Khánh Hòa: Công đoàn đồng hành cùng ngư dân ra khơi đầu năm

(LĐTĐ) Thời tiết tại Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) những ngày cuối năm có vẻ chẳng chiều lòng người, khi những cơn mưa phùn dai dẳng làm cái rét thêm se sắt. Thế nhưng, các ngư dân Khánh Hòa vẫn quyết tâm vươn khơi, sẵn sàng đón Tết trên biển với kỳ vọng trúng nhiều “lộc biển”.
Khánh Hòa: Sẽ thanh tra Chi nhánh Công Ty CP Tập đoàn Mai Linh tại Nha Trang Khánh Hòa: Người dân bắt đầu nhộn nhịp sắm Tết Hội Hoa xuân Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023 sẽ kéo dài trong 13 ngày

Có mặt tại Cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng (Thành phố Nha Trang) những ngày cuối tháng Chạp, chúng tôi cảm nhận được không khí mở biển đánh bắt qua Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại đây rất nhộn nhịp, rộn ràng. Các ngư dân đang hối hả chuẩn bị nhiên liệu, ngư cụ, nhu yếu phẩm để chuẩn bị cho chuyến biển dài ngày.

Ngư dân Khánh Hòa nhộn nhịp lấy thực phẩm, vươn khơi đánh bắt, ăn Tết. (Ảnh: Hương Thảo)
Ngư dân Khánh Hòa nhộn nhịp lấy thực phẩm, vươn khơi đánh bắt, ăn Tết. (Ảnh: Hương Thảo)

Theo Ngư dân Đặng Rỏi, chủ tàu KH-99342-TS, ăn Tết trên biển không còn xa lạ với các ngư dân Khánh Hòa. Sở dĩ họ vươn khơi xuyên Tết vì đây là khoảng thời gian thuận lợi, chính vụ để đánh bắt cá ngừ đại dương tại Trường Sa.

“Sáng ngày 19 tháng Chạp, tàu của tôi gồm 6 thành viên sẽ xuất phát và dự kiến đánh bắt đến mùng 10 tháng Giêng mới vào bờ. Chúng tôi đã mua các thực phẩm như bánh chưng, mứt, bia, nước ngọt… để cúng đầu năm và ăn Tết. Hôm nay, lại được nhận thêm giỏ quà từ tổ chức Công đoàn lại càng vui. Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị một lá cờ đỏ sao vàng để treo trên tàu”, ngư dân Đặng Rỏi phấn khởi nói.

Ngư dân vui mừng khi được nhận quà từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Liên đoàn Lao Động tỉnh Khánh Hoà. (Ảnh: Hương Thảo)
Ngư dân vui mừng khi được nhận quà từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hoà. (Ảnh: Hương Thảo)

Trong khi đó, chủ tàu cá KH-96386-TS là chị Lê Thị Hằng cho biết, chồng chị cùng 5 ngư dân khác sẽ chuẩn bị ra khơi vào sáng ngày 17 tháng Chạp. Chị tâm sự, nghề ngư dân là nghề truyền thống của gia đình chị, truyền từ thời cha mẹ chị tới bây giờ cũng ngót 40 năm: “Trong khi các gia đình khác quây quần đầy đủ thành viên, sum họp bên mâm cơm dịp năm mới thì gia đình tôi vắng bóng người chồng, cha. Tôi cũng có chút hơi chạnh lòng. Nhưng vì mưu sinh, hai vợ chồng động viên nhau cố gắng để sau Tết gia đình có thêm khoản thu nhập khá”.

Theo một số ngư dân khác, những ngày Tết, số lượng tàu cá vươn khơi không nhiều nên dễ đánh bắt hơn. Đối với họ, chuyện phải xa gia đình ăn Tết trên biển trở nên rất bình thường. Đón Tết trên biển cũng có cúng cuối năm, cúng đầu năm sau đó tiếp tục đánh bắt. Mọi thứ đều được chuẩn bị tươm tất, thứ duy nhất thiếu, đó là “hơi thở” của đất liền.

Khánh Hòa: Công đoàn đồng hành cùng ngư dân ra khơi đầu năm
Ông Bùi Hoài Nam, Chủ tịch LĐLĐ Khánh Hòa trao những món quà Tết như lời động viên ngư dân vui xuân trên biển (Ảnh: Hương Thảo)

Theo ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, năm 2022, sản lượng khai thác thủy sản đạt 95.000 tấn, chiếm 87% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 760 triệu USD.

“Chúc bà con ngư dân trong năm 2023 được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt thủy sản được vụ mùa bội thu”, ông Lê Tấn Bản nói.

Sáng 7/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hoà tổ chức lễ ra quân khai thác hải sản năm 2023 và tặng quà động viên ngư dân, nghiệp đoàn nghề cá.

Dịp này, Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hoà trao tặng 45 suất quà (500.000 đồng/ suất) cho các chủ tàu và 50 suất quà trị giá 40 triệu đồng cho các nghiệp đoàn nghề cá phường Vĩnh Nguyên, phường Vĩnh Phước, phường Vĩnh Thọ trực thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

(LĐTĐ) Những ngày qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (cơ quan chịu trách nhiệm công bố các bản tin cảnh báo bão) sáng đèn suốt đêm. Cán bộ, nhân viên Trung tâm nhiều đêm liền thức trắng; những đôi mắt dán chặt vào màn hình máy tính để cập nhật diễn biến cơn bão số 3.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

(LĐTĐ) Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

(LĐTĐ) Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc gia đình.
Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” do người khuyết tật tại Hà Nội thực hiện phù hợp với mục tiêu Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2025 trở đi, những người có mức lương hưu thấp, và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu ở mức thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ…
TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Vào khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7, tại lò chợ chống bằng giá thủy lực dạng khung ZH1600/16/24 mức -110 vỉa 12 thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), Công ty Than Hòn Gai - TKV, thành phố Hạ Long, nhóm công nhân gồm 5 người trong quá trình làm việc thì đột ngột xảy ra sự cố.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm một số khu vực sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, cùng với sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định, lợi nhuận thấp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân. Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã có những giải pháp tổng thể nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao đảm bảo phù hợp với quy hoạch, bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động