Khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của các tổ hòa giải ở cơ sở
Nữ cán bộ hòa giải gần dân, sát cơ sở Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở Cử tri quận Đống Đa đề nghị nâng cao kỹ năng cho cán bộ hòa giải ở cơ sở |
Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 10 năm thi hành Luật Hoà giải ở cơ sở. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc đồng chủ trì Hội thảo.
Báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm thi hành Luật Hoà giải ở cơ sở, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Ngô Quỳnh Hoa cho biết, Luật Hoà giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho hoạt động hoà giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất, hiệu quả và tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Thực tiễn thi hành Luật Hoà giải ở cơ sở 2013 cho thấy, ở những địa phương làm tốt công tác hoà giải ở cơ sở, những tranh chấp, bất đồng phát sinh tại cơ sở đã được giải quyết kịp thời, dứt điểm; không để tranh chấp kéo dài, khó xử lý, hạn chế đáng kể tình trạng khiếu kiện xảy ra cơ quan nhà nước, khiếu kiện vượt cấp; góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn, xã hội, xây dựng khối đoàn kết cộng đồng bền vững.
Khi tiến hành hoà giải, hoà giải viên có cơ hội lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở.
Bên cạnh đó, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể về vai trò, vị trí của công tác hoà giải ở cơ sở đã được nâng lên, đặc biệt là sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan tư pháp địa phương, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, sự nhiệt tình, trách nhiệm của các hoà giải viên để hoạt động hòa giải có hiệu quả.
Hội thảo đánh giá kết quả 10 năm thi hành Luật Hoà giải ở cơ sở |
Các địa phương cũng đã chú trọng xây dựng các mô hình hoà giải ở cơ sở hiệu quả phù hợp với đặc điểm của địa phương như các tổ hoà giải, tổ hoà giải điển hình tiên tiến, câu lạc bộ hoà giải, tổ hoà giải kiểu mẫu, tổ hoà giải 5 tốt,…
Cụ thể, trung bình mỗi năm, các tổ hoà giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước đã tiếp nhận trên 120.000 vụ, việc và hoà giải thành trên 100.000 vụ, việc. Số lượng các vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước đã tiết kiện được thời gian, công sức, tiền của cho Nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, hàng năm, đội ngũ công chức quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở từ Trung ương đến địa phương được duy trì, đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện được rà soát, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đã tại điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nước về hoà giải đi vào nền nếp và đạt hiệu quả. Mạng lưới tổ hoà giải và hoà giải viên ở cơ sở đã được củng cố, kiện toàn, thu hút được nhiều thành phần, lực lượng tham gia.
Sau khi nghe các đại biểu tham dự thảo luận, đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác hoà giải ở cơ sở, kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đã đạt được trong quá trình 10 năm thi hành Luật.
Để tiếp tục phát huy phương thức giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở, trong thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị, các Sở Tư pháp cần tiếp tục quan tâm tổ chức thực chất, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở; tiến hành phân loại các địa bàn đã làm tốt, địa bàn chưa làm tốt.
Đối với địa bàn chưa làm tốt, đề nghị cơ quan tư pháp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để xây dựng kế hoạch khắc phục, tạo sự chuyển biến trên thực tế; đồng thời cần nghiên cứu đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu trong triển khai.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cần tham mưu cho cấp ủy địa phương có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng thuận và sự vào cuộc của hệ thống chính trị tham gia thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Trong đó quan tâm đến công tác lựa chọn, bố trí hòa giải viên và thành lập, liên tục rà soát, kiện toàn Tổ hòa giải trên địa bàn; tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng cơ chế hòa giải ở cơ sở để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật.
Về chế độ, chính sách cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, Thứ trưởng đề nghị Sở Tư pháp có đề xuất cụ thể với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo bố trí đáp ứng yêu cầu về kinh phí tối thiểu bố trí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Luật Hoà giải ở cơ sở.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Công an thành phố Hà Nội “lắng nghe tiếng nói từ cơ sở”
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Tin khác
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu
Xã hội 20/11/2024 07:58
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12