Người đam mê “gỡ rối”…

(LĐTĐ) Chia sẻ trước năm mới, cũng như những hòa giải viên khác, bác Thành mong muốn, trước mỗi vụ việc, mỗi người hãy quan tâm đến cả tình và lý, mong mỗi gia đình, khối phố… luôn đoàn kết, chia sẻ để luôn giữ được mối quan hệ thân tình, êm ấm, các vụ việc cần hòa giải ít đi…
Nữ cán bộ hòa giải gần dân, sát cơ sở Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở Khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của các tổ hòa giải ở cơ sở

Người “vác tù và hàng tổng”, người “gỡ rối”… thường được dành gọi các hòa giải viên ở cơ sở. Họ là những người tham gia lặng thầm vào việc hàn gắn những rạn nứt, xóa bỏ những mâu thuẫn, vun đắp sự hòa thuận, đoàn kết trong từng gia đình, cộng đồng dân cư. Với không ít gia đình, vì những mâu thuẫn tích tụ không được hóa giải, đứng trước nguy cơ tan vỡ, nhờ sự khuyên giải của họ mà giữ lại được hạnh phúc, họ đã xem các hòa giải viên như những người mang mùa Xuân đến sớm… Hòa giải viên Nguyễn Viết Thành, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận số 11 phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng được bà con khối phố tin yêu như vậy.

Vừa qua, nhằm tôn vinh những người “gỡ rối” ở cơ sở, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc thi Hòa giải viên giỏi lần thứ 4. Các hòa giải viên trong cả nước đã so tài hòa giải khéo, hiểu biết pháp luật… với hàng trăm câu chuyện, tình huống hòa giải thành. Với video dự thi xuất sắc, đội thi của phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy được lựa chọn đại diện cho thành phố Hà Nội dự thi vòng thi khu vực miền Bắc và chung khảo toàn quốc.

Người đam mê “gỡ rối”…
Hòa giải viên Nguyễn Viết Thành (áo trắng bên trái) cùng đội dự thi của thành phố Hà Nội.

Câu chuyện hòa giải thành mà ông Thành và các hòa giải viên mang tới hội thi là tình huống hòa giải hiện rất phổ biến ở các vùng, miền tại Việt Nam. Đó là câu chuyện về phân chia nhà đất của bố mẹ để lại, nhưng không có di chúc giữa anh trai và em gái. Ban đầu, khi em gái thổ lộ muốn xin thửa đất nhỏ của bố mẹ đang được cho thuê để làm nhà ở, người anh đã đồng ý mà chưa bàn với vợ. Mâu thuẫn xảy ra khi người chị dâu tình cờ biết được sự việc, cho rằng chồng và em gái không bàn bạc với mình, nên tự ái, không đồng tình. Người anh lúc này lại thay đổi, nghe theo lời vợ…

Biết chuyện, các hòa giải viên đã tìm hiểu được biết, lâu nay mối quan hệ giữa gia đình hai anh em này vốn tình cảm, êm ấm. Thời gian trước đó, khi người chị dâu phải cấp cứu, cô em chồng đã cho máu cứu chị, em rể cũng dành thời gian chăm sóc anh vợ khi bị ốm.

Người đam mê “gỡ rối”…
Các hòa giải viên và niềm vui hòa giải thành.

Nhắc lại mối quan hệ tốt đẹp đó, các hòa giải viên cũng cho vợ chồng người anh biết, khi bố mẹ mất không để lại di chúc, tài sản sẽ được chia theo pháp luật, và theo luật thì con trai, con gái có quyền hưởng thừa kế như nhau. Nghĩa là, 2 thửa đất của bố mẹ (thửa đất lớn vợ chồng người anh đang sử dụng) sẽ được chia đôi cho hai người con. Nay, người em chỉ xin thửa đất nhỏ, nếu vợ chồng người anh vui vẻ đồng thuận thì vẫn giữ được tình anh em…

Nhờ sự khuyên giải thấu tình đạt lý đó, mâu thuẫn giữa chị dâu, em chồng được hòa giải. Tình huống này đã giúp ông Thành và đội thi của thành phố Hà Nội giành giải Nhì khu vực phía Bắc và giải Ba Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2023. Đặc biệt, cá nhân ông Nguyễn Viết Thành được trao giải Hòa giải viên là cán bộ Mặt trận cơ sở xuất sắc nhất Hội thi.

Người đam mê “gỡ rối”…
Tiểu phẩm hòa giải thành của thành phố Hà Nội

“Khi tham gia hòa giải, tôi luôn thực hiện công thức tình - lý, lý - tình, hay nói cách khác, trong giải quyết mâu thuẫn, phải phân tích sao cho trong lý có tình, trong tình có lý. Mỗi vụ việc, căn cứ vào tình hình cụ thể, cố gắng phân tích được bản chất của mâu thuẫn để tìm ra phương án giải quyết. Để hòa giải thành, cũng phải dụng được những mối quan hệ xung quanh như họ hàng, hàng xóm, những người có tầm ảnh hưởng, uy tín với các bên… để giải quyết mâu thuẫn đó.

Nói về hội thi, ông Thành cho hay: “Khi nhận được tin video của phường đạt giải Nhất ở quận Cầu Giấy, giải Nhất của thành phố Hà Nội, được Thành phố cử đi thi toàn quốc, quả thật tôi vui thì ít mà lo thì nhiều. Bởi vì mình tuổi cao, trí nhớ, sức khỏe giảm sút, trong khi vẫn phải giải quyết công việc thường xuyên với trách nhiệm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận. Tuy nhiên xác định đi thi là nhiệm vụ chính trị rồi, nên sẽ phải cố gắng hết sức. Bên cạnh đó, đội cũng nhận được sự động viên, hỗ trợ và đồng hành của các đồng chí lãnh đạo Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận và phường.

Bản thân cũng từng trải thời gian tham gia quân đội với những thử thách lớn, trải qua công tác quản lý nhiều năm (ông Thành nguyên là Giám đốc Xí nghiệp kinh doanh vật tư khoa học kỹ thuật Hà Nội) với nhiều khó khăn, thăng trầm nên cũng quen với sức ép công việc, thử thách. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu nội dung thi, chủ động nhận những phần thi theo khả năng hoặc theo phân công và cùng ôn luyện, chuẩn bị. Kết quả cuộc thi, ngoài mang lại tự hào cho bản thân còn tăng thêm sự tự tin, có thể giải quyết được nhiều việc lúc đầu cứ nghĩ là khó mà vượt qua được”.

Người đam mê “gỡ rối”…
Ông Nguyễn Viết Thành tham gia phần thi hòa giải khéo.

Ông Thành cũng cho hay, để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải, hàng năm nên có các buổi tập huấn về pháp luật, về kỹ năng hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải, cung cấp các tài liệu về hòa giải để các hòa giải viên tự nghiên cứu. Đồng thời, tổng kết, tìm ra các “hòa giải lệ” thành công (tương tự như án lệ của Tòa án) có tính chất điển hình, làm mẫu của xã hội, của địa phương thành tài liệu để báo cáo viên giảng ở các buổi tập huấn hay cung cấp cho hòa giải viên nghiên cứu học tập. Đặc biệt, ông Thành mong muốn mỗi xã, phường thành lập được một nhóm tư vấn pháp luật cộng đồng làm tư vấn pháp lý cho các tổ hòa giải cơ sở khi cần thiết, vì nhiều vụ việc, cần nghiên cứu sâu về pháp luật…

Người đam mê “gỡ rối”…
Ông Thành (áo trắng, đứng giữa) nhận chứng nhận Hòa giải viên là cán bộ Mặt trận cơ sở xuất sắc nhất

Trong cuộc sống thường ngày, do khác nhau về quan niệm, nhận thức, tình cảm, lợi ích kinh tế… nên việc nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình, giữa các cá nhân, tổ chức với nhau là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy, hoà giải ở cơ sở không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả mà còn là một phương thức an dân, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, góp phần giữ gìn kỷ cương xã hội.

Chia sẻ trước năm mới, cũng như những hòa giải viên khác, ông Thành mong muốn, trước mỗi vụ việc, mỗi người hãy quan tâm đến cả tình và lý, mong mỗi gia đình, khối phố… luôn đoàn kết, chia sẻ để luôn giữ được mối quan hệ thân tình, êm ấm, các vụ việc cần hòa giải ít đi…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xem thêm
Phiên bản di động