có lúc cuộc sống của họ tưởng chừng thế là hết. Nhưng không, họ vẫn có một khát khao thoát nghèo, ước mơ đổi đời bắt từ những con chữ…
khat vong tren thung lung mong mo ma sa phin Đông ấm vùng cao: Chung tay góp sức vì người nghèo
khat vong tren thung lung mong mo ma sa phin Trẻ vùng cao đón chờ năm học mới

Sau những choáng ngợp vì vàng, sau những tang thương vì thuốc phiện người dân nơi đây tưởng như đã chìm dần vào bóng tối. Cho tới một ngày, người Kinh duy nhất của bản làng là chị Cù Thị Xuân đã làm một cuộc cách mạng, xóa bỏ cây Anh Túc và thay vào đó là những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Cuộc sống của người dân cũng dần dần mà khá lên, họ cũng vì thế mà thay đổi nhận thức. Cây thuốc phiện được phá bỏ và cây thảo quả được trồng thay thế.

Thảo quả thực sự mang lại nguồn thu lớn, theo tính toán, nếu trồng một nghìn gốc thì mỗi năm cho thu khoảng 10 triệu đồng. Cuộc sống của người dân vì thế mà khá hơn. Ông Phà A Chiến làng phấn khởi: "Trước kia nhà tôi nghèo lắm, sống lay lắt qua ngày với thuốc phiện, nhưng từ khi bà Xuân lên khuyên bỏ "giàng dinh" (thuốc phiện) trồng thảo quả, thấy ưng cái bụng là làm theo. Bây giờ thì khá rồi, người Mông ở đây mang ơn bà lắm!". Người dân bắt đầu có tư tưởng “trở lại chính mình”, cái bóng của vàng, của thuốc phiện dần mai một.

khat vong tren thung lung mong mo ma sa phin
Một lớp học vùng cao.

Sự thay đổi trong cuộc sống của họ trước tiên phải là cái chữ. Năm 2009, lần đầu tiên ở bản làng này có một học sinh đã vượt qua được sương mù và vào học ở một trường trung cấp chuyên nghiệp. Đó là niềm tự hào của buôn làng. Năm 1995, khi thuốc phiện và vàng vẫn còn “toả bóng”, trường học được mở, một đội ngũ các thầy cô giáo về dạy học nhưng chẳng gia đình nào cho con đi học vì những đứa trẻ phải lên rừng lấy củi, kiếm măng…để bố mẹ chúng mơ màng bên chiếc đèn dầu thuốc phiện. Tư tưởng "cái chữ không thể làm no cái bụng được" đã ăn sâu vào máu của những con người nơi đây.

Nhưng bây giờ, mọi thứ đã khác. Sau khi có cây pơmu, màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng này cũng đem đến màu xanh cho cuộc đời họ. Có cuộc sống đủ ăn, họ bắt đầu nghĩ đến tương lai, bắt đầu thương những dứa trẻ. Ông Giàng A Tủa - một già làng phấn khởi: “Phải thế chứ, mình ít cái chữ, khổ lắm. Thương bọn trẻ, phải cho chúng đi học để có cái chữ, thế mới sướng được, cán bộ bảo thế mà”. Những người thầy giáo nhọc nhằn với chuyện “gieo chữ ở vùng cao” suốt bao năm qua, nay nhắc lại cái ngày mệt mỏi ấy mà lòng cũng ấm lại. Thầy Vương Chính Mong - giáo viên Trường Tiểu học Mà Sa Phìn: “Ngày đó đi vận động học sinh đến lớp, các thầy cô còn bị người dân đuổi như đuổi tà ấy. Nhưng bây giờ thì khác rồi, người ta gặp thầy mừng như khách quý”.

Như cây xanh tích nhựa sống rồi đâm chồi nở nụ, sự nỗ lực của các thầy cô giáo cùng với cán bộ xã thôn đã giúp người dân hiểu ra. Và lại một cuộc “cả làng đi học” làm cho bản làng như bừng tỉnh... họ bắt đầu có tầm mắt vượt qua mây mù, núi thẳm, rừng hoang. Họ biết không dứt được hủ tục, đói nghèo, không cho con em mình bám lấy cái chữ thì chắc hẳn đời chúng sẽ cơ cực lắm!

Lớp học đầu tiên chỉ có vài người, sau tăng dần đủ các lứa tuổi từ cụ già tóc bạc cho tới các em nhỏ. Và đến nay, mảnh đất một thời là xứ sở hoa Anh túc, nay đã có một cuộc “lột xác”. Hai ngôi trường mần non và tiểu học khang trang và khá đầy đủ đã trở thành một ngôi nhà thứ hai cho những con em người Mông. Không nhiều lớp nhưng có gần 200 học sinh ngày ngày đến lớp học. Buổi sáng, trong cái tiết trời giá lạnh của mùa đông nhưng những đứa trẻ vẫn hăm hở đến lớp để học chữ.

Có một số học sinh ở xa còn xin được nội trú trong trường để tiện cho việc học. Lù A Púa- học sinh lớp 5, trường tiểu học Mà Sa Phìn cười khúc khích: “Đi học thích lắm! không về đây lấy chữ thì ở nhà phải leo núi mỏi chân, cuốc rẫy phồng tay. Học chữ khó cực nhưng đến trường rất vui. Em cũng thích trở thành thầy giáo”. Thế là chúng đã biết ước mơ xa hơn, thay vào những niềm mong mỏi kiếm được nhiều tiền mang về nhà cho bố mẹ mỗi bận lên rừng. Chúng biết thèm khát một cuộc sống có cái chữ, biết rạo rực để đón đợi một ngày mới…

Chia tay mảnh đất Mà Sa Phìn khi sương đã phủ kín các nóc nhà. Mây và gió vẫn trôi cùng với cuộc sống nhiều sóng gió của người dân.Trong lòng chúng tôi cứ day dứt mãi khi bắt gặp ánh mắt khát chữ của những đứa trẻ, và sự gửi gắm tâm sự của người dân về một giấc mơ đổi đời. Họ khát khao một con đường thoát nghèo và mong mỏi con đường đến trường của con em họ rộng mở hơn.

Anh Tuấn – Trung Kiên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

(LĐTĐ) Các đối tượng quảng cáo, nhắn tin, giả danh là nhân viên Công ty xổ số kiến thiết Thủ đô, yêu cầu khách hàng nếu muốn được cung cấp số lô, số đề, phải chuyển tiền vào tài khoản kiểm soát viên do chúng cung cấp. Chỉ tính từ tháng 2/2024 đến nay, các đối tượng này đã lừa đảo hơn 30 người tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, với số tiền chiếm đoạt hơn 150 triệu đồng.
Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng" được quận Bắc Từ Liêm triển khai sâu rộng, đạt kết quả cao.
Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

(LĐTĐ) Tham gia tranh tài tại giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III, năm 2024 có sự góp mặt của gần 200 đô vật đến từ 19 đoàn thuộc các tỉnh, thành, ngành có phong trào vật dân tộc mạnh trong cả nước như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Phúc Thọ, Hà Nội… Tại giải lần này, giải Nhất toàn đoàn và cúp vô địch đã thuộc về đoàn Hà Nội.
Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được xây dựng nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh...
Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước sáng nay (6/5) tiếp tục tăng cao, thiết lập mức kỷ lục mới và sắp chạm mốc 86 triệu đồng/lượng.
HLV Kim Sang-sik đến Việt Nam, lập tức đi xem V-League

HLV Kim Sang-sik đến Việt Nam, lập tức đi xem V-League

(LĐTĐ) HLV Kim Sang-sik đã bay từ Busan (Hàn Quốc) đến Hà Nội, chính thức bắt đầu hành trình cùng bóng đá Việt Nam. Ông không nghỉ ngơi mà lập tức đến Hàng Đẫy dự khán trận đấu giữa Thể Công Viettel và LPBank HAGL.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/5: Nhiều mây, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/5: Nhiều mây, chiều tối có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết ngày 6/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tin khác

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được xây dựng nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh...
Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Thay mặt Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng có Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng toàn văn nội dung Thư.
Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, chiều 4/5, Thứ tưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, dự kiến trước 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

(LĐTĐ) Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động